Văn mẫu phân tích nhân vật ông Sáu

Mở bài

Phân tích nhân vật ông sáu trong chiếc lược ngà – Chiếc lược ngà là một trong những truyện ngắn tiêu biểu nhất thời kì kháng chiến chống Pháp và được sáng tác bởi nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Đây là nhà văn của Nam Bộ, ông luôn trăn trở và có những suy tư khi viết về cuộc sống con người ở Nam Bộ. Nếu các nhà văn khác tập trung khai thác con người trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt, thì Quang Sáng lại tập trung khai thác tình người, tình gia đình trong kháng chiến. Đó cũng là lí do tác phẩm Chiếc Lược Ngà ra đời đã để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc. Đặc biệt nhân vật ông Sáu giàu tình cảm, tâm tư và anh dũng.

Phân tích nhân vật ông sáu trong chiếc lược ngà

Thân bài

  • Luận điểm 1: Ông Sáu một người cha yêu thương con vô bờ bến

Phân tích nhân vật ông sáu trong chiếc lược ngà – Trong tác phẩm, nhân vật chính là bé Thu con của ông Sáu, nhưng ông Sáu cũng là nhân vật trung tâm, kết nối tình cảm và đẩy tác phẩm lên cao trào. Ông Sáu là lính cụ hồ tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, điểm nổi bật nhất của ông chính là yêu thương con vô bờ bến. Khi ông đi chiến trường, đứa trẻ mới 1 tuổi ,sau 7 năm ròng rã ở chiến trường con gái ông đã được 8 tuổi. Càng ở chiến trường khốc liệt, ngày ngày đối mặt với tử thần ông càng nhớ vợ con da diết. Ông tưởng tượng ra hình ảnh đứa con gái nhỏ đã lớn, gọi một tiếng ba cũng khiến ông hạnh phúc. Ông khao khát được gặp vợ con dù chỉ trong chốc lát. Có lẽ, chính tình yêu con vô bờ bến đã khiến ông có thêm bản lĩnh để chiến đấu, làm diu mát tâm hồn nơi chiến trường máu lửa. Suy cho cùng, con người ta sẵn sàng ra chiến trận vì muốn bảo vệ người mình yêu thương, đó chính là tình máu mủ ruột thịt cha con như ông sáu. Bởi vì chỉ khi giành lại được độc lập cho đất nước thì những người mình yêu thương mới được bình yên. Lẽ sống của những người lính chính là vì những người thân đã đổ máu và những người yêu thương còn sống.

Ông Sáu cũng vậy, mang trong lòng tư tưởng quyêt tử cho tổ quốc quyết sinh, nhưng sâu thẳm trong trái tim là vì vợ và đứa con nhỏ, những người thân yêu ruột thịt khác. Bởi vậy mà ở chiến trường lạnh giá, ông nhớ nhà da diết, nỗi nhớ trào dâng, khắc khoải.

Nỗi nhớ và sự cầu nguyện của ông đã có hồi đáp khi ông được về thăm nhà mấy ngày trước khi bước vào chiến trường ác liệt hơn. Tình yêu thương bao năm qua tích tụ lại đã khiến ông không đủ kiên nhẫn chờ cho chiếc xuồng cập vào hẳn bờ và nhảy phóc lên bờ. Nhìn đứa trẻ chạc tuổi con mình ông ngờ ngợ đó là bé Thu. Có lẽ tình cha con quá lớn, nó như sợi dây vô hình kết nối giữa ông và con khiến ông nhận ra con ngay. Có lẽ ngay trong khoảnh khắc này trái tim ông sau như một chiếc đàn gảy lên những đoạn nhạc sung sướng hạnh phúc. Trái tim thôi thúc ông phải chạy nhanh đến bên con, ôm con, vỗ về và nghe tiếng gọi ba. Nhưng sự thật, ông lại nhận được sự lạnh nhạt và vùng vằng từ con. Bé Thu không nhận ra ba và không chịu gần. Ông sáu buồn lắm: “mặt anh sầm lại trong thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy”. Một nỗi buồn, hụt hẫng đau ở trong lòng mà không biết phải làm sao, nỗi buồn sâu thẳm trong tim khi mà đứa con gái mình luôn mong nhớ giờ ở trước mặt mà lại không được âu yếm, được nghe tiếng ba.

Bởi vậy trong mấy ngày ở nhà, ông không dám di đâu xa. Ông lúc nào cũng ở gần con, vỗ về và dường như chỉ mong con gọi một tiếng ba, đáp lại tình cảm mà ông dành cho con. Một thứ tình cảm phụ tử thiêng liêng, da diết và sâu nặng. Nếu không có tình yêu con vô bờ bến như vậy có lẽ những ngày ở nhà ông còn tranh thủ đi thăm người này, người kia, không có thời gian cho bé Thu. Nhưng không, ông gạt lại các mối quan hệ khác, đối với ông bé Thu là quan trọng nhất. Ông muốn dành mọi thời gian cho con, muốn bù đắp cho 7 năm xa con và ông lo lắng không biết bao giờ mới về được, bởi chiến tranh tàn khốc không nói trước được điều gì.

Dù bé Thu nhất định không gọi một tiếng ba nhưng ông vẫn yêu và thương con nhiều lắm. Chiến tranh đã để trên mặt ông một vết sẹo dài – nó chính là lí do mà bé Thu không chịu nhận ba, vì ông không giống với ba trong bức ảnh. Thời gian làm cho con lớn lên nhưng đồng nghĩa cũng làm cho cha mẹ già đi, mà chiến tranh thì càng làm cho con người trở nên tàn tạ hơn. Ông sáu hiểu và càng thương con hơn, ông cũng biết bé Thu rất yêu ba, nhưng vì không nhận ra khuôn mặt ba nên mới từ chối tình cảm của ông sáu.

Phân tích nhân vật ông sáu trong chiếc lược ngà – Để rồi đến lúc ông Sáu phải đi rồi, ông thương con và thèm nghe tiếng gọi ba vô cùng. Nhưng ông cũng sợ nếu ông ôm ấp hôn con sẽ làm con sợ và từ chối. Tình  yêu thương con quá cao cả khiến ông kìm nén cảm xúc, làm điều tốt nhất cho con, chỉ mong con hạnh phúc. Chính vì vậy, ông chỉ dám đứng nhìn con với ánh mắt trìu mến và có vẻ buồn rầu. dường như, bé Thu cảm nhận được tình cảm mãnh liệt của ông Sáu, trong giây phút chia xa này nó chợt gọi một tiếng ba như muốn thể hiện tất cả. Một tiếng ba tuy muộn mà không chậm. Vậy là ước nguyện của ông sáu cũng thành sự thật. Ông cố kiềm lòng để cho con thấy mình không khóc, ông quay mặt đi lau nước mặt. Ở chiến trường khốc liệt người lính gan dạ, không hề run sợ, chảy nước mắt trước kẻ thù nhưng họ lại yếu đuối trước tình thân, tình cảm gia đình, tình cha con. Vậy mới biết, ông Sáu yêu con và dành cho con tình yêu vĩ đại thế nào. Nước mắt người đàn ông lăn lội ở chiến trường đâu dễ gì rơi!

  • Luận điểm 2: Hồi tưởng lại lời hứa mua chiếc lược ngà cho bé Thu

Nghe bé Thu dặn ba trở về nhớ mua cho con một chiếc lược khiến ông Sáu vô cùng hạnh phúc. Ở chiến trường ông kiếm được khúc ngà thì trong lòng vô cùng vui sướng. Ông làm cho con một chiếc lược, mỗi khi rảnh ông lại lôi chiếc lược cài lên mái tóc để giúp cho cây lược thêm bóng, thêm mượt. Nhìn chiếc lược ông lại càng nhớ và thương con hơn, chiến tranh đã chia cách tình cha con, vì vậy chỉ có chấm dứt chiến tranh thì cha con mới đoàn tụ. Đó chính là động lực để ông bước vào chiến trường anh dũng, dù hi sinh nhưng hình ảnh ông sau với chiếc lược ngà còn mãi, tình yêu ông dành cho con không bao giờ mất.

  • Luận điểm 3: Tố cáo tội ác của chiến tranh

Hình ảnh ông Sáu chính là hình ảnh đại diện cho biết bao thế hệ cha anh tời đó. Họ vì tình yêu quê hương đất nước mà sẵn sàng lên đường đi bảo vệ tổ quốc. Đây cũng là bản cáo trạng đanh thép tội ác mà chiến tranh đã gây ra cho biết bao nhiêu con người vô tội. Chiến tranh máu lạnh đã đẩy con người vào bước đường cùng, gia đình vợ mất chồng, con mất cha. Nếu không có chiến tranh có lẽ giờ đây ông Sáu đang ở bên con gái, trồng cây cuốc muốn, sống một cuộc đời bình yên.

Chiến tranh chính là vô nhân đạo, thông qua tác phẩm chúng ta càng thấu hiểu những đau đớn mất mát của những thế hệ đi trước. Không ai muốn chết nhưng nếu buộc phải chiến đấu và hi sinh để bảo vệ hòa bình, bảo vệ người thân thì người lính sẽ không ngần ngại bước vào cái chết. Chiến trường chính là đối mặt trực tiếp với thần chết.

Kết bài

Cảm ơn những nhà văn như Nguyễn Quang Sáng, nếu không có những nhà văn như ông thì liệu thế hệ sau có thể biết được những hi sinh mất mát của thế hệ đi trước. Nhờ những khai thác triệt để tình cảm, tình thân gia đình ông Sáu mà người đọc càng hiểu chiến tranh vô nhân đạo thế nào. Trong hoàn cảnh nào,dù là thời chiến hay bình thì tình cảm cha con luôn được đề cao, đặc biệt trong thời chiến tình cảm đó chính là nền tảng để sự hi sinh không hề uổng phí. Tình cảm của ông Sáu mãi là ngọn lửa ấm áp và thiêng liêng trong lòng độc giả.

>> Xem thêm: Phân tích nhân vật phương định trong truyện ngắn những ngôi sao xa xôi