Mỗi áng văn chương, mỗi tác phẩm hí kịch đều mang trong mình âm hưởng của thời đại. Chỉ cần đọc tác phẩm, dù không sống vào thời đó, nhưng độc giả vẫn có cảm tưởng như mình đang quay trở lại thời xa xưa, có thể đã cách hàng nghìn năm. Vở kịch Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài là một trong số áng văn bất hủ như vậy. Khi phân tích nhân vật Đan Thiềm, độc giả một lần nữa sẽ càng cảm nhận rõ hơn bức tranh xã hội và đời sống con người lúc bấy giờ.

Mở bài

Có thể nói, trong văn chương, độc giả đã từng bắt gặp những nhân vật say mê cái đẹp không màng hiểm nguy như hình tượng người quản tù trong Chữ người tử tù.  Và ở đây, trong vở kịch Vũ Như Tô, một lần nữa ta lại có cơ hội làm quen với nhân vật Đan Thiềm- một cung nữ trong cung thời vua Lê cũng vô cùng say mê cái đẹp.

Để bước vào phân tích nhân vật Đan Thiềm, trước hết, chúng ta cần biết thêm thông tin về cha đẻ của tác phẩm. Đó là nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Ông sinh năm 1912 và mất1960). Ông là một nhà văn Hà Nội tiêu biểu và đạt thành công lớn ở thể loại tiểu thuyết, kịch bản phim, kịch sân khấu, truyện thiếu nhi. Một số tác phẩm của ông được độc giả và các nhà phê bình đánh giá cao như “Lá cờ thếu sáu chữ vàng”, “Sống mãi với Thủ đô”, kịch “Vũ Như Tô”, “Bắc Sơn”… Những tác phẩm này được ông thai nghén và sản xuất bằng tất cả tâm huyết và trí tuệ nên đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng độc giả.

Thân bài

  • Luận điểm 1: Đan Thiềm- cung nữ yêu cái đẹp và trọng người tài

phân tích nhân vật Đan Thiềm

Qua giới thiệu tóm tắt của tác giả Nguyễn Huy Tưởng thì Đan Thiềm thân là cung nữ trong cung vua. Nàng khá xinh đẹp và được lòng thánh thượng. Đặc biệt, nàng có tấm lòng nhân hậu và biết quý người tài. Nàng thực tâm yêu mến cái đẹp và có lòng tự hào tự tôn dân tộc. Điều đó thể hiện rõ rang đầu tiên qua việc nàng khuyên Vũ Như Tô không chống lại lệnh vua mà đồng ý xây dựng Cử Trùng Đài. Nàng xem kiến trúc sư như Vũ Như Tô là tri âm tri kỷ nên đã mách nước cho ông lợi dụng tiền bạc và quyền uy của “vua lợn” Lê Tương Dực để xây dựng. Phân tích nhân vật Đan Thiềm lúc này ta sẽ thấy, Đan Thiềm rất khinh thường vị vua hoang dâm, sa đọa đó. Nàng ghê tởm cuộc sống xa hoa, hoang phí của vua Lê nên đã cố gắng khuyên một người tài hiểu đạo lý như Vũ Như Tô “tô điểm” cho đất nước một công trình vĩ đại, bền vững ngàn năm. Chính bởi vì Đan Thiềm thực sự trân trọng người tài giỏi. Bà không hề muốn những con người tài năng như vậy không có cơ hội tỏa sáng, vì thế nàng đã khuyên Như Tô xây lâu đài cho tên vua tàn độc và hoang dâm vô độ ấy.

  • Luận điểm 2: Bảo vệ đến cùng những kiệt tác và tài năng nghệ thuật

Trong suốt quá trình xây dựng Cửu Trùng Đài, Đan Thiềm luôn ở bên khích lệ, đông viên Như Tô xây dựng và bảo vệ Cửu Trùng Đài. Đến khi quân phản loạn nổi lên, nàng cung nữ ấy không màng tính mạng, để bảo vệ người kiến trúc sư đại tài. Nguyễn Huy Tưởng: “Có việc gì mà bà chạy hớt hơ hớt hải? Mặt  bà cắt không còn hột máu?”. Khi biết tin dữ, Đan Thiềm vội vàng chạy tới ngay chỗ Như Tô, bảo ông phải trốn đi vì nguy đến nơi. Không chỉ Cửu Trùng Đài sẽ bị thiêu đố mà con người tài năng như ông cũng bị giết. Hàng loạt những câu, từ mang tính thúc giục, hối hả, hốt hoảng của được nhà văn dùng để miêu tả tâm trạng hoảng loạn của Đan Thiềm “Không được! Tôi chết đi không hại cho đời. Còn ông, ông phải đi đi mới được”.

phân tích nhân vật Đan Thiềm

Điều đó cho thấy, bà thực tâm lo lắng cho người khác không vì danh lợi cho bản thân mà bà lo nếu Như Tô chết đi thì đất nước mất đi một người tài. Không những thế, vì người tài ấy, nàng cung nữ được Vua hết lòng yêu mến đã chịu nhục quỳ gối trước gian thần để xin tha mạng cho Như Tô. Nàng giảng giải: “Tướng quân tha cho ông Cả. Nước ta còn cần người tô điểm”. Sự trân quý cái đẹp, cái tài của Đan Thiềm còn thể hiện qua mong muốn chét thay cho kiến trúc sư Vũ Như Tô. Bà bảo: “Bao nhiêu tội tôi xin chịu hết!”. Tình yêu cái đẹp và người tài ấy còn xuất phát từ tấm lòng yêu nước và lòng tự hào tự tôn dân tốc của người cung nữ tài sắc vẹn toàn.

  • Luận điểm 3: Bi kịch của nàng cung nữ tài sắc vẹn toàn

Ngay từ phần đầu vở kịch, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã cho Đan Thiềm xuất hiện trong một hoàn cảnh hết sức nguy nan. Nhưng chính điều đó càng làm nổi bật lên sự thông minh và nhạy bén trước thời cuộc của nàng. Nàng không chỉ khuyên ông Tô tạo nên một kiến trúc tuyệt mĩ: “xây cho nòi giống một tòa đài hoa lệ, thách thức cả công trình trước sau, tranh tinh xảo với hóa công”. Khuyên ông Tô hãy nghe theo lời Vua lần này vừa bảo vệ được tinh mạng vừa làm đẹp cho đất nước. Nhưng sự thông minh, nhanh nhay của cô không dừng lại đó mà còn bộc lộ qua lần lí giải cho ông Tô hiểu vì sao dân gian muốn giết ông “ai ai cũng cho ông là thủ phạm. Vua xa xỉ là vì ông, công khố hao hụt là vì ông, dân gian lầm than là vì ông, man di oán hận là vì ông, thần nhân trách móc là vì ông”. Quả thực, một cung nữ thường tình sẽ chẳng thể hiêu sâu xa các vấn đề như vậy. Chỉ có Đan Thiềm làm đọc được chính sự đang rối ren như thế nào. Từ đó, giúp Vũ Như Tô nhanh chóng nhận ra mâu thuẫn của mình với mọi người. Nàng phân tích cho Như Tô hiểu: “Ông đừng mơ mộng nữa. Dân chúng nông nổi, dễ sinh tàn ác. Họ không hiểu công việc của ông”.

phân tích nhân vật Đan Thiềm

Không chỉ yêu cái đẹp bằng con tim, Đan Thiềm còn biết quý trọng lẽ phải. Khi bị quân khởi loạn vu khống là gian phu dâm phụ với Như Tô, nàng đã liền phản kháng, phủ nhận tất cả để bảo vệ trong sạch của mình và người tài “Các người chỉ nói những điều quá quắt”.

Tấm lòng của người cung nữ tài sắc vẹn toàn ấy được Như Tô trân trọng đáp lại: “Xin đa tạ tấm lòng tri kỷ. Đan Thiềm, xin cùng bà vĩnh biệt. Đời ta chưa tận, mệnh ta chưa cùng. Ta sẽ xây một đài vĩ đại để tạ lòng tri kỷ”. Những tâm hồn hết mực vì nghệ thuật đã tìm thấy nhau, họ thấu hiểu và trân quý nhau như tri âm tri kỷ, vượt qua cả mối quan hệ nam nữ thường tình.

Thế nhưng xã hội lúc bấy giờ quá rối ren, lòng quan, quân thì quá nham hiểm, cuộc sống dân đen quá lầm than nên cái thú mê nghệ thuật ấy không thể trường tồn. Cuối cùng, cả Như Tô lẫn Đan Thiềm không thể sống sót. Cửu Trung Đài, cung điện nguy nga tráng lệ mà họ tôn thờ bị hủy hoại, bị thiêu cháy. Thế là, bao nhiêu tâm sức của hai tâm hồn yêu và tôn sùng nghệ thuật đã tan theo mây khói. Thật là một bi kịch quá thương tâm!

Kết bài

Như vậy, qua quá trình phân tích nhân vật Đan Thiềm, ta có thể thấy, dù chỉ là nhân vật phụ nhưng sức ảnh hưởng của vị cung nữ này vô cùng lớn lao. Nó thúc đẩy bi kịch và cao trào lên mức cao nhất. Điều này càng lộc tả được này năng hiếm của của nhân vật chính là Vũ Như Tô. Và qua hình ảnh của Đan Thiềm, nhà văn đã phần nào truyền tải được thông điệp, tư tưởng về mối quan hệ biện chứng giữa cuộc sống với nghệ thuật. Và chứng minh rằng “Nghệ thuật vị nhân sinh mới đáng được tôn thờ”. Qua đây, ta cũng khẳng định thêm về tài năng sử dụng ngôn ngữ sinh động, linh hoạt của tác giả. Bên cạnh đó là sự tài tình trong việc khắc họa nhân vật qua lời nói, hành động.

Đọc thêm: Phân Tích Truyện Kiều Cực Hay Qua Hình Ảnh Chị Em Thúy Kiều