Chiếc Thuyền Ngoài Xa là truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Nội dung chính của tác phẩm là về câu chuyện của gia đình người đàn bà làng chài. Thông qua những chi tiết phân tích nhân vật Phùng, chúng ta sẽ thấy rõ được giá trị nhân văn mà tác giả gửi gắm. Đi kèm với đó là những thủ pháp nghệ thuật độc đáo được tác giả sử dụng. 

Sơ lược về tác giả, tác phẩm Chiếc Thuyền Ngoài Xa

Nguyễn Minh Châu sinh năm 1930 và mất vào năm 1989. Ông sinh ra và lớn lên ở Quỳnh Lưu Nghệ An. Là nhà văn tiên phong của văn học thời kì đổi mới, Nguyễn Minh Châu đã đưa những trăn trở của mình vào tác phẩm rõ nét hơn. Sau 1975, các tác phẩm của ông tập trung khai thác chủ đề đời sống, đạo đức và thế sự. 

Truyện ngắn Chiếc Thuyền Ngoài Xa được ông sáng tác vào năm 1983. Truyện được in trong tập Bến Quê vào năm 1985. Sau đó, truyện lại lần nữa được in trong tập cùng tên. Đây được xem là một sáng tác tiêu biểu của ông trong thời kỳ văn học Việt Nam có nhiều sự đổi mới. 

Chiếc Thuyền Ngoài Xa là tác phẩm nổi bật của Nguyễn Minh Châu
Chiếc Thuyền Ngoài Xa là tác phẩm nổi bật của Nguyễn Minh Châu

Bài mẫu Phân tích nhân vật Phùng

Phùng trong truyện chính là nhân vật cốt lõi. Chính nhân vật là người kể chuyện và phát hiện ra những điều quan trọng về cuộc sống. Thông qua việc phân tích diễn biến tâm lý cùng với yếu tố liên quan, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về nội dung của tác phẩm. 

  • Luận điểm 1: Nhân vật mang tâm hồn nghệ sĩ say mê cái đẹp 

Sau khi đoạn truyện ngắn, chúng ta có thể nhận định rõ ràng rằng, Phùng là người yêu cái đẹp và có tâm hồn nghệ sĩ nhạy cảm. Đứng trước cảnh biển sớm khi Mặt Trời mọc qua đám mây hồng, nhân vật đã rung động “một cảnh đắt trời cho”. Nhìn thấy vẻ đẹp ấy, nhân vật mới chợt nghĩ “suốt đời cầm máy chưa bao giờ được thấy”. Bức tranh thiên nhiên bình dị nhưng rất đắt giá. Và hiển nhiên, không phải ai cũng được tận mắt nhìn thấy thời khắc này. Thiên nhiên hiện ra như bức tranh mực tàu của danh họa thời cổ. Tất cả khung cảnh ấy được mô tả vô cùng hài hào và toàn bích. Lúc này, Phùng không khỏi cảm thán “đứng trước nó, tôi trở nên bối rối”. Trái tim của nhân vật như có cái gì đó bóp thắt khi phát hiện ra khoảnh khắc tuyệt đẹp. 

Phùng là người nghệ sĩ đi tìm kiếm cái đẹp. Chính vì thế, anh rất tinh tế trong việc quan sát và chiêm ngưỡng cái đẹp của con người, thiên nhiên. Tuy nhiên, cảnh chỉ đẹp khi con người biết phát hiện và cảm nhận. Đó chính là cái tâm được kết hợp cùng với cái đẹp. 

  • Luận điểm 2: Một tấm lòng luôn trăn trở về thân phận con người 

Tiếp tục câu chuyện là những trăn trở của nhân vật về con người. Qua khung cảnh chiếc thuyền, Phùng lại nhìn thấy hai vợ chồng làng chài vô cùng thô kệch xấu xí. Sự đối lập giữa cái đẹp và cái xấu đã vô tình để lại những trăn trở. Người đàn bà đứng lại, đưa cặp mắt nhìn xuống chân là những ngôn từ mà Nguyễn Minh Châu sử dụng để mô tả nhân vật người vợ. Hành động tùy rất bình thường nhưng lại khiến người đọc phải suy ngẫm.

“Lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng, chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận”. Người đàn bà phải chịu đựng những trận đòn tới tấp dưới cơn thịnh nộ của người chồng. Lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng cứ nghiến vào nhau ken két.

Thông qua hình ảnh ấy, chúng ta có thể thấy được địa vị người phụ nữ ngày xưa. Họ chẳng có chút phản kháng, luôn cam chịu nhẫn nhục mà cũng chẳng thể trốn chạy. Chuyện bạo lực trong gia đình ấy diễn ra khá thường xuyên ở làng chài. Mọi người nơi đây xem nó như chuyện thường ngày. Tất cả những điều này cho thấy xã hội vô cùng bất công đã khiến cho đời sống tình cảm con người rạn nứt.  

Cuộc sống nghèo ở làng chài
Cuộc sống nghèo ở làng chài

Chưa dừng lại ở đó, nhân vật còn quan sát tỉ mỉ cuộc sống của người dân làng chài. Những nhân vật khác hiện ra vô cùng khổ cực và xấu xí. Ông dùng những từ ngữ miêu tả chân thật nhất để diễn tả cho người đọc. Khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng của người dân. Những đường nét thô kệch của người đàn bà trạc ngoài bốn mươi. Cuộc sống hiện thực đói khổ đã khiến cho con người bị tha hóa về nhân cách, vẻ ngoài. Những người đàn bà chính là nạn nhân sau cùng của xã hội bất công đầy đau khổ.

Ẩn chứa sau những uất ức, con người bắt đầu vùng lên đòi tự do và công bằng. Mấu chốt của bi kịch gia đình được giải quyết thông qua hình ảnh chánh án tòa án huyện. Mặc dù đưa ra chi tiết cho rằng, công lý đang bảo vệ người phụ nữ. Thế nhưng, đây thực sự chưa phải là phương pháp ổn thỏa. 

  • Luận điểm 3:  Phùng là nhân vật tự ý thức

Thông qua bức tranh làng chài, chúng ta còn thể thấy Phùng là người nghệ sĩ dễ bằng lòng. Nhân vật kể chuyện thông qua cách nhìn một chiều. Cảnh làng chài cùng cuộc sống sinh hoạt nơi đây như thế nào đều được khắc họa y như vậy.

Thế nhưng, sau khi nhìn thấy những cuộc đời, câu chuyện về con người cùng với khung cảnh tòa án, Phùng đã nhận ra nhiều điều. Lúc này, nhân vật đã phần nào chấp nhận nghịch lý của cuộc đời. Số phận người đàn bà làng chài liệu có thay đổi gì khi được bênh vực một cách nửa vời như vậy.

Qua câu chuyện, tác giả muốn người đọc cảm nhận được nhưng nhận thức về nghệ thuật, cuộc đời. Nghệ thuật có thể luôn đẹp nhưng cuộc đời thì không. Đằng sau bức tranh đẹp ấy có thể là một cuộc đời chẳng phải màu hồng. Mỗi người sống trên đời đều phải ý thức được việc nhìn đa chiều cho các vấn đề.

Kết bài

Phân tích nhân vật Phùng, chúng ta hoàn toàn có thể cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên qua lời lẽ miêu tả. Đi cùng với đó là nhận định của nhân vật được lồng ghép vào trong. Cuộc sống con người làng chài không chỉ đầy khổ đau mà còn vô cùng bất công. Thông qua đó, tác giả muốn gửi gắm lòng trân trọng vẻ đẹp cùng sự cảm thông sâu sắc với con người. Đồng thời, truyện cũng chính là chứng cứ lên án sâu sắc quan niệm sống và sự thoái hóa của xã hội bấy giờ.