Nguyễn Duy là nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Thơ ông thường dung dị, ngôn ngữ mượt mà, giàu hình ảnh và đôi khi rất “triết lý”. Một trong những tác phẩm để đời của tác giả là bài thơ Ánh Trăng. Bài thơ không chỉ đơn giản viết về ánh trăng tròn đầy kia mà nó còn mang rất nhiều tầng nghĩa khác. Đặc biệt ở khổ cuối bài thơ mang hàm ý sâu sắc về tấm lòng, thủy chung son sắc, về tình cảm dân tộc. Phân tích khổ cuối bài ánh trăng chúng ta càng hiểu được tấm lòng của Nguyễn Duy dành cho quê hương, cho dân tộc và cho những người mình yêu thương.

Phân tích khổ cuối bài ánh trăng

“Trăng cứ tròn vành vạnh

Kể chi người vô tình

Ánh trăng im phăng phắc

Đủ cho ta giật mình”

Bài thơ ánh trăng có nội dung  vô cùng ngắn gọn, nếu đoạn đầu bài thơ là quá khứ về ánh trăng, thì đoạn cuối lại là ánh trăng của hiện tại, đẹ tinh khôi nhưng cũng đủ để ta giật mình.

“Trăng cứ tròn vành vạnh

Kể chi người vô tình

Hình ảnh ánh trăng  trong thơ Nguyễn Duy hiện ra rất đẹp tròn đầy, hồn nhiên tươi mát, rạng  ngời. Ánh trăng tròn vành vạnh không một khuyết điểm, một vẻ đẹp thiên nhiên ban tặng mà không phải cảnh vật nào cũng có được. Ánh trăng mang ánh sáng dịu mát lại tròn trịa, ánh  trăng xua đi những nỗi tăm tối trong tâm hồn con người, khơi mở ra những điều tốt đẹp nhất, những giá trị nhân văn sâu sắc.

Phân tích khổ cuối bài ánh trăng  – Ánh trăng nhắc lại cho tác giả cũng như cho những người đồng chí đồng đội về những thời gian khó khăn ở nơi chiến trường. Ánh trăng chính là người bạn tri kỷ ấu thơ, người bạn tri kỉ khi chiến tranh trong rừng núi hoang vu bất diệt. Ánh trăng đã đi vào thơ ca của biết bao thi nhân, là bạn, là tri kỉ trường tồn nơi vùng chiến. Ánh Trăng còn là biểu tượng hòa bình khi tác giả viết: “Đầu súng trăng treo – Đồng Chí”. Ánh trăng cũng chính là quá khứ nghĩa tình trọn đầy, tròn vành vạnh giữa bầu trời đêm.

Vẻ đẹp của ánh trăng chỉ qua một câu thơ gợi mở ra rất nhiều tầng nghĩa. Nguyễn Duy không cần phải viết nhiều, nói nhiều, chỉ một câu thơ: ““Trăng cứ tròn vành vạnh” – đã cho thấy dù bây giờ, mai sau trăng mãi thế, quá khứ, tri kỉ, nghĩa tình mãi thế. Nhưng: “Kể chi người vô tình”. Hai câu thơ được đặt cạnh nhau mà đối lập nhau hoàn toàn. Nếu ánh trăng là sự thủy chung son sắc thì câu thơ thứ hai lại là sự vô tình của thời bình.

Những gian khó kháng chiến qua đi, dường như con người rất nhanh quên đi quá khứ, quên đi những năm tháng gian khó nghĩa tình. Vầng trăng vẫn thế, quá khứ vẫn thế chỉ có con người là hờ hững, vô tình.

Để rồi, hai câu thơ sau:

ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình”

Hai câu thơ sau có sự thay đổi vô cùng mạnh mẽ. Câu đầu là vầng trăng, câu sau đã chuyển thành ánh trăng. Nếu vầng trăng là thứ dễ nhìn thấy nhất, hữu thực nhất thì ánh trăng lại là thứ huyền ảo vô cùng. Chỉ có sức mạnh của sự huyền ảo mới có thể làm thức tỉnh tâm hồn con người sau những ngày thang vô cảm. Chỉ có ánh trăng mới sọi rọi vào quá khứ, vào lương tâm con người và đánh thức nó.

Ở đây, ánh trăng của Nguyễn Duy im phăng phắc. Đây là một sự im lặng đến nghiêm khắc, hay còn là một sự nhắc, nhở trách móc nhìn nhận lại mình, sự ăn năn hối hận vì vô tình, bội bạc không nên có ở mình. Trong cuộc đời này, chúng ta sợ nhất chính là sự im lặng. Im lặng có nghĩa là người đối diện đã trở nên vô  nghĩa không còn ý nghĩa gì nữa. Im lặng là dấu lặng chấm hết cho một mối quan hệ. Ta sợ nhất im lặng vì nó không cần giải thích, một cái buông tay dứt khoát, một sự hờ hững lạnh lùng. Ánh trăng cũng vậy.

Nếu nó đã từng tỏa sáng thì giờ đây nó lại im lặng, sự im lặng  như nhắc nhở chúng ta hãy sống thật thủy chung, son sắc. Ánh trăng im lặng  “đủ cho ta giật mình”. Tác giả sử dụng động từ giật mình ở đây thật tài tình, thật nhân văn. Con người từ sâu trong tâm hồn luôn là bản ngãi, là những giá trị nhân văn sâu sắc nhất. Cuộc sống khiến chúng ta quên đi quá khứ, quên đi nghĩa tình, quên đi những giá trị đạo đức ở đời nhưng cái “giật mình” đã khiến chúng ta hồi tỉnh. Giật mình khẳng định truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta vẫn uống nước nhớ nguồn, vẫn không quên những năm tháng kháng chiến trường kì, hạnh phúc phải đổ bằng máu. Giật mình để thấm chất nhân văn sâu sắc, sống trọn nghĩa tình thủy chung, không hờ hững, không vô tình. Cái giật mình trong văn cảnh này thật đáng quý làm sao.

Phân tích khổ cuối bài ánh trăng – Nguyễn Duy là con người của gốc lúa, bờ tre hiền hậu, thơ ông gắn bó với những gì bình dị nhất trong đời sống nhưng lại truyền tải được rất nhiều thông điệp và mang ý nghĩa sâu sa. Từng câu thơ rất đậm chất triết lý, đắt giá và giàu hình ảnh. Khổ cuối bài thơ Ánh Trăng đã được thể hiện qua nghệ thuật đặc sắc đối lập, giàu hình ảnh, giàu tính khát quát và mang nhiều tầng nghĩa. Đã gửi gắm một thông điệp nhân văn sâu sắc đến con người hiện tại, đừng bao giờ quên quá khứ, hãy sống thủy chung với quá khứ và sống thật đẹp, thật ý nghĩa với đời.

>> Xem thêm: Phân tích bài thơ Ánh Trăng của Nguyễn Duy – Văn mẫu tham khảo đạt điểm cao