Vợ Nhặt là truyện ngắn nổi bật của nhà văn Kim Lân. Trong đó, nhân vật bà cụ Tứ được xem là cốt lõi tạo nên sự hấp dẫn của tác phẩm. Thông qua việc phân tích nhân vật bà cụ Tứ chúng ta sẽ cảm nhân được vẻ đẹp tâm hồn của con người trong thời đói khổ. Bên cạnh đó, tác phẩm còn mang đến tia sáng để con người đùm bọc vượt qua khó khăn. 

Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong Vợ Nhặt chi tiết 

Để hiểu rõ hơn về hình tượng nhân vật, chúng ta cần nắm rõ hoàn cảnh ra đời và đôi nét về tác phẩm Vợ Nhặt. 

1. Sơ lược về tác phẩm 

Vợ Nhặt được biết đến là tác phẩm của nhà văn Kim Lân. Truyện được viết trong hoàn cảnh nạn đói kinh khủng 1945. Tác phẩm được rất nhiều người đánh giá cao nhờ khai thác nội dung hấp dẫn. Thêm vào đó, nhà văn còn sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật đặc sắc. 

Nếu như ở Chí Phèo, Nam Cao mang đến nhân vật bị tha hóa bởi cái nghèo thì ở Vợ Nhặt hoàn toàn khác. Kim Lân đã đào sâu ở một mặt khác của con người. Đó chính là tấm lòng yêu thương, đùm bọc lẫn nhau giữa thời kỳ khó khăn. Mặc dù cuộc sống đói khổ, cay đắng nhưng nó vẫn có tia sáng lóe lên. Tất cả những gì tác giả đề cập chỉ mục đích làm nổi bật nhân vật bà cụ Tứ. Để hiểu rõ hơn về hình tượng này, hãy cùng phân tích chi tiết hơn. 

Vợ Nhặt - Tác phẩm xuất sắc của Kim Lân
Vợ Nhặt – Tác phẩm xuất sắc của Kim Lân

2. Phân tích chi tiết hình tượng bà cụ Tứ qua ngòi bút của tác giả

2.1. Tình yêu vô điều kiện với con trai

Kim Lân đã rất tinh tế không hề đề cập đến bà cụ Tứ ngay ở đầu. Ông đã thông qua quan hệ mẹ chồng nàng dâu để tạo nên sự xuất hiện đầy tự nhiên của nhân vật. Điều này cho thấy, ông khá xem trọng về ý niệm của gia đình hoàn chỉnh. Hình ảnh bà cụ được mô tả với tính cách hiền lành, tấm lòng nhân hậu. Điều này được thể hiện qua các chi tiết như “lọng khọng đi vào ngõ hay vừa đi vừa lẩm bẩm tính toán“. Từ ngữ gợi hình sẽ mang đến cho người đọc sự liên tưởng về hình dáng gầy gò, dầm mưa dãi nắng mưu sinh. Thông qua đó, tác giả cũng muốn bày tỏ sự kính yêu đối với những người làm cha mẹ gồng gánh một đời. 

Tiếp tục câu chuyện là tình tiết bà nhận ra người đàn bà lạ trong nhà. Một lẽ tự nhiên, hàng ngàn câu hỏi đặt ra trong đầu. Khi nhận được câu trả lời của con trai “Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ” bà lại vô cùng ngạc nhiên. Cuộc sống hiện tại bây giờ đã đủ cùng cực. Vậy mà giờ đây, anh Tràng còn nhặt vợ. Mặc dù đang đứng giữa ranh giới của sự sống và cái chết nhưng bà vẫn xót thương cho con. Bà cảm thấy vô cùng chua xót khi không lo nổi chuyện cả đời của con. Bà cảm thấy vô cùng túng quẫn khi chẳng biết lấy gì để tổ chức đại sự, cúng tổ tiên. 

2.2. Tình yêu thương đối với con dâu

Không chỉ dành tình yêu cho con trai, bà còn vô cùng yêu thương con dâu. Bà không hề khinh rẻ mà ngược lại thấu hiểu được hoàn cảnh của người vợ nhặt. Đặc biệt, bà còn giữ tâm bình tĩnh để động viên hai con. Cuộc đời này không ai khó ba đời, chúng mày bảo nhau làm ăn thì sẽ khá lên. Động viên là thế nhưng bà cụ Tứ vẫn rất xót xa trong lòng. Những lời độc thoại tuy ngắn sẽ đã thể hiện được tấm lòng yêu thương bao la của người mẹ. 

Tình yêu thương của bà được Kim Lân khắc họa vô cùng sâu sắc. Nó không thể hiện xuôi qua những từ ngữ mà được bày tỏ thông qua nhiều khía cạnh. Bởi vì thương con nên bà cố nén nỗi đau để an ủi, động viên Tràng và vợ. Tất cả những diễn biến ấy sẽ giúp chúng ta cảm nhận được lòng yêu thương dành cho các con. Dù có đói khổ thì cũng nên hi vọng về điều tốt đẹp.

Hình tượng bà cụ Tứ được khắc họa chân thật
Hình tượng bà cụ Tứ được khắc họa chân thật

Có thể nói, nhờ tác phẩm Vợ Nhặt mà tên tuổi Kim Lân được vang xa hơn. Trong tác phẩm này, ông đã thành công khắc họa nhân vật qua sự miêu tả. Đồng thời, ông còn dùng tâm lý để bày tỏ nét đẹp của người mẹ tần tảo nhưng vẫn rất yêu thương con cái. Cuộc sống dẫu có đó khổ nhưng bà vẫn luôn cố gắng động viên, an ủi để có thêm động lực vượt qua khó khăn. Tình yêu thương cùng tấm lòng bao dung của bà chính là nét đẹp tiêu biểu của hàng triệu bà mẹ Việt Nam. 

Chưa dừng lại ở đó, hình ảnh nhân vật còn giúp người đọc hiểu được giá trị nhân đạo mà tác giả gửi gắm. Cuộc sống dù đói khổ nhưng nếu chúng ta đùm bọc, yêu thương thì khó khăn rồi sẽ qua. 

Lời kết 

Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm của Kim Lân đã giúp chúng ta hiểu được tấm lòng yêu thương con vô bờ bến. Dẫu cho cuộc sống đói khổ cùng cực ra sao, người mẹ ấy vẫn tảo tần và mong muốn điều tốt đẹp cho con.  Đặc biệt, qua tác phẩm chúng ta còn thấu hiểu hơn nỗi khổ trong hoàn cảnh đói khát bấy giờ. 

Bạn đọc đừng quên cập nhật những bài phân tích sâu sắc tại website phantich.com.vn của chúng tôi!