Sống dưới chế độ phong kiến, số phận người phụ nữ luôn thấp hèn, thiệt thòi. Đây là một đề tài được nhiều tác giả chọn viết, tả thực về cuộc sống các cô gái thời bấy giờ. Số phận người con gái tài hoa bạc mệnh, họ gặp trắc trở về tình yêu, cuộc sống, và vô số điều khác. Tác giả để thể hiện hết tinh thần nhân đạo, nội dung trong từng tác phẩm văn học. Cùng phân tích Tự Tình 2 để thấu hiểu tương tự số phận người phụ nữ, cùng đi tìm bi kịch mà họ phải nhận.

Phân tích chi tiết Tự Tình 2 của Hồ Xuân Hương

Chùm thơ Tự Tình kể về người phụ nữ và số phận của họ, đây là một tác phẩm đặc sắc trong văn học Việt. Tác giả Hồ Xuân Hương như đang miêu tả về nỗi lòng của chính mình. Hình ảnh người phụ nữ một mình, càng khuya muộn họ càng nhiều tâm tư, suy nghĩ. Qua nhiều suy tư, họ thức từ đêm cho đến sáng để suy nghĩ về cuộc đời mình.

Tự Tình kể về nỗi lòng người phụ nữ trong đêm khuya
Tự Tình kể về nỗi lòng người phụ nữ trong đêm khuya

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,

Trơ cái hồng nhan với nước non.”

Âm thanh tiếng “trống canh dồn” báo hiệu thời gian đã dần khuya, mọi người đã đi vào giấc ngủ ngon. Tuy nhiên, chỉ còn tác giả nghe được tiếng trống, cô còn chưa ngủ và lòng còn lắm nặng nề. Mặt dù âm thanh tiếng trống canh dồn chỉ “văng vẳng” nhưng cô vẫn có thể nghe rõ từng tiếng. Tác giả vẫn còn “trơ cái hồng nhan”, ở đây là thanh xuân đang còn rực rỡ, cái độ tuổi đẹp nhất của đời người. Nhưng người con gái ấy lại buồn, không thể ngủ được.

“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn,”

Hai câu tiếp, tác giả diễn tả tâm trạng buồn đến tận ruột gan. Thân gái yếu đuối, nhưng cô vẫn dùng rượu để giải sầu, muốn say để quên hết tất cả, nhưng không thể nào say được. Tác giả không thể nào quên đi, càng say càng tỉnh, nỗi buồn càng gặm nhấm tâm can. Câu thơ không hề có chủ từ, hành động này đến việc làm khác diễn ra. Hình ảnh “trăng bóng xế” báo hiệu trời sắp sáng, nhưng tác giả chưa hề nhắc đến trăng tròn. Qua phân tích Tự Tình 2 ta hiểu được tác giả mong ước về hạnh phúc nhưng đang dang dở.

Dưới thời phong kiến, người con gái tài hoa luôn bạc mệnh
Dưới thời phong kiến, người con gái tài hoa luôn bạc mệnh

“Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám.

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.”

Bốn câu thơ đầu miêu tả về nỗi lòng nhân vật, thì hai câu tiếp tác giả nêu lên sự mạnh mẽ của người con gái. “Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám”, bóng trăng khuyết có thể soi tới ngọn rêu xanh. Thậm chí là rêu đâm xuyên mặt đất mà vẫn có thể sống. Tiếp theo là hình ảnh đá “đâm toạc chân mây”, đây vốn là điều không thể. Tác giả bỗng cảm nhận được thân phận người con gái còn không tự chủ bằng những vật thiên nhiên vô tri vô giác kia. Trong đêm khuya, tác giả mơ mộng về những thứ xa vời, không có thực để thoát khỏi nỗi buồn thực tế của mình. Tác giả muốn thoát khỏi những suy nghĩ thực tại, muốn đập phá tan tành khi đã dồn nén trong lòng quá lâu.

“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,

Mảnh tình san sẻ tí con con!”

Phân tích Tự Tình 2 để có được cái nhìn đúng nhất về tâm lý nhân vật. Sau khi cảm xúc dâng trào mãnh liệt, tác giả bỗng dịu lại, trở về cảm giác chán nản. Cô chấp nhận, cảm giác bất lực không thể tự mình thay đổi bất cứ điều gì, đành cam chịu chấp nhận số phận. “Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại”, câu thơ lặp từ thể hiện sự chán chường rõ rệt. Xuân ở đây là tuổi xuân của cô gái, mỗi ngày một trôi qua nhanh chóng, cô sợ sẽ đi mất. Nếu thanh xuân cô cứ trôi qua vô nghĩa, chán chường thì kết quả đời cô sẽ ra sao, bao nhiêu biến cố về tình yêu nữa?

Dưới chế độ phong kiến, một chồng nhưng nhiều vợ, tình yêu của cô với chồng phải chia sẻ với nhiều phụ nữ khác. Mảnh tình vốn đã ít, nay lại còn “san sẻ” thì chung quy lại chỉ còn “tí con con”. Đây là một lời than thở nhẹ nhàng nhưng sâu sắc, trách vệ số phận vợ lẽ, hạnh phúc mong manh của nhân vật.

Bài thơ Tự Tình 2 là lời trăn trối cho số phận người phụ nữ, họ làm vợ lẽ trong một gia đình. Nhân vật có cái nhìn bi quan về cuộc sống, tương lai, và phận kiếp đời mình. Tác giả sử dụng những hình ảnh quen thuộc, rất riêng của Việt Nam, rêu, núi, trăng, trống canh đồn. Bài thơ ấn tượng người đọc bởi câu từ thu hút, nghệ thuật đặc tả.

Phân Tích Tự Tình 2 Của Tác Giả Hồ Xuân Hương
Phân Tích Tự Tình 2 Của Tác Giả Hồ Xuân Hương

Kết bài

Phân tích Tự Tình 2 để đồng cảm cùng nỗi buồn mà nhân vật đã trải lòng qua từng câu thơ. Sự cô đơn của nhân vật bao trùm cả một không gian, đặc biệt là thời điểm đêm muộn, con người lại càng ưu tư. Qua tác phẩm ta thấy khát vọng hạnh phúc của tác giả, mơ về một gia đình hạnh phúc.

Bạn đọc thấy bài phân tích hay thì đừng quên ấn nút chia sẻ để chúng tôi có động lực cập nhật  nhiều bài hay hơn. Phantich.com.vn là nơi chia sẻ những kiến thức phân tích về văn học, thơ giúp học sinh có thêm nhiều ý tưởng cho bài phân tích của mình.