Bài mẫu phân tích

Mở bài

Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, sinh năm 1380 – 1442, ông sinh ra trong bối cảnh nhà Trần suy yếu và bị nhà Hồ cướp ngôi. Ông làm quan ngự sử đài chính chưởng, sau đó nhà Minh xâm lược lật đổ nhà Hồ, ông bị bắt sang Trung Quốc, phiêu dạt 10 năm tham gia khởi nghĩa Lam Sơn và làm quan lần 2 dưới thời nhà Lê. Ông không chỉ là anh hùng dân tộc được cả thế giới biết tới, ông còn là một nhà thơ lớn với những bài viết đậm sắc chính trị và giá trị nhân đạo xuyên suốt trong các tác phẩm. Trong đó, Phân tích tư tưởng nhân nghĩa bình ngô đại cáo để thấy phẩm Bình Ngô Đại Cáo thấm đẫm tư tưởng nhân nghĩa.

Phân tích tư tưởng nhân nghĩa bình ngô đại cáo

Thân bài

  • Luận điểm 1: Quan niệm về tư tưởng nhân nghĩa

Nguyễn Trãi là một nhà thơ lớn với tư tưởng lớn đi trước thời đại cộng với tấm lòng suốt đời vì nước vì dân, nên ông đã nhìn rõ những nỗi khổ của dân, hiểu được giá trị nhân đạo lúc này là gì. Trong tác phẩm bình ngô đại cáo, tư tưởng nhân đạo ở đây xuất phát từ quan niệm nho giáo: Đó là mối quan hệ người với người, dựa trên cơ sở tình thương. Con người yêu thương, nâng đỡ nhau. Trong hoàn cảnh đất nước bấy giờ tư tưởng nhân đạo chính là làm cho cuộc sống của nhân dân yên ổn, no đủ, hạnh phúc và vì dân mà dám đứng lên tiêu diệt, trừ bạo giặc ngoại xâm. Hiểu được đúng giá trị nhân đạo và đặt đúng trong hoàn cảnh thì chỉ có thể là những bậc hiền tài trong thiên hạ như Nguyễn Trãi mà thôi. Vừa có tấm lòng của một nhà thơ, vừa có khí tiết của một người anh hùng, hội hội tụ đầy đủ cả về văn lẫn võ, hiếm có được một nhân tài kiệt xuất nào xuất chúng như Nguyễn Trãi.

Tư tưởng nhân đạo của ông rất tiến bộ, đi trước thời đại và đặc biệt phù hợp với tinh thần của thời đại. Tư tưởng nhân đạo có rất nhiều cách để thể hiện, nhưng quan trọng nó phải phù hợp với hoàn cảnh mới có giá trị.

  • Luận điểm 2: Những dẫn chứng thể hiện Tư tưởng nhân đạo trong bình ngô đại cáo

Phân tích tư tưởng nhân nghĩa bình ngô đại cáo – Trong tác phẩm bình ngô đại cáo, tư tưởng nhân đạo xuyên suốt tác phẩm và là kim chỉ nam để Nguyễn Trãi sáng tác. Theo đó, tư tưởng đó thể hiện ở sự khẳng định chủ quyền độc lập của đất nước. Đất nước ta luôn bị giặc lâm le, xâm lược và chiếm nước. Ông đã nhìn thấu sự tàn bạo, khốn nạn  của kẻ thù. Một lần nữa, ông khẳng định nước Đại Việt là của dân con Đại Việt:

Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương

Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau

Song hào kiệt thời nào cũng có.

Khi đã khẳng định được tư tưởng nhân đạo: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân/ Quân điếu phạt trước lo trừ bạo, ông thêm một lần khẳng định về chủ quyền, độc lập dân tộc. Đứng trên lập trường chính nghĩa, ông khẳng định bằng một loạt bằng chứng thuyết phục đó là nên văn hiến, lịch sử của dân tộc từ thời vua Triệu, Đinh, Lý, Trần và triều đại của chúng ta đã có từ rất lâu cùng với những phong tục tập quán lâu dài, phân chia rõ ràng. Đặc biệt, ông so sánh sự phát triển của các triều đại chúng ta với triều đại trung hoa, một lần nữa khẳng đình chủ quyền dân tộc và sự sánh ngang với các triều đại trung hoa. Đây chính là khẳng định một chân lí hiển nhiên không thể chối cãi. Nước láng giềng có triều đại nào thì nước Đài Việt cũng có những triều đại ấy. Dân con Đại Việt cũng có những nền văn hóa bản sắc riêng biệt không hề bị pha lẫn. Qua từng câu thơ càng thấy niềm tự hào dân tộc của  Nguyễn Trãi, những luận điểm sắc bén khiến kẻ thù cũng phải giật mình, bẽ bàng, còn con dân Đại Việt thì hả hê, tự hào.

Phân tích tư tưởng nhân nghĩa bình ngô đại cáo – Đây cũng chính là tiền đề cơ sở của tư tương nhân nghĩa, bởi khi ta xác định được chủ quyền dân tộc ta mới có những hành động để thực thi, đường đi mới đúng đắn và đuổi kẻ thù ra khỏi đất nước. Đặc biệt, chúng ta cũng khẳng định: “Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau/ Song hào kiệt đời nào cũng có”, để kẻ thù biết rõ, thời thế sinh hào kiệt, dân Đại Việt rất nhiều người tài giỏi, không dễ gì mà xâm lược được.

Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.

Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế,

Gây thù kết oán trải mấy mươi năm.

Bại nhân nghĩa nát cả đất trời,

Nặng thuế khoá sạch không đầm núi.

Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập thuồng luồng.

Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu, nước độc

Nguyễn Trãi tiếp tục đưa ra những tội ác của giặc, tội ác trời không tha , đất không dung. Chúng là con quỷ chứ không phải con người . Chúng coi nhân dân ta chỉ là cỏ rác, hành hạ, giết chóc không ghê tay. Tội ác giết người, coi người là cỏ rác, sưu cao, thuế dầy, bóc lột sức lao động… không gì là chúng không thể. Càng đọc đến đây chúng ta, những độc giả của thế kỷ 21 càng cảm thấy rùng mình, đỏ mặt, ghê tởm và căm hận. Nhân dân ta đã có những tháng ngày kinh khủng như thế, có khác gì khủng bố, có khác gì là sống không bằng chết. Giặc đã dày xéo dân ta ngang ngược vậy thì làm sao mà dân có thể chịu được, ai có thể chịu nỗi thống khổ này ngàn ngăm, ngàn đời, ngàn kiếp!?

Vậy thì chỉ có cách vùng lên, trừ bạo cho dân mới là đường đi đúng đắn nhất. Dân đen khổ cực, trí thức hẹn hẹp không biết làm gì để cứu vớt cuộc đời mình, để cuộc đời bị dày vò trong tay kẻ thù, chúng cho sống được sống, chúng cho chết phải chết, bản thân như con kiến, con bọ chúng thích dẫm đạp sao cũng được. Cùng là kiếp người mà sao khổ và cùng cực đến vậy!? Bởi vậy, những người có trí thức, có tài như Nguyễn Trãi sao có thể không đau khi dân ta cùng chung dòng máu, màu da, cùng uống nước một nguồn lớn lên có thể ngồi im. Phải hành động thôi.

Đau lòng nhức óc, chốc đà mười mấy năm trời

Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối.

Những người anh hùng như Nguyễn Trãi đau nỗi đau của dân, nhìn thấy dân bị thiêu sống dưới ngọn lửa hung tàn, bị chôn sống dưới hầm sao có thể an lòng. Ở núi lam sơn ấy, chốn hoang vu nương mình Nguyễn trãi đau lòng nhức ốc, không buồn ăn, dù phải chịu nếm mật nằm gai cũng không nền hà. Trong trái tim chỉ có một nỗi cứu nước nhà, dù có khổ thế nào, dù hoàn cảnh khắc nghiệt thế nào cũng phải trừ bạo cho dân.

Tuy nhiên, ngay cả trong lúc chiến đấu trừ bạo thì tư tưởng nhân đạo cũng luôn được đề cao:

Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,

Lấy chí nhân để thay cường bạo.

Sau bao năm nếm mật nằm gai quân ta cũng đã ngày càng lớn mạnh, đến lúc phải ra biển lớn, báo thù và đánh đuổi giặc ngoại xâm. Toàn dân một lòng đoàn kết, đem sức mạnh thể chất tinh thần để chống lại bọn cuồng Minh. Bởi đây là cuộc chiến tranh chính nghĩa, đánh đuổi kẻ thù và trả lại sự an cho nhân dân vậy nên từ yếu ớt ta chuyển sang chủ động khiến giặc không kịp trở tay. “Trần Trí, Sơn Thọ nghe hơi mà mất vía/ Lí An, Phương Chính nín thở cầu thoát thân”. Quân ta đi đến đâu chiến thắng đến đó, uy lực và sức mạnh không gì có thể sánh nổi: “Gươm mài đá, đá núi cũng mòn/…/Đánh hai trận tan tác chim muông”.

  • Luận điểm 3: Giá trị nhân đạo

Dẫu vậy, chúng ta cũng không tàn ác như kẻ thù. Chúng ta luôn đặt vấn đề nhân đạo lên đầu nên chỉ đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại. Kẻ thù bắt đầu bộc lộ ham sống sợ chết, đe hèn, tìm cách để thoát thân. Chiến trường máu lạnh , máu chảy thành sông, thây chất đầy đường, kẻ thù khiếp vía vỡ mật,… nhưng nhìn chúng bại trận, thua thảm hại, cầu hòa quân ta lại lập tức đồng ý. Đây chính là giá trị nhân đạo cao cả mà chỉ có quân và dân ta mới làm được. Nếu họ đã tham sống sợ chết, b iết quay đầu là bờ thì ta hãy cho họ một đường sống. Đây là hành động hết sức nhân văn, nhân bản với kẻ thù. Chỉ có nhân đạo mới có thể kết thúc chiến tranh, mới có thể chinh phục lòng người. Nếu cứ chém giết nhau mãi mãi thì bao giờ chiến tranh mới kết thúc!? Quân minh tan tác chết sạch dưới quân ta, nếu quân ta tàn ác không tha một ai thì chắc chắn sẽ còn những quân Minh 1, quân Minh 2 khác sang để xâm chiếm và đòi nợ má. Nếu chúng ta hành động tàn ác như kẻ thú há phải chúng ta cũng vô nhân tính không khác gì chúng!? Vậy nên, cách làm này vừa khiến chúng thua trong tâm phục khẩu phục vừa là điều kiện cho dân ta nghỉ ngơi, dưỡng sức sau những năm gian lao chiến đấ. Đồng thời cũng là cơ hội để triều đình xây dựng lại đất nước vững mạnh. Bởi Nguyễn Trãi mới viết: “Chẳng những mưu kế kì diệu/ Cũng là chưa thấy xưa nay”.

Đây cũng chính là cách thể hiện tầm nhìn xa trông rộng để duy trì ngoại giao sau chiến tranh của dân tộc ta với Trung quốc. Nếu oán thù trả bằng oán thù thì mãi mãi không dứt. Nhưng lấy hiếu nghĩa để trả thì vừa có lợi cho ta mà có lợi cho người, lấy oán mà trả ân thì sẽ giao hảo, không còn chiến tranh.

Kết bài

Bình ngô đại cáo là bài thơ về chính trị hay cũng chính là tấm lòng của Nguyễn Trãi dành cho đất nước. Đặc biệt giá trị nhân văn cao cả trong tác phẩm chính là tiền đề để hóa giải những đau khổ, hận thù và mang lại sự bình an cho nhân dân.  Nguyễn Trãi xứng đáng là người anh hùng, nhà thơ lớn của đất nước, nếu không có những hào kiệt như ông thì có lẽ, khó có một nước Việt Nam như bây giờ. Những giá trị về tinh thần mà Nguyễn Trãi để lại vô cùng quý báu, nó giúp chúng ta hiểu hơn về những chặng đường gian khổ mà đất nước đã trải qua để thêm yêu, tự hào và sống, cống hiến hết mình cho tổ quốc.

>> Xem thêm: Bài phân tích đoạn 1 Bình ngô đại cáo xuất sắc giúp học sinh đạt điểm cao