Trong kho tàng cổ tích Việt Nam, có rất nhiều tác phẩm đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc. Trong đó có câu truyện Sọ dừa. Để hiểu hơn những giá trị tốt đẹp và ý nghĩa của tác phẩm cũng như những nhân vật trong truyện, các bạn hãy cùng phân tích truyện cổ tích Sọ dừa nhé!. Đảm bảo các bạn sẽ thêm yêu những trang cổ tích dan gian đậm chất Việt Nam.

Phần mở bài chi tiết

Trước khi đi vào phân tích truyện cổ tích Sọ dừa, các bạn cần giới thiệu qua khái niệm thể loại cổ tích trong văn học Việt Nam.

Theo các nhà nghiên cứu văn học, thì truyện cổ tích là một loại hình tự sự dân gian. Thể loại này chủ yếu sử dụng những yếu tố nghệ thuật ảo diệu, kỳ lạ để thể hiện và miêu tả hiện thực của đời sống con người. Qua đó, bày tỏ những quan niệm về đạo đức cũng như công bằng xã hội đồng thời nói về những mong ước của con người về một cuộc sống tốt đẹp hơn, giàu tình yêu thương hơn. Theo các nhà nghiên cứu, người đọc có thể dễ dàng nhận ra đặc trưng của thể loại cổ tích đó là xây dựng một thế giới kỳ ảo và hư cấu. Thường truyện cổ tích nào cũng có cố truyện hoàn chỉnh và kết thúc hoàn tất, không dở dang. Đặc biệt, truyện cổ tích thường kết thúc có hậu với những bài học mang tính giáo huấn về cách ứng xử, về đạo làm người, về lẽ phải và về sự thưởng phạt công bằng.

phan tich truyen co tich so dua

Với tác phẩm Sọ dừa, ngay từ cái tên người đọc đã cảm nhận được một câu chuyện khác lạ. Để rồi khi đi sâu vào tác phẩm, càng thấy câu chuyện ấy li kỳ nhưng cũng rất gần gũi với đời sống dân gian. Sọ dừa kể về một chàng trai sinh ra không như bình thường. Thấy con không chân, không tay nhưng lại biết nói và tròn như quả dừa nên bà mẹ đặt tên cho là Sọ dừa. Lớn lên Sọ dừa đi chăn trâu cho phú ông. Nhà phú ông có ba cô con gái. Hai cô đầu luôn khinh miệt Sọ dừa. Còn cô ba hiền lành luôn đối tốt với Sọ dừa. Sau khi phát hiện ra vẻ đẹp tâm hồn của cô em, Sọ dừa đòi mẹ sang nhà phú ông hỏi cưới. Phú ông thách cưới và đến hôm đó, Sọ dừa biến thành một chàng trai khôi ngô tuấn tú. Nhờ chăm chỉ đèn sách, Sọ dừa còn đỗ trạng nguyên. Nhân lúc Sọ dừa đi vắng, hai cô chị độc ác đã đẩy cô em xuống biển. Nhưng nhờ may có hai quả trứng của Sọ dừa để lại phòng tai họa trước khi đi công tác nên cô em thoát chết. Cuôi cùng, hai vợ chồng đoàn tụ. Hai cô chị xấu hổ bỏ nhà đi biệt tích.

Phần thân bài chi tiết phân tích truyện cổ tích Sọ dừa

Luận điểm 1: nhân vật Sọ dừa

Ngay từ mở đầu câu chuyện, Sọ dừa đã dân gian giới thiệu sinh ra một cách hiếm hoi và kỳ lạ. Sọ dừa không phải do hai vợ chồng trẻ sinh ra mà là hai vợ chồng già. Đã thế, lại còn do bà vợ tự dưng uống nước trong một quả dừa rồi có mang. Qua đây, có thể thấy, Sọ dừa được sinh ra rất kỳ lạ. Không dừng lại đó, cậu sinh ra không tay, không chân, chỉ như cái sọ dừa tròn lông lốc. Nhưng vì được ông bà thương nên giữ lại nuôi nấng. Nhưng điều thú vị là, Sọ dừa là một cậu bé rất biết nghĩ. Biết ơn bố mẹ nên Sọ dừa rất chăm chỉ làm việc. Khi lớn lên một tẹo, cậu xin mẹ cho đi chăn bò cho nhà phú ông. “Chẳng ngờ cậu chăn bò rất giỏi. Ngày ngày, cậu lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về nhà. Cả đàn bò, con nào con nấy cứ no căng. Phú ông lấy làm mừng lắm!”. Từ đây có thể thấy, dân gian xây dựng nhân vật Sọ dừa và gửi gắm thông điệp, dù vẻ ngoài xấu xí nhưng tận sâu bên trong con người vẫn có những nét đẹp của tâm hồn. Sọ dừa không chỉ là một người con hiếu thảo mà còn là một người làm công có trách nhiệm và giỏi giang.

phan tich truyen co tich so dua

Đặc biệt, Sọ dừa còn có tài thổi sáo và kỳ thực, cậu là một chàng trai khôi ngô tuấn tú có phép thần thông biến hóa. Chàng cảm nhận được sự kiêu kỳ, khinh miệt của hai cô chị nên không bao giờ thổi sáo hay hóa thân khi hai cô chị mang cơm tới. Nhưng với cô em út thì khác, dù là tình cờ hay cô ý thì chàng vẫn đủ thông minh để nhận ra sự tử tế của cô em út đối với mình trong những lần mang cơm tới. Vì thế, cuối cùng, Sọ dừa đã đòi mẹ tới nhà phú ông xin cưới cô em út.

Khi bị phú ông thách cưới với những sính lễ khó tìm, Sọ dừa không tỏ ra sợ sệt rồi bỏ cuộc, mà chàng liền đồng ý.. Để rồi đến hôm cưới, sính lễ đầy nhà phú ông. Và thay vì một vị hôn phu lăn lốc thì lại là một chàng trai tuấn tú. Sọ dừa đã tìm thấy được người phụ nữ đich thực của đời mình nên chàng cũng quyết định rời bỏ cái vỏ bọc Sọ dừa để sống một cuộc đời bình thường bên người vợ xinh đẹp, hiền thảo. Không chỉ có vậy, sau khi cưới nhau, vợ chồng Sọ dừa sống rất hạnh phúc. Sọ dừa thông mình, chăm chỉ đèn sách và còn đỗ trạng nguyên. Đặc biệt, trước khi đi sứ, chàng còn dặn dò vợ và để lại hai quả trứng phòng thân. Đến đây, độc giả có thể nhận thấy, ở Sọ dừa hội tụ mọi đức tính tốt đẹp của con người, đồng thời vừa là một người biết nhìn xa trông rộng. Đó cũng chính là ước mong của dân gian về một hình tượng con người có nhiều khả năng đặc biệt như vậy.

Luận điểm 2: nhân vật hai chị và cô em út

Phân tích truyện cổ tích Sọ dừa, không thể không nhắc đến tuyến nhân vật phụ nhưng có ảnh hưởng lớn trong tác phẩm như hai cô chị và người em út.

phan tich truyen co tich so dua

Nếu như hai cô chị được miêu tả là những con người hội tụ tất cả những vẻ ngoài lẫn tính cách xấu xa thì cô em lại được dân gian ưu ái ban cho vẻ đẹp dịu dàng và hiền lành. Đó cũng là lối xây dựng nhân vật thường thấy trong các câu truyện cổ tích Việt Nam. Vì những cô chị xấu xa, luôn ghen ăn tức ở với người khác, làm điều độc ác nên đã phải nhận một cái kết đắng. Nhưng câu truyện kết thúc hay ở chỗ, thay vì hai cô chị bị người khác trừng phạt thì chính hai cô chị đã tự cảm thấy xấu hổ mà bỏ đi biệt xứ. Đấy cũng là một cách kết mà khiến cho ai cũng cảm thấy hài lòng. Còn cô em, là người hiền lành nết na nên dù bị hai chị hãm hại nhưng may mắn không bị làm sao và trở về an toàn. Cô cũng là một người thông minh khi biết dùng sức mình để vượt qua kiếp nạn. Cô út bị cá kình nuốt chửng, nhưng may có con dao mà thoát chết. Cô dạt vào một hòn đảo, lấy dao khoét bụng cá chui ra, đánh đá lấy lửa nướng thịt cá ăn. Sống được ít ngày trên đảo, hai quả trứng gà cũng kịp nở thành một đôi gà đẹp để làm bạn cùng cô út”.

Nhờ thế mà sau khi đoàn tụ, cô út đã được hưởng cuộc sống hạnh phúc vẹn tròn bên người chồng giỏi giang.

Luận điểm 3: những yếu tố kỳ ảo

Như đã nói ở trên, truyện cổ tích là thể loại đặc trưng bởi những nét nghệ thuật sự dụng yếu tố hư cấu kỳ ảo. Ngay từ tên truyện, đã khiến người đọc phải tò mò tìm hiểu xem câu chuyện về quả dừa hay là về cái gì. Sau đó, trong truyện là hàng loạt các yếu tố ly kỳ như những phép thần thông biến hóa của Tôn Ngộ Không vậy. Từ việc phụ nữ già chỉ vì uống nước trong quả dừa mà mang thai cho đến việc, Sọ dừa trở thành chàng trai tuấn tú khôi ngô… tất cả đều mang tới cho câu chuyện một màu sắc ly kỳ hấp dẫn và khó đoán trước. Nhờ những yếu tố kỳ ảo đó mà câu chuyện được diễn ra đúng như ý muốn người dân gian. Và đó cũng là mong ước của nhân dân trước hiên thực cuộc sống. Ngoài đời thực con người không được như thế, nên dân gian gửi gắm vào những trang cổ tích để thỏa trí tưởng tượng cùng những ước mong. Họ mong sao, những con người có số phận bất hạnh sẽ được hạnh phúc. Những gia đình nghèo hiếm muộn dù thế nào rồi cũng có được những đứa con. Nhờ những yếu tố kỳ ảo mà con người trong truyện trở nên thật phi thường và vượt qua mọi giới hạn, có thể chiến thắng được cá kình. Nhờ có yếu tố kỳ ảo mà cái thiện có thể chiến thắng được mọi cái ác.

Luận điểm 4: những bài học đạo đức sâu sắc

Phân tích truyện cổ tích Sọ dừa trong chương trình Ngữ văn lớp 6, các độc giả sẽ nhận ra những bài học đạo đức sâu sắc. Đó là những con người ăn ở hiền lành đức độ thì sẽ luôn nhận được cuộc sống viên mãn hạnh phúc. Ngược lại, những ai ăn ở nham hiểm, độc ác thì sẽ phải nhận lấy hậu quả cay đắng “ác giả ác báo”. Cô em út là điển hình cho tấm gương “ở hiền gặp lành” còn hai cô chị chính là “ác giả ác báo”.

Bên cạnh đó, truyện còn mang tới bài học làm người rằng đừng bao giờ nhìn vẻ ngoài mà bắt hình dong, đánh giá nhân phẩm bên trong. Như Sọ dừa, nếu chỉ nhìn bề ngoài thì trông thật gớm ghiếc và ghê tởm. Nhưng thật sự bên trong lại là một người con hiếu thảo, một người chồng hết mức yêu thương vợ, một trạng nguyên giỏi giang, vì nước vì dân.

phan tich truyen co tich so dua

Bài học tiếp nữa đó là làm người phải biết nhìn xa trông rộng, luôn biết cách phòng bị để kịp thời xử lý những tình huống xảy ra ngoài ý muốn. Nếu không nhờ cách nhìn xa trông rộng, đoán trước được sự thâm độc của hai cô chị thì làm sao Sọ dừa có thể bảo vệ được vợ mình và giữ gìn được hạnh phúc gia đình.

Quả thực, chỉ là một truyện ngắn thôi nhưng chất chứa bao bài học đáng quý mà dân gian gửi gắm đến độc giả.

Kết bài

Việc phân tích truyện cổ tích Sọ dừa đã mang tới cho các bạn học sinh lớp 6 sự thấu hiểu hơn về một tác phẩm văn học thú vị. Nhưng hơn hết, các bạn cảm nhận được những bài học đạo đức giá trị, nhân văn ẩn sau câu chuyện ấy.