Vẻ đẹp của các các mùa xuân hạ thu đông trong năm luôn là nguồn cảm hứng sáng tác của các nhà văn nhà thơ Việt Nam. Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của tác giả Thanh Hải là một minh chứng điển hình. Phân tích khổ thơ 4.5 Mùa xuân nho nhỏ, chúng ta sẽ hiểu hơn những khía cạnh đẹp đẽ của mùa xuân chiến thắng.

Chi tiết phân tích khổ thơ 4.5 Mùa xuân nho nhỏ 

Mở bài

Tác giả Thanh Hải là một trong những nhà thơ hiện đại Việt Nam. Ông trải qua cả hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp và chống Mỹ.  Thơ ca của ông lúc bấy giờ như là ngọn lửa Cách mạng, thắp lên trong lòng người dân Miền Nam trong những ngày đen đối chống Mỹ và lũ tay sai Ngô Đình Diệm. Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được tác giả iết khi đang nằm trong viện chữa bệnh hiểm nghèo. Dù trong hoàn cảnh đau thương ấy, nhưng có thể thấy tâm hồn ông vẫn rực rỡ tràn đầy sức sống.

phan tich kho tho 4.5 mua xuan nho nho

“Mùa xuân nho nhỏ” là một trong những tác phẩm viết về mùa xuân độc đáo và ý nghĩ. Nó không chỉ là miêu tả mùa xuân của đất trời mà còn là mùa xuân của tuổi trẻ mùa xuân của sự khát vọng cống hiến cho đời của nhà tác giả. Trong đó, hai khổ thơ 4.5 thể hiện rõ nét nhất ước mơ hoài vọng được tận hiến cho đời, cho mùa xuân đất nước của nhà thơ Thanh Hải.

Thân bài chi tiết phân tích khổ thơ 4.5

Luận điểm 1: Khái quát chung về tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ

Khi phân tích khổ thơ 4.5 Mùa xuân nho nhỏ không thể không nhắc tới hoàn cảnh sáng tác của toàn bài thơ. Theo tác giả chia sẻ, bài thơ này ông làm khi đang nằm viện điều trị bệnh hiểm nghèo. Lúc này, đất nước mới thống nhất, hai miền Nam Bắc đã không còn chia cắt, nong sông đã thu về một mối. Cả dân tộc đang trong hoàn cảnh xây dựng và kiến thiết lại cuộc sống mới, do đó còn gặp nhiều khó khăn, thử thách và gian lao.  Là một chiến sĩ đã từng nằm gai nếm mật khắp dọc các chiến trường Bắc Nam, nhà thơ xót xa khi phải nằm trên giường bệnh trong khi đất nước đang cần. Có thể nói, Mùa xuân nho nhỏ là nỗi lòng, là suy tư tâm sự và ước mong của tác giả khi muốn cống hiến cho mùa xuân to lớn của đất nước.

Luận điểm 2: khổ thơ 4: tự nguyện, ước vọng mang niềm vui cho đời

Nếu như trong những câu thơ trước, tác giả dành đất để nói về những gian lao vất vả của đất nước thì tới khổ thơ này, tác giả mơ màng ước nguyện trở thành chim, thành hoa, thành nốt nhạc để làm vui cho đời.

“Ta làm con chim hót,

Ta làm một cành hoa.

Ta nhập vào hoà ca,

Một nốt trầm xao xuyến”

Đến đây, người đọc có thể mường tượng ra, tác giả đang nằm trên giường bệnh, nhìn ra ngoài cử sổ và khát khao trở thành những chú chim kia để góp tiếng hót cho cuộc đời. Tác giả ngắm những bông hoa đang khoe sắc hương bỗng cũng muốn mình được như cành hoa kia, góp một phần nhỏ hương sắc cho cuộc sống. muốn làm con chim hót : góp tiếng hót cho cuộc đời. Tác giả ước muốn trở thành những điều nhỏ bé như con chim, như cành hoa chứ không trở thành những thứ khoa trương, to lớn. Đặc biệt, tác giả lại muốn trở thành một nốt trầm trong bản nhạc. Một nốt thanh không ồn ào, cao điệu mà là nốt trầm xoa xuyến, lặng lẽ nhập vào tiếng hát, khúc ca của đất nước đón mùa xuân về.

Có thể thấy, ước mơ của tác giả thật giản đơn nhưng thật cao đẹp. Những điều nho nhỏ tác giả muốn làm ấy sẽ cùng những điều nho nhỏ của bao nhiêu người khác để tạo nên mùa xuân tươi đẹp của dân tộc.

phan tich kho tho 4.5 mua xuan nho nho

Liên tục trong 3 câu, tác giả sử dụng điệp từ “ta làm” kết hợp với nhịp thơ nhanh, diễn tả rõ hơn khát vọng dồn dập cống hiến của cho đời của nhà thơ Thanh Hải. Ngoài ra, ở đây ông không dùng đại từ nhân xưng “tôi” mà dùng đại từ “ta”, điều này có thể thấy ước nguyện này không chỉ riêng ông mà hết thảy những người dân Việt Nam lúc bấy giờ. Đó là khát vọng của những con người luôn muốn hòa nhập vào cuộc sống của dân tộc. Dù họ có đang bị thương tật, bị đau yếu, nhưng tận sâu trong trái tim vẫn luôn muốn hy sinh vì sự phồn vinh của tổ quốc. Đó cũng là niềm trăn trở da diết của một nhà thơ Cách mạng yêu nước, gắn bó cả cuộc đời với sự tự do độc lập của dân tộc.

Luận điểm 3: khổ thơ 5: nguyện ước hiến dâng cho đời chân thành không nề hà tuổi tác.  

Phân tích khổ thơ 4.5 Mùa xuân nho nhỏ đến đây, độc giả cảm động hết sức trước tấm lòng vì dân vì nước của nhà thơ Thanh Hải. Bởi lẽ, tác giả chỉ muốn lặng lẽ dâng cho đời, dù cho khi tuổi đôi mươi tươi đẹp hay xế chiều.

“Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời”

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc”

 “Mùa xuân nho nhỏ” ở đây chính là hình ảnh ẩn dụ cho cuộc đời mỗi người nói chung và cuộc đời của tác giả nói riêng. Bởi tuổi đời của con người được đánh dấu bằng những mùa xuân. Như Bác Hồ đã dành cỏa 79 mùa xuân cho đất nước. Thì tác giả cũng muốn cống hiến mùa xuân nho nhỏ của mình cho mùa xuân chiến thắng, mùa xuân hạnh phúc của dân tộc.

Hai cụm từ láy “lặng lẽ” và “nho nhỏ” càng thể hiện sự chân thành, khiêm tốn và đức tính cao đẹp khiêm nhường của nhà thơ. Ông không khoa trương hoa mỹ về sự cống hiến của mình mà chỉ muốn lặng lẽ, âm thầm hiến dâng.

phan tich kho tho 4.5 mua xuan nho nho

Nhà thơ sử dụng điệp ngữ “dù là” thể hiện rõ rệt thái độ bản lĩnh, kiên cường mạnh mẽ trước những gian lao vất vả của cuộc đời. Ông nhớ lại tuổi đôi mươi của mình. Cái tuổi xuân xanh ấy cũng đã vào sinh ra tử cùng đồng đội để bảo vệ tổ quốc. Thì đến cái tuổi tóc bạc, nhà thơ cũng muốn được dâng trọn tấm thân, tâm trí cho đời.  Hai hình ảnh kết lại là cuộc đời của một con người. Dù là lúc trẻ tuổi hay khi đã bên kia dốc cuộc đời thì vẫn nguyện âm thầm, hy sinh vì nước vì dân.

Cụm từ “dù là” cũng thể hiện như là một lời thề, lời hứa trang trọng sẽ vẫn quyết tâm, kiên trì để trở thành mùa xuân nho nhỏ góp vào mùa xuân lớn của đất nước, dù cho có đau yếu bệnh tật.

Kết bài

Sau khi phân tích khổ thơ 4.5 Mùa xuân nho nhỏ, độc giả mới càng thấu hiểu hơn lí do vì sao tác phẩm lại được phổ nhạc thành bài ca đi cùng năm tháng. Với biện pháp nghệ thuật dùng từ láy đặc sắc và nhịp thơ như các nhạc, đã giúp bài thơ trở thành bài hát trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Mỗi khi kỷ niệm Cách mạng thành công hay ngày thống nhất đất nước 30.4, người ta vẫn thường mở ca khúc này như một bài ca mừng chiến thắng.

Qua hai khổ thơ 4.5, độc giả nhận thấy tấm lòng yêu quê hương đất nước tha thiết của tác giả. Ông đã dành cả tuổi trẻ của mình để hy sinh cho nền độc lập của nước nhà. Thế nhưng, dường như với ông như vậy vẫn chưa đủ. Đến tuổi xế chiều, dù đang đau yếu vì bệnh tật, nhưng khi thấy đất nước đang vượt qua gian khó để bước vào công cuộc xây dựng cuộc sống mới.