Giới thiệu khái quát tác phẩm

Phân tích những đứa con trong gia đình – Tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” ra đời vào tháng 2 năm 1966, đây là giai đoạn căng thẳng, ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mĩ xâm lược.

Tình huống của tác phẩm là Việt – một chiến sĩ giải phóng quân bị lạc đồng đội giữa rừng cao su trong tình trạng bị thương nặng. Đây là trận đánh đầu tiên của Việt, nhưng anh đã lập được chiến công lớn khi dung thủ pháo để tiêu diệt một xe bọc thép và sau tên Mĩ. Nhưng Việt cũng bị thương nặng, nhiều lần ngất đi tỉnh lại. Và mỗi lần tỉnh lại, Việt nhớ về những hồi ức về gia đình, về những kỉ niệm cũ. Tình huống này chính là lý do bắt đầu câu chuyện về những đứa con trong gia đình. Phân tích những đứa con trong gia đình sẽ thấy rõ chính truyền thống gia đình, tình yêu thương gia đình sẽ hun đúc tình yêu nước và tinh thần chiến đấu chống xâm lăng ở hai nhân vật chính của tác phẩm.

phan-tich-nhung-dua-con-trong-gia -dinh

Bài mẫu phân tích những đứa con trong gia đình chi tiết

Mở bài

Nguyễn Thi là cây bút đa tài trong văn đàn thời kỳ chống Mỹ, giải phóng miền Nam. Đặc biệt, Nguyễn Thi thực sự xuất sắc trong các tác phẩm văn xuôi. Ông còn được mệnh danh là nhà văn của người nông dân Nam Bộ. Các tác phẩm của Nguyễn Thi thường được lấy bối cảnh từ cuộc chiến tranh ác liệt nhưng vẫn luôn rất giàu tình cảm.

‘Những đứa con trong gia đình” là tác phẩm tiêu biểu thể hiện rõ phong cách sáng tác của Nguyễn Thi. Truyện lấy bối cảnh từ hiện thực chiến trường miền Nam đang diễn ra cuộc chiến khốc liệt, gian khổ nhất. Với tác phẩm này, Nguyễn Thi thể hiện những phẩm chất đáng quý của người dân Nam Bộ, đó là lòng yêu nước, căm thù giặc, giàu tình yêu thương và luôn giữ gìn truyền thống gia đình.

Thân Bài 

  • Luận điểm 1: Phân tích nhân vật Việt

Như đã nói, từ việc Việt nhớ lại những kỷ niệm về gia đình, kỷ niệm tuổi thơ và nhớ về cuốn sổ gia đình; Nguyễn Thi đã cho chính Việt tự trần thực về cuộc đời mình, bởi thế câu chuyện trở nên chân thực và cảm xúc hơn bao giờ hết.

Việt là con trong một gia đình nông dân Nam Bộ, có truyền thống chiến đấu chống giặc và cũng hứng chịu nhiều đau thương mất mát. Cha của Việt thì bị giặc chặt đầu, ba mẹ con Việt đã dắt nhau đi đòi lại đầu chồng mà không hề run sợ trước kẻ thù. Rồi má của Việt, ông nội Việt và thím Năm đều bị giặc tàn sát trong một trận bom đạn. Hoàn cảnh gia đình Việt cũng là hoàn cảnh chung của hầu hết các gia đình Nam Bộ thời kỳ này.

Việt là một chiến sĩ giàu tình cảm, yêu thương và luôn hướng về gia đình. Khi cận kề cái chết, một mình nằm lại giữa rừng, anh luôn nghĩ về gia đình, nghĩ về má và dường như má đang ở đâu đó gần quanh mình. Dù má đã mất, Việt vẫn dành cho má tình yêu thương không bao giờ vơi cạn.

Thương má, Việt cũng thương chị Chiến. Cha bị giặc giết, rồi mẹ mất, hai chị em Việt sống nương tựa vào nhau. Tình huống hai chị em Việt khiêng bàn thờ má sang gửi chú Năm, Việt thể hiện rõ tình yêu thương dành cho chị và đó là lần đầu tiên trong suốt nhiều năm cả hai cùng sống dưới một mái nhà. Chân thật và đáng yêu hơn trong cách thể hiện tình cảm, là khi ra chiến trường, anh luôn giấu chuyện mình có một người chị, Việt không bao giờ kể với đồng đội vì ngây ngô nghĩ nếu kể ra nhỡ may người ta lấy mất chị của mình. Vì vậy, Việt giữ chị làm của riêng. Những suy nghĩ và hành động có vẻ trẻ con của Việt đã cho thấy Việt dành cho chị Chiến tình cảm yêu thương sâu sắc, tình thân không thể lấy đi dù có chuyện gì xảy ra.

Bên cạnh tình yêu gia đình mãnh liệt, Việt còn căm thù giặc sâu sắc, anh luôn nung nấu quyết tâm trả thù cho gia đình. Gia đình Việt không biết bao người đã ngã xuống, đã bị kẻ thù tàn sát, từ cha, mẹ thân thương đến họ hàng, những người thân thiết khác. Bởi vậy, lòng căm thù càng ngày càng mãnh liệt hơn.

Sau cái chết của má, ý nghĩ ra chiến trường để  trả thù giặc luôn thôi thúc Việt. Vì vậy, Việt tranh giành quyết liệt với chị gái để được ra chiến trường chiến đấu. Việt dù chưa đủ tuổi nhưng ý chí cao ngất và lòng quyết tâm dường như không gì lay chuyển được. Và khi khiêng bàn thờ má gửi nhà chú Năm trước khi ra chiến trận, hai chị em đều nuôi ý nghĩ rằng: “…khi nào nước nhà độc lập chúng con lại đưa má về”. Chính lòng căm thù giặc và lời hứa trở về này đã hun đúc thêm tinh thần chiến đấu đánh giặc, trả thù cho gia đình trong Việt.

Tình yêu gia đình, lòng căm thù giặc đã tạo nên người chiến sĩ Việt gan góc, dũng cảm và đầy kiên cường. Dù lần đầu ra chiến trận, nhưng lòng dũng cảm, ý chí chiết đấu cao, Việt đã tiêu diệt được một xe bọc thép và sáu tên trong đội của địch. Và ngay cả khi bị thương, tinh thần chiến đấu của Việt vẫn luôn được nung nấu.

Việt cũng rất dũng cảm khi lạc đồng đội và mắt không nhìn rõ, các ngón tay gần như tê liệt, Việt vẫn bình tĩnh và lắng nghe động tĩnh của kẻ thù. Với ngòn tay duy nhất còn cử động tốt, Việt vẫn nắm chặt cò súng và sẵn sàng chiến đấu. Việt luôn hiên ngang tâm niệm trong đầu: “Bầu trời này có mày, mặt đất này có mày nhưng cánh rừng này có tao nếu mày giết tao thì tao sẽ giết mày”.

Bởi vẫn là một cậu bé còn vô tư, nên dù trên chiến trường rất gan dạ, dũng cảm; trong cuộc sống đời thường Việt vẫn giữ được nét dễ thương, hồn nhiên. Khi ở nhà, Việt dễ giận dỗi với chị Chiến. Cậu cũng ngây ngô ngủ quên không quan tâm đến điều chị Chiến nói vào đêm trước khi ra chiến trường. Và dù dũng cảm đến tiêu diệt được xe bọc thép của giặc, Việt vẫn sợ ma, vẫn mang theo chiếc ná thun bên mình và sợ mất chị mà không dám kể với đồng đội.

Việc tác giả Nguyễn Thi thể hiện những khía cạnh khác nhau của Việt đã tạo ra sự chân thực và gần gũi của nhân vật và câu chuyện. Người đọc sẽ thấy, đó có thể là câu chuyện về bất cứ gia đình nào, bất cứ chàng trai nào ở tuổi Việt.

  • Luận điểm 2: Phân tích nhân vật chị Chiến

Trong dòng hồi tưởng của Việt, chị Chiến là một nhân vật quan trọng của câu chuyện. Chị gái của Việt là người giàu tình cảm dành cho đình, trong đó tình yêu thương giành cho má là to lớn nhất. Chị Chiến rất giống má, đến nỗi khi nhìn ảnh chị Chiến, Việt luôn nhớ đến má. Có lẽ bởi ngưỡng mộ sự dũng cảm, tháo vát của má mà chị Chiến như đã tạc mình theo má. Không chỉ là người con hiếu thảo, chị Chiến cũng là người chị tốt, rất yêu thương và nhịn nhường Việt. Duy chỉ có việc ra chiến trường, chị Chiến quyết liệt tranh giành với cậu em trai.

Cũng như Việt, chị Chiến có lòng căm thù giặc dâu sắc. Một người con gái bé nhỏ, nhưng chị Chiến luôn sẵn sàng xung phong ra chiến trường. Thêm một lần nữa, tình uống khiên bàn thờ ba má gửi chú Năm lại thể hiện quyết tâm trả thù giặc cho gia đình của chị Chiến: “Chúng con đi đánh giặc trả thù ho ba má…”. Đêm trước khi ra chiến trường, chị dặn dò em trai và cũng dặn chính mình phải trả được mối thù sâu nặng cho gia đình mới trả về. Dù là con gái, chị Chiến rất mạnh mẽ và đanh thép: “Nếu giặc còn thì tao mất, vậy à!”.

Ngoài ra, chị Việt cũng là người yêu quê hương, làng xóm. Chị còn là người tháo vát, đảm đang. Trước khi ra chiến trường, chị thu xếp mọi việc chu toàn, gửi bàn thờ ba má nhờ chú Năm trông nom, viết thư cho chị Hai và cho xã mượn nhà mình làm trường dạy học cho đám nhỏ ở làng.

Kết luận

Thông qua việc xây dựng thành công hai nhân vật Việt và Chiến, Nguyễn Thi đã thể hiện lòng căm thù giặc, ý chí chiến đấu cứu nước và lòng trung thành của các gia đình nông dân Nam Bộ. Tinh thần chiến đấu được lồng vào tình yêu gia đình, gắn bó với hoàn cảnh, truyền thống gia đình. Điều này khẳng định tính không thể tách rời của truyền thống gia đình với tình yêu nước trong cuộc chiến chống Mĩ khốc liệt để giành được chiến thắng vẻ vang.

Phân tích những đứa con trong gia đình có thể thấy, đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm là ở nghệ thuật trần thuật. Tác phẩm dung ngôi trần thuật thứ ba, ở đó người kể được ẩn đi, giúp câu chuyện thật khách quan, trung thực. Ngoài ra, tác phẩm của Nguyễn Thi của ngôn ngữ giản dị, gần gũi và mang đậm chất Nam Bộ.

>> Xem thêm: Phân tích nhân vật Việt và Chiến trong Những đứa con trong gia đình