Mỗi tác phẩm văn học đều ghi dấu ấn trong lòng độc giả bằng những phong cách nghệ thuật độc đáo. Phân tích nghệ thuật trào phúng Hạnh phúc của một tang gia, trong tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng các bạn sẽ hiểu hơn về điều này.

Mở bài

Để phân tích nghệ thuật trào phúng Hạnh phúc của một tang gia được sâu sắc và chặt chẽ, các bạn trước hết cần khái quát qua về tác giả Vũ Trọng Phụng. Ông sinh năm 1912 và mất năm 1939. Vũ Trọng Phụng được biết đến là một trong những nhà văn, nhà báo nổi tiếng ở Việt Nam vào đầu thế kỷ XX. Theo ghi chép của lịch sử văn chương, Trọng Phụng có quê ở  làng Hảo (thuộc huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên). Nhưng ông lớn lên, trưởng thành và cuối cùng mất tại Hà Nội.

phan tich nghe thuat trao phung hanh phuc cua mot tang gia

Ông được biết đến với những tiểu thuyết tiêu biểu như: Giông tố, Làm đĩ, Vỡ đê, Số đỏ… Những tác phẩm này đều phản ánh rõ nét bức tranh hiện thực và những vấn đề bất công của xã hội lúc bấy giờ. Chính những phóng sự, và tiểu thuyết đó mà nhà văn Vũ Trọng Phụng trở thành một trong những cây bút hiện thực phê phán nổi bật của nền văn học Việt Nam trước Cách mạng tháng 8.

Số đỏ với đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia được độc giả yêu mến không chỉ bởi cốt truyện cùng tuyến nhân vật độc đáo, mà say mê còn bởi phong cách nghệ thuật trào phúng, châm biếm mà nhà văn đã sử dụng trong tác phẩm. Có thể nói thành công của tác phẩm có được phần lớn nhờ vào nghệ thuật trào phúng đặc sắc này.

Thân bài chi tiết nghệ thuật trào phúng Hạnh phúc của một tang gia

Luận điểm 1: Định nghĩa nghệ thuật trào phúng là gì?

Trước khi đi vào phân tích nghệ thuật trào phúng Hạnh phúc của một tang gia, chúng ta đi tìm hiểu định nghĩa nghệ thuật trào phúng là gì? Đặc điểm của nó ra sao?. Theo quan niệm của các nhà nghiên cứu văn chương, nghệ thuật “Trào phúng” nó không chỉ  hoàn toàn đồng nghĩa với phê phán, cũng không đơn thuần chỉ là những tác phẩm gây tiếng cười. Trào phúng là nghệ thuật mà trong đó chủ yếu sử dụng yếu tố gây cười, tiếng cười để nhấn mạnh, làm nổi bật nhược điểm hay những thói hư tật xấu, những vấn đề bất công, đồi bại… của những đối tượng như cá nhân, một tầng lớp người, một thể chế hay cả loài người. Từ đó, khơi gợi lên thái độ coi thường, giễu cợ, khinh bỉ hay sự phẫn nội đối với những đối tượng đó, nhằm lên án, phê phán và bôi nhọ những thói hư tật xấu đó. Nghệ thuật trào phúng là dùng tiếng cười là nguyên tắc chính, là đặc điểm then chốt của tác phẩm văn học, khác hẳn với những tác phẩm truyện cười hài hức chỉ lấy việc mua vui làm mục đích chính. Để tiếng cười trào phúng thành công nhất, nhà văn phải tạo ra được những tình huống mâu thuẫn hấp dẫn và xây dựng cốt truyện đặc sắc thì mới có thể khiến độc giả vừa cười mỉa mai, vừa cảm thấy thích thú khi theo dõi tác phẩm.

Trong nền văn học Việt Nam có nhiều tác phẩm sử dụng bút pháp trào phúng, trào lộng để phê phán hiện thực xã hội như Đồng hào có ma của Nguyễn Công Hoan, Số đỏ của Vũ Trọng Phụng. Trong đó, tác phẩm Số đỏ với đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia là một trong những phân đoạn trào phúng hơn hẳn.

Luận điểm 2: Thành công của nghệ thuật trào phúng trong đoạn trích

Phân tích nghệ thuật trào phúng Hạnh phúc của một tang gia, các bạn không thể không nói tới những mâu thuẫn trào phúng được xây dựng thành công trong tác phẩm. Bên cạnh đó là những nhân vật góp mặt trong những tình huống, cảnh tượng trào lộng ấy. Để hiểu kỹ hơn, chúng ta cùng đi vào phân tích từng luận cứ trong đoạn trích độc đáo này.

Luận cứ 1: Mâu thuẫn trào phúng được xây dựng thành công

phan tich nghe thuat trao phung hanh phuc cua mot tang gia

Có thể nói, mâu thuẫn của nghệ thuật trào phúng được thể hiện ngay trong tự đề của đoạn trích, đó là “Hạnh phúc của một tang gia”. “Tang gia”, là cụm từ người ta thường dùng để nói về những gia đình có đám ma. Là một hoàn cảnh sẽ tràn ngập nước mắt với những nỗi đau mất mát, chia li và buồn thương nuối tiếc. Ấy vậy mà ở đây, “tang gia” này lại đang rất “hạnh phúc”. Hạnh phúc là cụm từ người ta dùng cho hoàn cảnh khi con người nhận được, hay thực hiện được điều gì mình mong ước. Là niềm vui, là tiếng cười khi điều ước thỏa mãn. Thế mà, cái hạnh phúc đó lại xuất hiện ngay trong một tang gia! Thật là một chuyện vừa phi lí, vừa nực cười. Qua tựa đề của đoạn trích, độc giả đã cảm nhận mâu thuẫn trào phúng, chứa đựng đầy tiếng cười chát chua, đồng thời kích thích trí tò mò.

Không chỉ mâu thuẫn trào phúng lộ rõ ngay ở tiêu đề đoạn trích mà còn thể hiện rõ trong niềm vui sướng và hạnh púc của những nhân vật trong gia đình và ngoài gia đình. Mặc dù nhà có đám tang nhưng ai trong nhà cũng không giấu nỗi niềm vui vì điều đó sẽ đạt được mục đích ước nguyện khác nhau: “Cái chết kia đã làm cho nhiều người sung sướng lắm. Ông Phán mọc sừng đã được cụ Hồng nói nhỏ và tai rằng sẽ chia cho con gái và rể thêm một số tiền là vài nghìn đồng”; “Cụ cố Hồng đã nhắm nghiền mắt lại để mơ màng đến cái lúc cụ mặc đồ xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc vừa khóc mấu, để cho thiên hạ phải chỉ trỏ: – Úi kìa, con giai nhớn đã già đến thế kia kìa!” Cụ chắc cả mười rằng ai cũng phải ngợi khen một cái đám ma như thế, một cái gậy như thế…”,

Còn những người trong thiên hạ khi đến đưa ta thì vui mừng vì đó là dịp để được chim chuột nhau, khoe mẽ, được xem một đám rước to chưa từng thấy…

Luận cứ 2: Những nhân vật trào phúng

Phân tích nghệ thuật trào phúng Hạnh phúc của một tang gia, độc giả còn cần nhấn mạnh đến các nhân vật trào phúng được tác giả Vũ Trọng Phụng đã dày công xây dựng. Đầu tiên phải kể đến nhân vật cụ cố Hồng. Khi bố mình chết, cụ cố Hồng cảm thấy rát vui vì có cơ hội được diễn trò già yếu trước mọi người, suy nghĩ mông lung tưởng tượng ra cảnh mình được mặc áo xô gai, rồi lụ khụ vừa ho vừa mếu máo khóc lóc thương tiếc bố già. Điều này thể hiện, cụ quả thực là một con người háo danh, khoe mẽ, theo đuổi vẻ bề ngoài mà không hề tiếc thương gì trước sự ra đi của người phụ thân đã sinh ra mình. Trong khi đó, ông cháu rể Văn Minh thì khi cụ chết, đã nghĩ ngay đến cái chúc thư của ông cụ đã đến lúc được đi vào thực tế chứ không còn trên giấy tờ, lý thuyết viễn vông, xa vời nữa. Bên cạnh đó, cháu gái là bà Văn Minh thì vui mừng ra mặt vì cũng sắp có cơ hội quảng bá, lăng xê những mốt y phục táo bạo, quyến rũ nhất. Tiếp đến là cô Tuyết. Nhờ có cụ chết mà cô được dịp diện y phục “ngây thơ” trong đám tang, để minh chứng rằng mình vẫn còn trinh tiết, trong trắng. Cô cũng có cơ hội thể hiện nỗi “buồn lãng mạn” vì không thấy người tình tóc đỏ của mình. Còn cậu Tú Tân thì như phát điên vì sung sướng khi cụ chết thì cậu có cơ hội sử dụng máy ảnh đã sắm từ lâu và thể hiện khả năng chụp ảnh của mình. Còn ông Phán mọc sừng thì hạnh phúc râm ran khi không ngờ cái sừng bị cắm trên đầu lại có giá trị to lớn đến vậy. Đặc biệt, Xuân tóc đỏ là một trong những người hạnh phúc nhất vì nhờ câu nói của hắn mà cụ Tổ chết, và nhờ đó mà danh giá uy tín lại càng có sức ảnh hưởng mạnh mẽ hơn.

phan tich nghe thuat trao phung hanh phuc cua mot tang gia

Cái chết của cụ Tổ không chỉ mang tới niềm vui cho những nhân vật chính trong đoạn trích mà còn cả những thành phần phụ như cảnh sát Min Đơ, Min Toa. Bởi “Giữa lúc không có ai đáng phạt mà phạt, đương buồn rầu như những nhà buôn sắp vỡ nợ, mấy ông cảnh binh này được có đám thuê thì sung sướng cực điểm, đã trông nom rất hết lòng. Thành thử tang gia ai cũng vui vẻ cả…” Đến những cụ già, bạn bè của cụ cố Hồng cũng lợi dụng đám ma để được dịp khoe danh, được dịp háo sắc “Những ông bạn thân của cụ cố Hồng, ngực đầy những huy chương như: Bắc đẩu bội linh, Long bội tinh, Cao Mên bội tinh, Vạn tượng bội tinh, vân vân… trên mép và cằm đều đủ râu ria, hoặc dài hoặc ngắn, hoặc đen hoặc hung hung, hoặc lún phún hay rầm rậm, loăn quăn, những ông tai to mặt lớn thì sát ngay với linh cửu, khi trông thấy một làn da trắng thập thò trong làn áo voan trên cánh tay và ngực Tuyết, ai nấy đều cảm động hơn những khi nghe tiếng kèn Xuân nữ ai oán, não nùng”. Đến cả những người trên hàng phố, cũng cảm thấy đám ma thú vị, hấp dẫn và thiên hạ chỉ chú ý đến những kiểu quần áo thời trang tang gia mà những người đưa đám đang trưng diện. Thật là một bức tranh trào phúng sinh động hết mức và đậm chất hài hước, mỉa mai sâu cay.

Luận cứ 3: Cảnh tượng trào phúng

phan tich nghe thuat trao phung hanh phuc cua mot tang gia

Nghệ thuật trào phúng không chỉ thể hiện ở các nhân vật mà còn diễn ra trong xuyên suốt cảnh đưa đám. Đó là một đám tang nhìn xa trông rất long trọng và gương mẫu nhất trong phố. Nhưng nhìn kỹ lại thì hóa ra lại là một đám rước, đám hội vui nhộn và  lộn xộn. Đám vừa đi vừa nhốn nháo, với đủ loại kèn Tây, kèn ta, Tàu lẫn lộn và lố lăng. Những người đưa đám thay vì tỏ vẻ buồn đau thì lại thầm thì bàn tán chuyện dung tục, chim chuột nhau. Đến lúc hạt huyệt rồi, cái chất trào phúng vẫn không chừa. Nó thể hiện ở ngay cảnh cậu Tú cứ bắt mọi người tạo dáng để chụp ảnh cười lúc hạ huyệt người chết. Ông Phán mọc sừng thì giả vờ khóc lóc sướt mướt, oặt cả người đi nhưng lại lén lún giúi vào tay Xuân tóc đỏ 5 đồng để trả ơn. Quả thật, một đoạn trích ngắn nhưng nghệ thuật trào phúng đã xây dựng thành công ngoài mong đợi.

Kết bài 

Có thể nói, phân tích nghệ thuật trào phúng Hạnh phúc của một tang gia, có thể sự thành công của đoạn trích và toàn bộ tác phẩm hoàn toàn nhờ vào tài năng sử dụng nghệ thuật này của tác giả. Nhờ nghệ thuật trào phúng mà khiến độc giả cảm nhận rõ rệt những thói hư tật xấu lố lăng, bịm bợp và đáng phê phán, lên án của xã hội thượng lưu lúc bấy giờ.