Mở bài

Giới thiệu tác giả, tác phẩm

Trước khi đi vào phân tích tâm trạng chí phèo, việc nắm bắt hoàn cảnh ra đời của tác phẩm sẽ giúp bài văn phân tích thêm sâu sắc.

Nhà văn Nam Cao sinh năm 1917, tên thật là Trần Hữu Tri, quê ở tỉnh Hà Nam. Ông là một trong cây viết nổi bật của nền văn học hiện thực với tưởng nhân đạo sâu sắc cùng sáng tạo nghệ thuật độc đáo. “Chí Phèo” là tác phẩm được đánh giá là kết tinh của tài năng nghệ thuật và cái nhìn hiện thực nhân đạo của Nam Cao. Điểm nhấn của tác phẩm là đã lột tả được diễn biến tâm trạng nhân vật mà khi phân tích tâm trạng chí phèo ta sẽ thấy rõ điều đó.

phan-tich-tam-trang-chi-pheo2

Thân bài

Phân tích tâm trạng chí phèo theo luận điểm

Luận điểm 1: Chí Phèo trước khi gặp Thị Nở

Hình tượng Chí Phèo được xây dựng là nhân vật điển hình cho giai cấp nông dân Việt Nam bị bần cùng hóa và rơi vào tha hóa, thời kỳ trước cách mạng tháng Tám. Dưới ngòi bút tài hoa, sự sáng tạo nghệ thuật và cái nhìn độc đáo, Nam Cao đã vẽ nên bức chân dung Chí Phèo đa diện, có những chuyển biến tâm lý bất ngờ. Phân tích tâm trạng chí phèo trước khi gặp Thị Nỡ ta thấy Chí hiện lên là một kẻ cù bất cù bơ, bị cả làng ghét bỏ.

Trước khi bị Bá Kiến đẩy vào tù vì ghen tuông vu vơ, Chí Phèo là một chàng thanh niên hiền lành và lương thiện của làng Vũ Đại. Nhưng rồi, hai thế lực đang kìm kẹp người nông dân lúc này, là xã hội phong kiến cũ mà đại diện là Bá Kiến và chế độ thực dân đã biến Chí Phéo thành “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”.

Phân tích tâm trạng chí phèo phần đầu tác phẩm ta thấy, về gia cảnh, Chí Phèo là một đứa trẻ mồ côn khốn khổ, bị bỏ rơi ở cái lò gạch cũ. Chí Phèo được dân làng nuôi và năm hai mươi tuổi thì làm thuê cho nhà Bá Kiến. Chí luôn ôm một giấc mơ giản dị của người nông dân, là cưới vợ sinh con, chồng cày thuê cuốc mướn, vợ dệt vải. Rồi Chí cùng vợ nuôi lợn làm vốn làm liếng, nếu khá giả lên thì mua vào sào ruộng. Rõ ràng, đây chỉ là một ước muốn giản đơn nhất của con người, và nếu ở một xã hội bình thường, cuộc sống này chẳng có gì khó thực hiện. Nhưng rồi cuộc đời bi kịch của Chí Phèo bắt đầu khi bị bá Kiến ghen tuông vu vơ về Chí Phèo và bà Ba.

phan-tich-tam-trang-chi-pheo1

Chí Phèo phải ở tù 8 năm và trong 8 năm ấy, nhà tù thực dân đã biến một thanh niên nông dân hiền lành, chất phác trở thành kẻ đâm thuê chém mướn, trở thành con quỷ dữ ai cũng e dè. Phân tích tâm trạng chí phèo qua tác phẩm ta thấy, y đã bị cái xã hội nửa thực dân nửa phong kiến cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính. Về hình dạng của Chí, Nam Cao đặc tả: “Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen và rất cơng cơng, hai mắt gờm gờm…”. Còn về tính cách, lúc này Chí có thể làm mọi việc của “một thằng đầu bò chính cống”, mà như nhà văn liệt kê: Kêu làng, rạch mặt ăn vạ, đập phá, đâm chém…

Luận điểm 2: Phân tích tâm trạng chí phèo sau khi gặp Thị Nở

Vào cái lúc Chí Phèo đang ngụp lặn, ngạt thở dưới hố sâu của tội ác, tuyệt vọng thì Thị Nở xuất hiện như một “thiên sứ” của cuộc đời Chí.

Sau cái đêm Chí gặp Thị Nở bên bờ sông và giữa hai người trải qua cuộc ân ái, hắn tỉnh dậy và thấy lòng bâng khuâng. Trước kia say triền miên, Chí không bao giờ nhận thức được cảm giác của mình. Nhưng lúc này hắn thấy “miệng đắng” và “lòng mơ hồ buồn”. Và dường như đây là lần đầu tiên hăn sợ rượu, “như người ốm sợ cơm”.

Phân tích tâm trạng chí phèo ta còn thấy những chuyển biến tâm trạng bất ngờ khác. Đó là hắn nghe thấy được nhưng âm thanh cuộc sống, nào tiếng chim hót, nào tiếng thuyền chài đuổi cá, nào tiếng rì rầm của mấy bà đi chợ. Dù những âm thanh này vẫn diễn ra thường nhật, nhưng nay Chí mới nghe thấy. Vì vậy, nó có ý nghĩa như tiếng chuông thức tỉnh, tiếng gọi tha thiết hay cái lay mình để Chí nhận ra mình đang ước muốn, khao khát điều gì. Mọi tiếng động, âm thanh hay cảm giác của Chí Phèo sau cái đêm gặp Thị Nở, có thể nói là cơn mưa rào đang tưới mát, đang làm dịu dàng lại tâm hồn của một tên quỷ dữ. Nó khiến Chí Phèo nhớ về ước mơ một thời tuổi trẻ của mình.

Nhưng cũng chính âm thanh Chí nghe được đã lay tỉnh khiến hắn nhìn thẳng vào thực tại. Thực tại mà ở đó hắn đã già, đã qua bên kia con dốc cuộc đời, nhưng hắn vẫn hoàn toàn cô độc. Phân tích tâm trạng chí phèo ta nhận ra, tâm trạng của Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở diễn biến càng phức tạp và nhiều bất ngờ. Nhìn vào thực tại, rồi hắn nghĩ đến tương lai. Nhưng tương lai thật mơ hồ, bởi hắn nhận ra đó là một tương lai “đói rét, ốm đau và cô độc”. Và lúc này, những chuyển biến tâm trạng, Chí Phèo dường như đã không còn là con quỷ dữ, mà đã trở lại năng lực làm người.

Diễn biến tâm lý của Chí Phèo thay đổi mạnh mẽ hơn nữa sau khi hắn nhận được bát cháo hành giải rượu từ Thị Nở. Khi thấy bát cháo hành, Chí Phèo hết ngạc nhiên rồi lại thấy “mắt mình như ươn ướt”. Hắn cảm động vì lần đầu tiên trong đời, khi đã đi quá nửa cuộc đời, hắn được một người đàn bà quan tâm, chăm sóc. Phân tích tâm trạng chí phèo ta thấy còn thấy hắn xúc động là vì đây là “cái cho” đầu tiên của cuộc đời dành cho mình. Bởi xưa nay, để có cái ăn, hắn không phải rạch mặt ăn vạ. Lúc này đây, khi nhận được một “ân tình” của cuộc đời, hắn thấy chạnh lòng bởi cuộc đời bi kịch của mình.

phan-tich-tam-trang-chi-pheo

Với Chí Phèo, bát cháo hành Thị Nở mang cho là cái ấm áp của tình người, tình thương, mà khốn khổ và tội nghiệp thay bây giờ hắn mới nhận ra. Bát cháo hành đơn giản nhưng nó thấy rất ngon, nhưng hắn cũng tự hỏi mình “sao bây giờ mới được ăn” và ngay lập tức hắn biết vì “có ai nấu cho mà ăn đâu”. Phân tích tâm trạng chí phèo ta thấy Chí hiện ra là một kẻ cộc độc đến tuyệt đối, không người thân, không tình thương, không sự săn sóc.

Ta hiểu rằng, bát cháo hành của Thị Nở đối với Chí Phèo thực sự là liều thuộc giải độc và cũng là biểu tượng của tình người, tình yêu thương. Không những thế, hương vị của bát cháo hành cũng là hương vị của tình yêu lần đầu Chí Phèo được nhận. Nhưng quan trọng hơn, không phải là nước cháo hay lá hành mà chính sự quan tâm chăm sóc ân cần của Thị Nở cùng hương vị của bát cháo, mới giữ vai trò xoa dịu trái tim quỷ dữ bên trong Chí Phèo, làm thức dậy bản năng lương thiện, tính người ở sâu thẳm con người Chí. Và Phân tích tâm trạng chí phèo ta thấy, trái tim đầy thương tổn, đầy vết xước, đầy cô đơn tuyệt vọng của Chí lúc này được Thị Nở hay nói đúng hơn là tình yêu thương của Thị Nở vá lại, vỗ về.

Số phận là ở chỗ, lúc trước vì say nên khi ngã vào Thị Nở, Chí không nhìn ra cái xấu ma chê quỷ hờn, cái dở hơi của Thị, nhưng rồi lúc Chí tỉnh lại Chí chấp nhận cái xấu xí ấy và còn mang lòng yêu. Còn gì có thể khiến người bỏ qua tất cả, khiến con người ta nhìn thấy xấu cũng thành đẹp, ngoài tình yêu. Tình yêu ấy đến với Chí cũng như một cơn say, dù thị bị hắt hủi vì xấu đến đâu thì với hắn, hắn thấy thị có duyên lắm. Chính vì say Thị Nở thật lòng như vậy mà Chí Phèo cảm nhận được hương vị của cuộc sống quanh mình. Qua những chi tiết trên ta thấy, rõ ràng tính thiện của Chí đã trở lại, thể hiện qua hắn nhìn nhận Thị Nở.

Trong khoảng thời gian bên nhau, Chí Phèo có lúc hồn nhiên và “thấy lòng mình thành trẻ con” và còn “muốn làm nũng với Thị”. Rồi hắn lại ước trở lại, ước mơ về một gia đình nhỏ của riêng mình. Hắn còn nghĩ  “Giá cứ như thế này mãi thì thích nhỉ” và còn nói với Thị Nở “Hay là mình sang ở với tớ một nhà cho vui”. Trước những chuyển biến tâm lý này của Chí, ta một lần nữa lại khẳng định sức mạnh của tình yêu đối với việc cứu rỗi trái tim con người. Đồng thời ta cũng thấy được cái nhìn nhân đạo của nhà văn hiện thực Nam Cao.

Nhưng phân tích tâm trạng chí phèo ta thấy, cái đỉnh điểm của tâm lý nhân vật là ở chỗ, sau khi ước mơ về gia đình, Chí them lương thiện và muốn làm hòa với mọi người. Hắn khát khao thoát khỏi hình hài lẫn tâm tính của một con quỷ, hắn không muốn là một kẻ rạch mặt ăn vạ nữa. Và những ngày bên Thị Nở, Chí Phèo đã thực sự trở lại làm “con người”, đúng nghĩa.

Ngỡ rằng Thị Nở sẽ mãi là “thiên sứ” của cuộc đời Chí. Nhưng rồi định kiến của bà cô Thị hay của chính cái xã hội cũ đã chặt đứt chiếc cầu đưa Chí trở về với con người lương thiện, bởi Thị bị bà cô mắng nhiếc và nhất quyết đoạn tuyệt với Chí. Và Chí Phèo thực sự rơi vào bi kịch một lần nữa, một bi kịch đau đớn hơn hết thảy. Đó là bị cự tuyệt quyền làm một con người lương thiện, hiền lành. Thị Nở xuất hiện trong đời Chí tưởng là ngọn lửa mãnh liệt của hi vọng, nhưng thực ra chỉ là một đốm lửa vừa nhen cháy đã vụt tắt. Hình ảnh Chí “ngẩn người” rồi còn như thấy “thoang thoảng hơi cháo hành” đâu đây, khiến người đọc không khỏi nghẹn lòng, thương cảm.

Hương vị bát cháo hành là hương vị của tình yêu như vừa mới đây mà nay đã không còn nắm bắt được. Nhưng đau đớn thay, nó vẫn cứ quanh quẩn và càng làm tăng thêm bi kịch tình của Chí. Cái ngẩn người của Chí là vì thất vọng, chua xót, cay đắng trước hiện thực không gì tuyệt vọng hơn, đó là hắn bị cự tuyệt bị vứt bỏ không chỉ bởi xã hội làng Vũ Đại, mà ngay cả một người đàn bà xấu xí như Thị Nở cũng không coi hắn là một con người. Rồi Chí Phèo khóc. Hắn ôm mặt và khóc rưng rức. Cái tiếng rưng rức ấy là tiếng khóc oan ức, đau đớn, tuyệt vọng. Những giọt nước mắt của Chí là đỉnh điểm của những đớn đau, tủi nhục của kiếp người hắn đang mang.

Tuyệt vọng Chí Phèo tìm đến rượu, nhưng lần này hắn càng uống càng tỉnh, bởi ý thức đã trở về từ khi gặp Thị Nở. Bị kịch và căm phẫn thay khi hắn không gửi thấy mùi rượu mà chỉ nghe thầy mùi cháo hành thoang thoảng. Hương vị bát cháo hắn từng được nhận, nhưng chỉ một lần duy nhất trong đời ấy khiến hắn càng chìm trong nỗi khổ đau vôn hạn của thân phận mình.

Phân tích tâm trạng chí phèo ta thấy nút mở của câu chuyện là ở chỗ, Chí uống rượu và vác dao đến nhà thị Nở với quyết định “đâm chết cả nhà nó, đâm chết cái con khọm già nhà nó”. Nhưng bất ngờ nhưng cũng hợp lý đến tài tình, khi Chí đi thẳng đến nhà Bá Kiến. Chí chỉ tay vào mặt tên địa chủ độc ác và đánh thép kết tội. Chí hét lên câu hỏi: “Ai cho tao lương thiện?” trước mặt Bá Kiến. Câu hỏi có lẽ không phải chỉ cho Bá Kiến mà cho cả xã hội của làng Vũ Đại. Và đó là câu hỏi chất chứa nỗi phẫn uất, day dứt tâm can người đọc nhất. Nhưng câu hỏi ấy cũng như một lời khẳng định hắn nói với chính mình rằng, chẳng có ai có hắn lương thiện cả. Bởi vậy, hắn giết chết Bá Kiến và tự kết thúc đời mình.

Hạnh động trên của Chí Phèo thể hiện người nông dân như Chí đã lâm vào bước đường cùng. Cuộc đời còn nghĩa lý gì không được làm một con người lương thiện. Vậy thì, chỉ có cái chết mới làm cho sự lương thiện của Chí Phèo được hồi sinh. Và cái chết của Chí Phèo là lời tố cáo đanh thép nhất cái xã hội thực dân nửa phong kiến thối nát, đã đẩy những người nông dân hiền lành, chất phác, lương thiện cào con đường bần cùng hóa, lưu manh và đến cuối cùng đẩy họ đến cái chết. Chỉ có xóa bỏ xã hội ấy, diệt bỏ xã hội ấy mới hy vọng những bi kịch cuộc đời như của Chí không xảy ra.

Sau khi phân tích tâm trạng chí phèo trong toàn bộ thiên truyện của Nam Cao, ta thấy rõ tư tưởng nhân đạo mà nhà văn gửi gắm. Câu hỏi “Ai cho tao lương thiện?” của Chí Phèo cũng chính là tiếng lòng khẩn thiết, lời kêu cứu của Nam Cao đối rằng hãy trân trọng, bảo vệ và yêu thương con người.

Kết luận khi phân tích tâm trạng chí phèo

“Chí Phèo” của Nam Cao qua dòng thời gian gần một thế kỉ vẫn chiếm giữ một vị trí quan trọng trong kho tàng văn học Việt Nam và trong tâm trí người đọc nhiều thế hệ. Sức hấp dẫn và giá trị của tác phẩm này thể hiện qua nhiều khía cạnh: tình huống truyện độc đáo, ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, cấu trúc tác phẩm là một vòng tròn khép kín như cuộc đời không lối thoát của Chí Phèo.

Qua phân tích tâm trạng chí phèo ta thấy, những diễn biến nội tâm nhân vật này sau khi gặp Thị Nở là một phát hiện nghệ thuật và tinh thần nhân đạo sâu sắc của Nam Cao. Qua nhân vật Chí Phèo, nhà văn lột tả nổi đau tột cùng của người nông dân trong xã hội cũ. Đồng thời, tác phẩm chính là tiếng lòng thương cảm, cảm thông và bênh vực đối với những người nông dân mang trái tim lương thiện. Và ông khẳng định một điều rằng, dù trong hoàn cảnh nào, bản tính thiện lương ấy vẫn không bao giờ mất đi.