Văn mẫu Phân tích nhân vật giăng van giăng

Phân tích nhân vật giăng văn giăng

Mở bài Phân tích nhân vật giăng van giăng

Vich –to Huy-gô là nhà thơ, nhà tiểu thuyết, soạn kịch lãn mạn và rất nổi tiếng ở Pháp. Ông sinh ra và lớn lớn sau khi Cách Mạng đã thành công song thế lực và tàn dư của chế độ phong kiến vẫn còn. Ông sống trong gia đình với người cha là tướng lĩnh cách mạng nhưng mẹ lại năng tư tưởng bảo hoàng. Những năm niên thiếu, thơ ông chịu khá nhiều ảnh hưởng của mẹ nhưng tư tưởng của ông chuyển biến mạnh mẽ cùng với các phong trào cách mạng sôi động ở Pháp suốt thể kỉ 19. Sau này, ông trở thành chủ soái của dòng văn học lãng mạn tích cực với nhiều tác phẩm thơ ca, văn học, tiểu thuyết, kịch nổi tiếng. Một trong những tác phẩm ấy phải kể đến tác phẩm Những Người Khốn Khổ và đoạn trích “Người cầm quyền giành lại uy quyền”. Đây là đoạn trích nói về nhân vật Giăng Van-Giăng, một nhân vật đại diện cho yêu thương, trái tim nhận hậu và tình thương cao cả. Đoạn trích này là đoạn trích đặc sắc nhất của cuốn tiểu thuyết và thể hiện tập trung được những phẩm chất tốt đẹp của Giăng Van- Giăng.

Thân bài Phân tích nhân vật giăng văn giăng

  • Luận điểm 1: Nói về hoàn cảnh số phận của Giăng Van-Giăng

Những năm của thế kỉ 19, nước Pháp cũng rơi vào khủng hoảng nội các, nền kinh tế nhiều biến động khi mà giai cấp tư sản chỉ chú trọng đến xuất cảng tư bản, không chsu trọng phát triển công nghiệp trong nước. Đời sống nhân dân vô cùng khó khăn, khốn khổ. Giăng Van-Giăng là một trong những nhân vật điển hình cho những người lao động thời kì ấy. Cuộc sống nghèo đói, nuôi một đứa cháu, vì quá đói mà phải đi ăn cắp bánh mì để cho cháu ăn và bị bắt đi tù khổ sai 19 năm. Ra tù, ông được thị trưởng giúp đỡ, cải tạo và trở thành người tốt. Sau này trở thành một người giàu có, mở nhà máy luôn giúp đỡ mọi người, đồng thời cũng được bầu làm thị trưởng.

Tuy nhiên, ông luôn bị Gia-ve rình rập, tìm cách để dìm ông xuống. Giăng Van-Giang  vì không muốn vì mình mà một người bị kết oan nên ông ra tự thú, trở lại tên thật của mình. Nhưng ông vào tù, vượt ngục và tìm đến chuộc cô bé Cô-dét con của một người làm trong xưởng cũng chỉ vì lời hứa với Phăng – tin (mẹ cô bé) trước khi người phụ nữ ấy qua đời.

Cuộc đời ông trải qua nhiều biến cố nhưng hiện lên trong đó vẫn là tình thương vô bờ bến với đồng loại, con người. Tuy nghèo đói, khổ sở, kém may mắn nhưng vẫn nỗ lực tìm kiếm hi vọng  và giàu tình thương vô cùng.

  • Luận điểm 2: Là người giàu lòng thương

Tình thương của ông thể hiện trong việc rất nhân đạo với kẻ thù và vô cùng yêu thương những con người khốn khó. Gia ve chính là người luôn tìm cách hãm hại ông, nhưng ông lại luôn xuống giọng, nhún nhường để có thể thỏa hiệp điều tốt nhất. Đó là vì lời hứa với Phăng – tin là phải tìm còn cho cô mà ông buộc phải nhún nhường với Giave. Cho thấy ông là người giàu lòng bác ái vô cùng. Ông cũng tha chết cho Gia-ve khi có cơ hội giết chết hắn. Đây chính là sự nhân đạo với kẻ thù, một nhân cách cao cả mà không phải người thường nào cũng làm được.

Tình thương của ông còn thể hiện qua việc quyết định đầu thú để cứu người bị oan. Ông không sợ hãi, không sợ cái xấu, cầm quyền ông chỉ sợ có người khác vì mình mà chết. Ông dám đương đầu nhận lỗi về mình và quyết định cứu nạn nhân khi họ vì mình mà vướng vào vòng lao lý.

Ngoài ra, ông còn rất thương mẹ con Phăng – Tin. Đây là người phụ nữ khốn khổ vì có con hoang là Co-det. Ông đã hứa với Phăng tin sẽ tìm Co-det về. Khi Phăng tin chết, ông đã “ tì khủy tay lên thành giường, bàn tay đỡ lấy trán, ngắm phăng tin nằm dài không nhúc nhích. Ông ngồi như thế, mải miết, yên lặng, rõ ràng chẳng nghĩ đến điều gì trên đời nữa…” Sau đó, ông ghé tai nói thì thầm với Phăng-tin: “Ông nói gì với chị? Người đàn ông bị ruồng bỏ ấy có thể nói gì với người đàn bà đã chết? Những lời ấy là lời gì vậy? Có những ảo tưởng cảm động, có thể là sự thực cao cả?…”

Đó chính là tình thương của con người, lòng trắc ẩn. Ông biết điều mà Phăng tin lo lắng nhất là Co-det, ông đã hứa sẽ tìm con về cho chị và ông nhất định sẽ làm được. Có lẽ vì vậy mà “lúc ấy gương mặt Phăng tin như sáng rỡ lên một cách lạ thường. Chết tức là đi vào bầu ánh sáng vĩ đại”.

Con người, dù bị dồn vào đường cùng nhưng vẫn cố gắng bảo vệ cho đồng loại, điều này càng chứng tỏ Giăng Van-giăng là người vô cùng bãn lĩnh phi thương, một nghĩa cử cao cả của lòng nhân ái, sống hết mình cho tình thương và thể hiện giá trị thẩm mỹ giàu chất nhân văn trong một con người nghèo khổ.

  • Luận điểm 3: Là một người thông minh, kiên cường, dũng cảm

Nếu không dũng cảm, kiên cường, không thông minh thì liệu ông có đủ bản lĩnh mà thỏa hiệp với Gia-ve, một kẻ vô cùng khốn nạn, ích kỉ, tư lợi cá nhân và luôn tìm cách vùi dập kẻ khác hơn mình? Sự dũng cảm của ông thể hiện qua việc dám đối đầu với Gia-ve và thông minh khi đối đầu một cách từ khoan nhượng đến mạnh mẽ.

Khi Gia-ve bắt ông đi trước sự chứng kiến của Phăng-tin, ông đã in Gia-ve hãy cho ông thời gian 3 ngày để ông tìm bé Co-dét sau đó sẽ theo hắn vào tù. Đây chính là sự nhún nhường, sự khôn khéo và nhận biết tình hình, dù không sợ hãi nhưng lời nói ông có vẻ lép vế để Gia ve giữ bí mật cho mình.

“Chim khôn hót tiếng rảnh rang, người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe” là thế, nhất là khi vận dụng nó vào từng hoàn cảnh thì không còn gì tuyệt hơn.

Tuy nhiên, Khi Phăng tin chết ông đã thay đổi hoàn toàn khẩu lệnh, cảm xúc. Không còn là sự nhún nhường nữa mà là sự mạnh mẽ, dũng cảm, ông kết tội Gia-ve đã làm cho Phăng tin chết: “Anh đã giết chết người đàn bà này đó” . Sau đó, ông dùng vũ lực để uy hiếp Gia-ve : “Trong góc phòng có chiếc giường cũ sắt đã ọp ẹp… Giăng Van – Giăng đi tới giật gẫy trong chớp mắt chiếc giường cũ nát… ông cầm lăm lăm cái thanh giường trong tay và nhìn Gia-ve trừng mắt, Gia-ve lùi ra cửa”

Nếu không phải là một con người dũng cảm, liệu ông có dám lên chống lại kẻ cầm quyền. Thực sự, hành động của ông chính là chứng minh cho tiêu đề đoạn trích: “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”. Sự mạnh mẽ, dũng cảm quyết đoán của giăng van-giăng khiến cho kẻ thù khiếp sợ, hắn phải lùi ại và tựa vào khung cửa, không dám ra ngoài gọi thêm người vì sợ Giăng-van Giăng chạy trốn.

Đây chính là đoạn trích đặc sắc, khắc họa đầy đủ chân dung của nhân vật giăng van-giăng thể hiện rõ phẩm chất, đạo đức của những con người khốn khổ nhưng vẫn giàu tình thương, lòng bác ái cho đồng loại,d ũng cảm, mạnh mẽ, kiên cường trước kẻ thù.

Kết bài

Chỉ trong một đoán trích ngắn nhưng chúng ta vẫn có thể đánh giá Giăng van-giăng là một người vô cùng trọng nghĩa, giàu tình thương, nhân đạo cao cả đồng thời vô cùng dũng cảm, mạnh mẽ trước cái xấu. Đây là nhân vật khốn khổ điển hình cho những con người thời bấy giờ ở nước Pháp xa xôi, nó lan tỏa giá trị nhân văn cao cả, trong đau khổ, ẩn sau thân xác khốn khổ ấy vẫn là một trái tim nóng ,giàu lòng bác ái và chạm đến trái tim người đọc.