Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước người Nam Bộ. Nhưng điều bất hạnh của ông là phải sống trong thời kì loạn lạc, rối ren với chế độ phong kiến nhà Nguyễn mục ruỗng, thối nát. Bởi thực tại đen tối, đau thương, thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu đều hướng đến tình yêu nước và ca ngợi những anh hùng nghĩa hiệp với lòng mong ước một xã hội tốt đẹp hơn. Phân tích nhân vật Lục Vân Tiên cũng để thấy rõ tinh thần ấy của Nguyễn Đình Chiểu.

Giới thiệu khái quát về Truyện Lục Vân Tiên

Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu thuộc thể loại truyện thơ, được viết bằng thể thơ lục bát truyền thống, dài 2082. Cùng với Truyện Kiều của Nguyễn Du, đây là hai tác phẩm lục bát đồ sồ và giá trị của thơ văn cổ Việt Nam.

Tác phẩm truyện thư của Nguyễn Đình Chiểu được viết với tinh thần đề cao phẩm hạnh trung, hiếu, tiết, hạnh dựa trên quan niệm về đạo lý của nhân dân. Ở đó, ông ngợi ca đạo làm tôi, đạo làm con, cả tình bằng hữu lẫn nghĩa vợ chồng.

phan-tich-nhan-vat-luc-van-tien

Phân tích nhân vật Lục Vân Tiên chi tiết thông qua trích đoạn

Bài mẫu

Phân tích nhân vật Lục Vân Tiên có thể thấy, đây là nhân vật đại diện cho người trượng phu luôn trọn nghĩa, trọn đạo. Và Đoạn thơ Lục Vân Tiên dẹp bạo cướp cứu Kiều Nguyệt Nga là đoạn thơ hay và được yêu thích của tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên. Trong đoạn trích này, Lục Vân Tiên được tác giả khắc họa là hình mẫu anh hùng lí tưởng, đó là dũng cảm, vị nghĩa và giàu lòng thương người.

Đoạn thơ Lục Văn Tiên đánh cướp là một trong những đoạn thơ hay nhất của tác phẩm, tiêu biểu cho bút pháp tự sự của Nguyễn Đình Chiểu. Nhân vật Lục Vân Tiên được khắc họa thành mẫu người anh hùng lí tưởng tuyệt đẹp: giàu lòng thương người, dũng cảm và vị nghĩa cao cả.

Lục Vân Tiên từ giã thầy để xuống núi và về kinh đô ứng thí thi tài. Giữa đường, Lúc Vân Tiên chứng kiến cảnh người dân gào khóc thảm thiết, dắt nhau chạy trốn. Vốn người người có đức hạnh, giàu lòng thương nên Vân Tiên hỏi han, giúp đỡ. Khi chàng biết ngọn nguồn sự việc liền ra tay đánh cướp để cứu dân và bảo vệ nhân dân , như câu thơ tác giả viết:

Tôi xin ra sức anh hào,

Cứu người cho khỏi lao đao buổi này!

Vừa cứu người vô tội, nghèo khó, chàng vừa lên án quyết liệt hành động dã man của phường cướp bóc. Dù có hiểm nguy, chàng vẫn kiên quyết đứng về phía nhân dân, bảo vệ dân. Đó là đạo lý làm người “Thương người như thể thương thân” của nhân dân mà Lục Vân Tiên đã luôn giữ gìn.

Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ,

Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân”.

Và chính tình thương người đã tô đậm thêm lòng dũng cảm, sự nghĩa khí của Lục Vân Tiên. Bởi vậy, dù lũ cưới đằng đằng sát khí, “mặt đỏ phừng phừng” và chúng cũng rất đông, rồi gươm giáo thì sáng ngời. Chàng thư sinh họ Lục đứng giữa vòng vây của lũ cướp, chỉ dung cành cây làm gậy, vậy mà chàng đã dung cảm lao vào lũ cướp.

Vân Tiên tả đột hữu xông,

Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang.

Lâu la bốn phía vỡ tung,

Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay.

Phong Lai trở chẳng kịp tay,

Bị Tiên một gậy thác rày thân vong.

Chàng hữu tả đều xông, nhanh nhẹn tung hoành, chẳng mấy chốc đám cướp “bốn phía vỡ tung”, bị đành cho tơi bời. Đám cướp khiếp đảm chạy tan tác bốn phía. Và để người đọc thấy được sự oai hùng của trận đấu oai hùng dẹp cướp đó, Nguyễn Đình Chiểu đã so sánh Lục Văn Tiên của Triệu Tử Long khi phá Đương Dang dưới thời Tam Quốc. Sự so sánh này cũng nhằm ca ngợi tinh thần quả cảm của người anh hùng luôn vì nghĩa xả thân.

Đồng thời, khi Phân tích nhân vật Lục Vân Tiên không thể bỏ qua giọng thơ của tác giả. Đó là giọng thơ thật hùng tráng làm hiện ra trước mắt người đọc trận đánh cướp thật kịch tích. Và Lục Vân Tiên chính là niềm tự hào, là tấm gương để xây dựng một chế độ, một xã hội tốt đẹp hơn.

Trên hành trình gian nan để đến kinh thành, sau khi đánh tan lũ cướp cứu dân, Lục Vân Tiên đã giải vây cho Kiều Nguyệt Nga và Kim Liên. Và điểm nhấn của tác phẩm là ở đây, ở cuộc kỳ ngộ của anh hùng và giai nhân. Một cảnh tượng được miêu tả thật cảm động, đầy tình người.

Dẹp rồi lũ kiến chòm ong,

Hỏi: “Ai than khóc ở trong xe này?”

Thưa rằng: “Tôi thiệt người ngay,

“Sa cơ nên mới lầm tay hung đồ.

“Trong xe chật hẹp khôn phô,

“Cúi đầu trăm lạy, cứu cô tôi cùng.”

Vân Tiên nghe nói động lòng,

Đáp rằng: “Ta đã trừ dòng lâu la.

“Khoan khoan ngồi đó chớ ra,

Nàng là phận gái, ta là phận trai.”

Không chỉ giàu lòng thương người, không chỉ hào hiệp, chàng thư sinh họ Lục còn thật tinh tế, thật hiểu lễ nghi. ““Khoan khoan ngồi đó chớ ra, “Nàng là phận gái, ta là phận trai.” Người tốt có nhiều, nhưng không phải ai cũng đức hạnh vẹn toàn, đủ chí, đủ dũng như Lục Vân Tiên.

Và dù rat ay trượng nghĩa, chàng cũng không màng được đáp ơn. Khi Kiều Nguyệt Nguyệt Nga muốn mời chàng thư sinh dũng cảm đã cứu giúp mình về miền Hà Khê để cha nàng “báo đức thù công”. Nhưng Vân Tiên “nghe nói liền cười” và đáp:

Ngẫm câu báo đức thù công,

Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi.

Nụ cười của chàng hiệp sĩ như sự tỏa ngời của một tâm hồn khảng khái, vô tư, hào hiệp. Việc đánh cướp cứu với chàng là hành động nhân nghĩa, mà vì nghĩa, vì nhân đâu cần được báo đáp. Diệt trừ cái ác, giúp kẻ lầm than, cứu người bị áp bức là hành động của bậc anh hùng, của chí làm trai. Bởi vậy, tất cả đâu cần được đền ơn. Lục Vân Tiên nói hay chính Nguyễn Đình Chiểu cũng luôn ôm mộng cứu đời, cứu người:

Nhớ câu kiến nghĩa bất vi

Làm người thế ấy cũng phí anh hùng.

Bởi vậy, tác giả đã khắc họa nên một Lục Vân Tiên mang trong mình cốt cách của người tráng sĩ thời loạn, trọng nghĩa khing tài, coi cái chết nhẹ tựa long hồng. Hình ảnh của Lục Vân Tiên cũng khiến ta nhớ đến Từ Hải – người anh hùng đã xả thân vì nghĩa, vì cứu kẻ yếu trong Truyện Kiều. Và rằng:

Anh hùng tiếng đã gọi rằng,

Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha!

Qua việc phân tích nhân vật Lục Vân Tiên, người đọc dễ thấy rằng, Nguyễn Đình Chiểu đã xây dựng Lục Vân Tiên qua nhiều phương diện, từ cử chỉ, hành động đến ngôn ngữ, cách ứng xử, rồi phong thái. Tất cả đều rất đẹp, một vị anh hùng đẹp và mang cốt cách tráng sĩ trong dân gian. Dù vậy, cái tài của Nguyễn Đình Chiểu là ở chỗ, khắc họa một Vân Tiên anh hùng, chí khí và cao cả đến thế nhưng lại thật chân thật, gần gũi. Có lẽ bởi cái đức tính thương người của nhân vật mang tinh thần đạo lí của nhân dân ta dù thời thế có đổi thay ra sao.

Cho đến nay, đã gần hai thế kỉ trôi qua, Lục Vân Tiên dù là nhân vật bước ra từ thơ ca, nhưng vẫn luôn được nhân dân mến mộ. Cũng bởi tinh thần của tác phẩm, những điều mà nhân vật đại diện chính là lòng yêu nước, là tinh thần chiến đấu chống phong kiến và đế quốc của đồng bào miền Nam. Và hơn thế, Lục Vân Tiên mãi là tấm gương sáng, là minh chứng cho sức mạnh của thi ca nói chung và của truyện thơ Truyện Lục Vân Tiên đối với cách nhìn nhận đời sống, cách sống của con người.