Phân tích chi tiết Vợ Nhặt

Nạn đói khủng khiếp năm 1945 trở thành đề tài cho nhiều nhà văn Việt Nam khai thác. Trong đó phải kể đến tác phẩm nổi tiếng “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân. Truyện ngắn này là bức tranh phản ánh một cách sâu sắc về cuộc sống bức bối, ngột ngạt, đẫy rẫy chết chóc của nhân dân ta. Nạn đói ấy đã làm thiệt hại hơn hai triệu người từ miền Bắc tới miền Trung. Nó trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng của hết thảy những ai sinh và lớn lên trong thời kỳ ấy. Khi đi vào phân tích tình huống truyện Vợ nhặt, ta sẽ càng thấy rõ hơn hoàn cảnh đáng sợ của xã hội lúc bấy giờ.

Phân tích tình huống truyện vợ nhặt

Nhà văn Kim Lân lúc đầu đặt tên tác phẩm là Xóm ngụ cư, nhưng sau đó do bị thất lạc bản thảo, nên vào năm 1954, ông viết lại và giới thiệu tới công chúng tác với tên là Vợ nhặt. Một cái tiêu đề quá hợp lý đến nỗi không thể có từ gì thay thế. Bởi vậy, dù đã bao nhiêu năm trôi qua, nhưng Vợ nhặt vẫn luôn ghi dấu trong lòng độc giả, trở thành tác phẩm giảng dạy trong bậc học giáo dục phổ thông.

Nhà văn Kim Lân tuy viết không nhiều, nhưng những tác phẩm của ông luôn vang dội, có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới người đọc. Với Vợ nhặt, tác phẩm đã cuốn hút độc giả ngay từ tình huống truyện độc đáo. Không phải vào lúc giàu có, làm ra của ăn của để, mà chính lúc chết cận kề, sự sống bấp bênh, nhân vật chính của truyện là Tràng lại đi lấy vợ. Thật éo le và oái oăm! Nhưng chính tình huống đó lại chứa đựng những giá trị nhân văn vô cùng sâu sắc. Và khi phân tích tình huống truyện Vợ nhặt một cách kỹ càng, tỉ mỉ, dưới nhiều góc độ, các bạn mới thấu hiểu được những nét đẹp trong tác phẩm kinh điển này.

  • Luận cứ 1: Tìm hiểu khái niệm tình huống truyện

Theo khái niệm văn học nói chung, tình huống truyện chính là hoàn cảnh tạo nên sự khác biệt của tác phẩm. Từ tình huống này sẽ dẫn dắt đến những vấn đề liên quan khác như diễn biến tâm trang nhân vật, diễn biến câu chuyện. Trong văn học Việt Nam, có một số tác giả đã sáng tạo ra những tình huống truyện có 1-0-2 như Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân… Do dó, phân tích tình huống truyện Vợ nhặt ta sẽ thấy được vai trò quan trọng của nó trong trong câu truyện. Đó là hạt nhân, là sợi dây xuyên suốt làm nên tinh thần của mỗi tác phẩm, bộc lộ rõ nét những ý đồ, tư tưởng của tác giả. 

  • Luận cứ 2: Phân tích chi tiết tình huống nhặt vợ. 

Tình huống truyện ở đây lấy bối cảnh diễn ra vào năm 1945. Đó là năm mà nạ đói khủng khiếp nhất trong lịch sử Việt Nam xảy ra. Giặc đói đã cướp đi mạng sống của hơn hai triệu đồng bào. Từ Bắc tới miền Trung, đâu đâu cũng đầy thây người rải rác trên đường. Nhà văn Kim Lân đã miêu tả cảnh tượng đó thật sầu thảm: “Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào. Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Người chết như ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường. Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người”. 

Ấy vậy đúng cái lúc rối ren đó, đúc cái lúc sống hôm nay chưa biết ngày mai thế nào thì “Giữa cái cảnh tối sầm lại vì đói khát ấy, một buổi chiều người trong xóm bỗng thấy Tràng về với một người đàn bà nữa. Mặt hắn có một vẻ gì phởn phơ khác thường. Hắn tủm tỉm cười nụ một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh”. Nhân vật Tràng vốn là anh chàng ngụ cư. Tràng ta vừa xấu trai, lắm tật xấu lại nghèo đến hết chỗ để nghèo. Thế nhưng, Tràng lại lấy được vợ mà không tốn một quà cáp gì. Tràng nhặt được vợ kiểu theo ngẫu hứng và thật dễ dàng. Chỉ qua mấy câu hát vẫn vơ, chỉ qua chầu bánh đúc, thị kia đã bẽn lẽn theo về làm vợ. Thật là một tình huống vừa buồn cười vừa đáng thương.  

  • Luận cứ 3: tình huống truyện làm sợi chỉ phát triển các nội dung tiếp theo.

Phân tích tình huống truyện Vợ nhặt, ta dễ dàng nhận ra, tình huống này đầu tiên đã đưa đến sự bất ngờ, ngạc nhiên của cả xóm ngụ cư, của cụ Tứ mẹ Tràng và cả chính Tràng. “Nhìn theo bóng Tràng và bóng người đàn bà lủi thủi đi về bến, người trong xóm lạ lắm. Họ đứng cả trong ngưỡng cửa nhìn ra bàn tán. Hình như họ cũng hiểu được đôi phần. Những khuôn mặt hốc hác u tối của họ bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên. Có cái gì lạ lùng và tươi mát thổi vào cuộc sống đói khát, tăm tối ấy của họ”.  Nhưng bênh cạnh sự ngạc nhiên, những người dân ngụ cư bỗng thấy vui vui. Hình ảnh một sự nên duyên vợ chồng, dù không ồn ào náo nhiệt vẫn khiến tâm hồn họ rạo rực. Còn với Tràng, mặc dù đã dẫn vợ về nhà, đã qua đêm tân hôn nhưng Tràng vẫn chưa tin vào sự thật. Sáng hôm sau ngày thị về làm vợ, Tràng tỉnh dậy “nhìn thị ngồi ngay giữa nhà, đến bây giờ hắn vẫn còn ngờ ngợ như không phải thế. Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư?”.

Tình huống nhặt vợ của Tràng diễn ra, khiến mọi người không biết là nên vui hay buôn. Đặc biệt là bà cụ Tứ. Khi bà biết trong nhà không có già để ăn trong hiện tại chứ nói gì cho tương lai. Đấy là sau này vợ chồng Tràng còn sinh con đẻ cái. Là người mẹ, bà rất vui vì đã thỏa ước nguyện con lấy vợ. Nhưng bà cũng xót cho hạnh phúc mong manh trước sự sống cái chết của cả nhà. Và chính Tràng, sau khi nghĩ lại cái hành động liều lĩnh của mình cũng vừa vui vừa “chợn”. Bởi Tràng hiểu, cuộc sống hiện tại “đến cái thân mình cũng có biết nuôi nổi không, lại còn đèo bòng”. Quả thực, nếu không có cái tình huống oái oăm ấy xảy ra thì chắc gì những nhân vật trong truyện mới để lại dấu ấn sâu sắc với độc giả đến vậy. 

  • Luận cứ 4: Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo 

Các bạn khi phân tích tình huống truyện Vợ nhặt, sẽ thấy rõ bức tranh thê thảm của con người và cả xã hội trong nạn đói ấy. Nạn đói ấy đã dồn đuổi con người phải chạy trốn quê hương, phải tha hương cầu thực. Cái đói ấy nó bóp méo cả nhân cách con người. Như cách nhân vật thị mặt dày chỉ vì đói quá mà để người ta nhặt về làm vợ. Đồng thời, tình huống đó cũng tố cáo và lên án mạnh mẽ, tội ác của bọn thực dân Pháp, phát xít Nhật. Chính những thế lực này đã gây ra nạn đói khủng khiếp. Đó chính là ý nghĩa giá trị hiện thực mà nhà văn Kim Lân đã dày công xây dựng.

Bên cạnh giá trị hiện thực, tác giả cũng không quên gửi tới thông điệp về giá trị nhân đạo. Đó là tình người cao đẹp được lột tả qua những cách các nhân vật đối xử với nhau. Đầu tiên là thể hiện ở Tràng. Dù chỉ là người vợ nhặt, nhưng Tràng rất trân trọng. Trang nói chuyện nghiêm túc với mẹ khi giới thiệu thị. Tràng thấu hiểu bộn phận làm chồng là chăm choc ho vợ con. Tràng muốn thị cảm nhận được niềm vui nho nhỏ như trong ngày cưới nên dẫn thị đi mua đồ…  Tràng rất trân trọng người “vợ nhặt” của mình. Đến nhân vật thị, dù liều lĩnh lấy chồng vì quá đói nhưng thị vẫn sẵn sàng chấp nhận. Khi về nhà Tràng, dù không như mong đợi nhưng thị vẫn bỏ qua và cố gắng làm tròn bổ phận. Thị không như kẻ ăn xin mà thị đã là vợ thực sự. Rồi cả tình yêu của bà cụ Tứ. Dù trong lòng còn lắm mối tơ vò, lo lắng nhưng mà vẫn cố gắng tạo ra không khí vui vẻ cho đôi vợ chồng son. Bà dặn dò con dâu, tôn trọng người phụ nữa mới trong nhà… Tất cả những điều đó đã cho người đọc thấy tính nhân đạo của tác phẩm, sự đức độ trong tâm hồn của mỗi nhân vật.

Bên cạnh nhân phẩm, con người qua tác phẩm còn luôn có lòng tin và niềm hy vọng.  Tràng lấy vợ không chỉ vì thèm muốn mà là để duy trì sự sống, là để thay đổi cuộc đời. Còn cụ Tứ cứ luôn miệng nói về tương lai, ngày mai. Không phải bà nói cho vui mà cốt để tạo niềm tin, gieo hy vọng về một cuộc sống tốt đẹp cho cả các con. Chính bởi thế, cuối tác phẩm, nhà văn mới cho xuất hiện hình ảnh lá cờ đỏ và đoàn người đi phá kho thóc của Nhật. 

Kết bài

Mỗi bài văn sẽ có cách diễn đạt không giống nhau những mỗi bài phân tích tình huống truyện Vợ nhặt đều sẽ gồm có những ý trên. Đồng thời, các bạn cần chú ý khẳng định tài năng của tác giả qua việc sáng tạo nên tình huống truyện hấp dẫn, đặc biệt. Quả thực, chỉ ai có tâm hồn nhạy cảm, có những chiêm nghiệm về cuộc  đời sâu sắc mới xây dựng được một tình huống độc đáo như vậy. Nhờ đó mà người đọc mới càng thấu hiểu được giá trị hiện thực và nhân đạo mà nhà văn muốn gửi gắm. 

>> Có thể bạn quan tâm: Phân tích tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân – ngữ văn 12