Phân tích khổ 2 bài thơ “Nói với con” chi tiết

Y Phương là một trong những nhà thơ dân tộc Tày nổi tiếng. Những bài thơ của ông thường thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ, lời thơ hay, giàu hình ảnh về những con người miền núi. Một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông phải kể đến bài thơ “Nói với con”, đây là bài thơ về tình cảm gia đình, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của con nguời, quê hương đất nước. Một trong những đoạn trích ấn tượng nhất là khổ thứ 2 của bài thơ. Đây là khổ thơ thể hiện lòng tự hào về sức sống mãnh liệt, bền bỉ, những truyền thống tốt đẹp cao cả của quê hương.

phân tích khổ 2 bài nói với con

“Người đồng mình thương lắm con ơi

Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chí lớn

Phân tích khổ 2 bài nói với con – Tác giả sử dụng cụm từ “Người đồng mình” cho thấy sự gắn bó, yêu thương cội nguồn của người dân nơi đây. Người đồng mình chính là người vùng mình, đây là tiếng địa phương của dân tộc miền núi, tiếng mẹ đẻ hay nói đúng hơn là tiếng của cội nguồn. Lời nói của cha dành cho con mới chân thành, tha thiết và tình cảm làm sao. Với cách gọi thân mật “người đồng mình” cha đang truyền cho con tình cảm, sự yêu thương và nhớ về cội nguồn dân tộc. Người cha cung mong con hãy biết trân trọng, giữ gìn những đức tính tốt đẹp, phẩm chất cao quý của dân tộc mình. Đặc biệt cụm từ “thương lắm con ơi” nghe tha thiết, tình cảm mà chân thành biết bao nhiêu. Khi đọc xong câu thơ này chúng ta có cảm giác như đang được nhìn thấy hình ảnh ánh mắt trìu mến của cha kể về con người, quê hương đất nước. Cảm giác cha dành cho quê hương, người quê mình là tình yêu nồng nàn, tất cả đều đáng yêu và đáng thương, đáng trân trọng. Câu nói “thương lắm con ơi”, tuy mộc mạc mà chân thành, đi vào lòng người.

Tình yêu của cha dành cho “người đồng mình” còn thể hiện qua sự thấu hiểu thương cảm với những vất vả khó khăn mà mọi người đang phải chịu. Đó là “cao đo nỗi buồn” – nỗi buồn quanh năm cảu người dân tộc nằm giữa mây đá, núi rừng. Họ thường xuyên phải xa bản làng, bước chân trải dài trên đỉnh non cao nguy hiểm, trắc trở vô cùng để có thể sống và tồn tại. Đó là nỗi vất vả, cái nghèo, cái đói vẫn còn đang bám lấy dân tộc mình. Để rồi, cha lại tự hào “xa nuôi chí lớn” khi nói với con. Người vùng mình tuy vất vả nhưng ai cũng mang trong mình một chí hướng lớn lao, nghị lực muốn bay cao bay xa hơn trong tương lai.

Chỉ hai câu thơ ngắn đã khẳng định niềm tự hào về phẩm chất tốt đẹp của dân tộc, tự hào về nghị lực sống của người dân nơi đây.

Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói”

Một lời chia sẻ chân thành tự tận đáy lòng người cha, đó là dù hoàn cảnh có khó khăn vất vả thế nào cha vẫn không “chê” quê hương, cha vẫn sẽ vượt qua. Đây chính là lời khẳng định về sự gắn bó nghĩa tình, thủy chung sâu nặng của “người đồng mình” với quê hương, dân tộc. Ba câu thơ sử từ ngữ rất giàu hình ảnh, gợi lên cho chúng ta một không gian sống đơn sơ, giản dị, nghèo đói. Đặc biệt, điệp từ “sống” và “không chê” cho ta thấy tấm lòng người cha son sắc biết bao nhiêu. Hoàn cảnh dù có nghèo đói, có khó khăn, có gập ghềnh thế nào cha cũng mong con hãy vượt lên tất cả bằng tất cả tình yêu và nghị lực của con.

“Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc”

Phân tích khổ 2 bài nói với con – Đây chính là lời nhắn nhủ, động viên con hãy sống mạnh mẽ như dòng sông, dòng suối, dù cho lên thác xuống ghềnh con cũng sẽ vượt qua mọi gian nan phía trước. Tác giả thật tài tình khi sử dụng những ngôn từ giàu hình ảnh và gắn liền với người dân tộc. Sông, suối, thác ghềnh đều là những hình ảnh quá đỗi quen thuộc đối với người dân tộc miền núi. Sử dụng những hình ảnh này để nói lên sự gian khó, vất vả đồng thời cũng ca ngợi sự kiên trì, nghi lực phi thường của người dân nơi đây. Cuộc sống không hề yên ả như mặt hồ thu, mà nó là “lên thác xuống ghềnh”, nhưng người dân nơi đây vẫn không sợ, họ sẵn sàng đương đầu với mọi thử thách phía trước. Đây chính là tâm ý mà người cha muốn truyền lại cho con.

Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

Còn quê hương thì làm phong tục.”

Sang đoạn thơ này chúng ta càng thấy được lời khẳng định chắc nịch về người đồng mình. Hình ảnh người đồng mình hiện lên “thô sơ da thịt”, một vẻ đẹp bình dị, rắn rỏi, khỏe khoắn. Hình ảnh của người lao động, băng rừng vượt suối. Ngôn từ mộc mạc, giản dị lột tả đầy đủ vẻ đẹp bên ngoài của người dân tộc. Đặc biệt, hình ảnh bên ngoài đối lập hoàn toàn với bên trong “chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”. Nếu vẻ đẹp bên ngoài thô sơ, không hoàn mỹ thì ngược lại, vẻ đẹp tâm hồn lại được đề cao và lớn lao vô cùng. Người đồng mình ai cũng đều nuôi chí lớn, khát vọng sống một cuộc đời tươi đẹp và đủ nghị lực để thực hiện khát vọng đó. Không có ai là “nhỏ bé” – đó là sự nhỏ bé trong tâm hồn chứ không phải vẻ ngoài. Hai câu thơ được đặt cạnh nhau, đối lập nhau, càng tôn lên vẻ đẹp tâm hồn của người dân tộc miền núi. Họ sống giữa núi rừng bạt ngạt nên trái tim, tâm hồn và khát vọng cũng lớn lao như núi rừng vậy. Để rồi:

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

Còn quê hương thì làm phong tục.”

Họ xây dựng quê hương đất nước bằng chính hai bàn tay của mình. Hình ảnh “đục đá” là một hình ảnh cho thấy một công việc vô cùng nặng nhọc vất vả, đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại. Đây là hình ảnh ẩn dụ thể hiện tinh thần tự tôn dân tộc, ý thức bảo vệ quê hương. Hình ảnh “đục đá” vừa mộc mạc chân thành mà giàu hình ảnh. Qua ý thơ, chúng ta có thể hình dung người dân lao động miền núi với khát vọng “đục đá kê cao quê hương” để tôn tạo lên vẻ đẹp văn hóa dân tộc, vượt qua bao thiên tai bão lu, bọm đạn hung tàn để giữ gìn và bảo vệ dân tộc. Và “Còn quê hương thì làm phong tục” càng khẳng định rằng, khi ta làm giàu cho quê hương, quê hương sẽ sẽ đem đến sự phát triển cho con người về đời sống, tinh thần và vật chất. Đây là hai câu thơ có sự gắn kết qua lại với nhau. Chúng ta xây dựng quê hương tốt đẹp chính là xây dựng cho mình một đời sống tinh thần, vật chất tốt hơn.

“Con ơi tuy thô sơ da thịt

Lên đường

Không bao giờ nhỏ bé được

Nghe con.”

Nhịp thơ chậm rãi chân thành, nghe như lời nhắn nhủ tha thiết từ trái tim người cha. Một lần nữa người cha khẳng định người đồng mình “thô sơ da thịt”, đó là hình ảnh đáng trân quý và tự hào. Hình ảnh của sự vất vả, lam lũ nơi núi rừng bạt ngàn. Hình ảnh khỏe khoắn, rắn rỏi của người dân lao động miền núi. Vẻ ngoài tuy không đẹp, tuy thô s, chân chất mộc mạc nhưng người cha nhắn con hãy nhớ, dù đi đâu, con cũng không bao giờ ngừng nuôi chí lớn, hãy luôn tự hào về quê hương dân tộc, hãy sống với khát vọng và đam mê. Người dân quê ta có thể nhỏ bé về vóc dáng, thô sơ về vóc dáng nhưng khí phách, tinh thần thì thật lớn lao. Sự đối lập giữa hình thể và tâm hồn càng khẳng định niềm tự hào về những con người dân tộc miền núi, càng cho thấy được tình yêu thương, tự hào của người cha dành cho quê hương.

Câu cuối “nghe con” nghe vừa nhẹ nhàng mà vừa dứt khoát như lời nhắn nhủ và khẳng định. Trên đường đời, dù con có đi đâu làm gì cũng hãy tự hào về dân tộc, về những con người của núi rừng, luôn mang trong mình khát khao, nghị lực, khí phách lớn lao.

Chỉ qua khổ 2 của bài thơ Nói Với Con chúng ta đã thấu hiểu phần nào những khát vọng lớn lao của người dân tộc miền núi. Bằng biện pháp miêu tả, ẩn dụ, đối lập tác giả đã vẽ lên một bức tranh về cuộc sống của người dân miền núi, khí phách, hiên ngang. Lời thơ giản dị, chân thành nhưng chạm đến trái tim bạn đọc, cảm nhận được tình yêu to lớn của người cha dành cho con hay chính xác hơn là dành cho quê hương đất nước.

Xem thêm: Phân tích bài thơ Nói với con của nhà thơ Y Phương đầy đủ, sáng tạo