Mở bài

Nguyễn Tuân được xem là một trong những gương mặt tiêu biểu của văn học Việt Nam thời hiện đại. Mỗi tác phẩm của ông đều thể hiện được những phong vị ngôn ngữ tuyệt vời miêu tả cái đẹp của con người. Người lái đò sông Đà là một trong những tác phẩm điển hình của ông. Phân tích Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân để thấy được những tài hoa trong miêu tả nhân vật. Qua đó, nổi bật lên phong cách văn học đặc trưng của Nguyễn Tuân.

Thân bài

  • Luận điểm 1: Vị trí trung tâm, trọng yếu của người lái đò sông Đà trong truyện 

Nguyễn Tuân là một nhà văn rất yêu con người, điều này được thể hiện một cách mãnh liệt nhất thông qua việc đặt tên tác phẩm người lái đò sông Đà. Giữa dòng sông lớn mãnh liệt và đầy sức hút, con người nhỏ bé vẫn nổi bật và chinh phục được thiên nhiên. Điều này thể hiện được khao khát tột bậc trong việc làm nổi bật vẻ đẹp của con người và đời sống vị nhân sinh của Nguyễn Tuân. 

Nguyễn Tuân để con người ở vị trí trung tâm và trọng yếu thông qua nhan đề của câu chuyện
Nguyễn Tuân để con người ở vị trí trung tâm và trọng yếu thông qua nhan đề của câu chuyện

Sông Đà là dòng sông hùng vĩ, đại diện cho vẻ đẹp thiên nhiên Tây Bắc hoang sơ, thu hút. Nhưng vẻ đẹp ấy còn có phần bị lu mờ khi đứng trước sức mạnh quật cường của con người. Dù có kích thước, sức mạnh vật lý có phần thua so với dòng sông, nhưng người lái đò vẫn thành công chinh phục được những cuộn sóng chảy siết. Một con người dù nhỏ bé về hình thể, nhưng lại mạnh mẽ hơn về ý chí, xứng đáng trở thành nhân vật trung tâm của truyện.

Bên cạnh đó, những tác phẩm của Nguyễn Tuân cũng đều là nguồn cảm hứng tuyệt vời cho con người. Mỗi nhân vật đều được khai thác với vẻ đẹp và sự nỗ lực tối đa với nhiệm vụ của mình. Đó là ý nghĩa đầy sâu sắc mà Nguyễn Tuân luôn mong muốn để lại trong những tác phẩm của mình. 

Người lái đò được ví như anh hùng với vẻ đẹp khí phách, dũng cảm và thu hút
Phân tích Người lái đò sông Đà của Nguyên Tuân – Người lái đò được ví như anh hùng với vẻ đẹp khí phách, dũng cảm và thu hút
  • Luận điểm 2: Vẻ đẹp người anh hùng sông nước của người lái đò

Dù trong thời bình hay thời chiến, những người có ý chí, mạnh mẽ với khao khát mong muốn được chiến đấu với những mâu thuẫn đều được coi là anh hùng. Người anh hùng sông nước trong câu chuyện của Nguyễn Tuân đã hơn 70 tuổi Ở tuổi thất thập, sức khỏe người ta đã dẫn yếu đi, tóc cũng đã bạc, mắt cũng đã mờ dần. Ấy vậy mà người anh hùng của chúng ta lại là người cầm cây chèo, ngày ngày chiến đấu với dòng sông hung dữ. 

Phân Tích Người Lái Đò Sông Đà Của Nguyễn Tuân
Cuộc chiến giữa con người với thiên nhiên là cuộc chiến sinh tử

Cuộc chiến đầu giữa người lái đò với Sông Đà và những bố trí thạch trận đầy nguy hiểm. Đây là cuộc chiến gay go mà bất kì ai nếu sơ xẩy cũng đều sẽ gặp phải những bất trắc hiểm nguy. Ở nơi sông Đà là sự giằng co giữa sự sống và cái chết. Dòng sông với những tảng đá, đá hồn trông lúc nào cũng như muốn “ăn chết cái thuyền”. Người lái đò không chỉ là người giàu bản lĩnh, mà còn là người có máu anh hùng đầy khí phách, hiên ngang.


Trong cuộc chiến với sông Đà, người lái đò trở thành người chỉ huy tài tình, gan dạ. Ông nắm chắt được luồng nước, với từng con sóng, binh pháp thạch trận dày đặc, dũng mãnh vượt qua từng đợt sóng dữ. Thậm chí, ông còn có thể hình dung ra được bộ mặt đầy hung dữ của đá, sóng, gió, nước, với thái độ, tâm trạng của dòng sông để chiến thắng từng cơn thác. Hình ảnh người lái đò Sông Đà được tác giả miêu tả một cách chân thật đến từng chi tiết nhỏ. Qua đó, ta thấy được sự tài tình trong từng lời văn của ông.

Vượt lên trên hình ảnh của một người anh hùng, hơn hết, người lái đò sông Đà cũng chỉ là người lao động bình dị, một con người đã cống hiến thầm lặng, cao cả. Tình yêu và sự say mê với công việc và tình yêu nghề nghiệp giúp hình ảnh của người lái đò càng trở nên đẹp, thu hút hơn. Sau những giai đoạn khốc liệt, dữ dội, cận kề cái chết, người lái đò vẫn chỉ muốn trở về nhà, với cuộc sống bình thường. Đây là tâm thế mà không phải ai cũng có được. 

phân tích Người lái đò sông Đà của Nguyên Tuân
Phân tích Người lái đò sông Đà của Nguyên Tuân – Người lái đò sông Đà vừa là người anh hùng sông nước, vừa bình dị với cuộc sống lao động

Hình tượng người lái đò sông Đà được thể hiện thông qua 3 khía cạnh khác nhau. Đó là người anh hùng sông nước, người lao động chân chất và người nghệ sĩ tài hoa. Thông qua tài năng trong miêu tả, quan sát đại tài, Nguyễn Tuân đã làm nổi bật lên từng khía cạnh trong vẻ đẹp lao động của người lái đò sông Đà. 

  • Luận điểm 3: Sự khác biệt trong phong cách miêu tả vẻ đẹp hình tượng nhân vật của Nguyễn Tuân

Nguyễn Tuân dù đã chắp bút cho những tác phẩm ca ngợi vẻ đẹp lãng mạn. Nhưng tư tưởng ngôn ngữ của ông chịu nhiều ảnh hưởng của thời đại. Quan điểm của Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng được thể hiện với những chiều cạnh tương đối khác biệt. 

Trước cách mạng, Nguyễn Tuân tìm đến những cái đẹp trong quá khứ, với những đặc điểm phi thưởng và nổi loại. Điển hình trong nhân vật của Nguyễn Tuân chính là những nho sĩ tài hoa, những vị anh hùng vang bóng một thời. Sau cách mạng, vẻ đẹp trong nhân vật của Nguyễn Tuân đã trở nên bình dị hơn, thể hiện thông qua hình ảnh những con người rất đời, thường nhất.

Những nhân vật này có thể là anh bộ đội, câu dân quân, người lái đò, với hình ảnh lao động bình dị. Ở góc nhìn của Nguyễn Tuân, cái đẹp của con người được thể hiện thông qua những giây phút làm việc bình thường nhất. Hơn hết với những công việc đặc biệt như lái đò, cuộc đấu tranh giữa con người và thiên nhiên lại càng được nổi bật hơn cả. 

Dù đã có nhiều thay đổi trong các loại hình nhân vật miêu tả, nhưng Nguyễn Tuân vẫ giữ được tinh thần đặc trưng trong tác phẩm của mình. Đó là chất riêng vừa giàu tính hùng tráng, khí phách và sự dũng cảm khi đối mặt với thiên nhiên hùng vĩ. Tính hào hùng này có thể nhìn thấy trong những nhân vật của Nguyễn Tuân trước cách  mạng. Nhưng song song với đó bvẫn là vẻ đẹp nghệ thuật, sự khéo léo, tài năng và niềm đam mê nghề nghiệp bất tận của một người đàn ông đã ngoài 70 tuổi. Hơn hết, dù là bất kì ai cũng đều có sự mạnh mẽ, bản lĩnh tuyệt vời xen lẫn niềm yêu với cái đẹp, sự mềm mại và dịu dàng. 

Những thay đổi trong tư tưởng của Nguyễn Tuân được thể hiện rõ rệt trước và sau cách mạng
Những thay đổi trong tư tưởng của Nguyễn Tuân được thể hiện rõ rệt trước và sau cách mạng

Kết luận

Thông qua câu chuyện về người lái đò sông Đà, tác giả đã tường thuật về cuộc sống lao động đặc biệt của một người luôn mong muốn chinh phục thiên nhiên. Đồng thời, thể hiện sự hùng vĩ, hung dữ của thiên nhiên Tây Bắc. Xen lẫn với tinh thần và khí phách đối với cuộc đời chính là sự khéo léo, tài hoa.

Qua con mắt của nhà văn, nghề nghiệp của người lái đò dường như trở nên đặc biệt và thu hút hơn cả. Hơi thở văn chương của Nguyễn Tuân luôn được thể hiện thông qua những điểm nhân tinh tế đó. Phân tích người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân thể hiện được tài năng tuyệt vời của ông trong việc khắc họa hình dáng của con người trong cuộc sống. Qua đó, thể hiện được được những tư tưởng thời đại của nhà văn này. 

Cảm ơn cả nhà đã đón đọc những bài phân tích văn, thơ tại website của chúng tôi. Đừng quên để lại chia sẻ nếu thấy thông điệp mà phantich.com.vn chia sẻ hay. Mong rằng, bài phân tích này sẽ phần nào giúp các học sinh có thêm kiến thức phân tích hay về tác phẩm văn học này.

>> Xem thêm: Phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà tiêu biểu năm 2021