Giới thiệu qua về tác giả Tố Hữu

Trước khi phân tích khổ 1 bài thơ Từ ấy chi tiết, chúng ta cần điểm qua một chút về tác giả. Tố Hữu – cánh chim đầu đàn trong nền thơ ca cách mạng. Với ông, con đường cách mạng gắn liền với con đường thơ ca. Bởi thế các tác phẩm của Tố Hữu đều thể hiện ý tứ thơ sâu sắc, không chỉ trong ngôn từ mà còn trong những thủ pháp nghệ thuật mà ông sử dụng. 

Trong sự nghiệp thơ ca của mình, không thể nhắc tới bài thơ “Từ ấy”. Bài thơ được sáng tác năm 1938 khi nhà thơ vừa tròn 18 tuổi và được vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Từ ấy chính là tiếng lòng của nhà thơ thể hiện niềm vui sướng, tự hào của một thanh niên trẻ yêu nước. “Từ ấy” là bài thơ gồm 3 khổ thơ, mỗi khổ 4 câu viết theo thể thất ngôn. Trong đó khổ đầu bài thơ là khúc hát say mê, tha thiết của tác giả, nói lên tình yêu lý tưởng cách mạng.

Phân tích khổ 1 bài thơ Từ ấy
Khổ 1 bài thơ Từ ấy là tiếng lòng reo vui của tác giả

Toàn bộ khổ thơ thứ nhất:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lý chói qua tim 

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim”

Bài mẫu phân tích chi tiết

“Từ ấy” là trạng từ chỉ thời gian, đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời cách mạng của người thanh niên yêu nước. Dường như, khoảnh khắc ấy khiến tác giả nghẹn ngào đến mức không nói nên lời và chỉ có thể dồn nén trong hai từ “từ ấy”. Cùng phân tích khổ 1 bài thơ Từ ấy để hiểu rõ hơn về những ý nghĩa mà tác giả đã lồng ghép trong đó. 

  • Luận điểm 1: Những kỷ niệm khắc sâu không bao giờ quên

Mở đầu bài thơ, tác giả đã sử dụng một lời thơ rộn ràng, tràn ngập tình yêu. Ngay câu thơ đầu, nhà thơ đã sử dụng hai chữ “từ ấy” có lẽ là để khắc ghi phút giây thiêng liêng trong cuộc đời người lính trẻ. Đó là bước ngoặt lớn lao thay đổi cả vận mệnh của người thanh niên yêu nước, và thay đổi về nhận thức, về lẽ sống. 

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lý chói qua tim 

Phân tích khổ 1 bài thơ Từ ấy
Với sự soi đường của Đảng, người thanh niên yêu nước cảm thấy bồi hồi, xúc động

Dường như, khoảnh khắc đứng vào hàng ngũ của Đảng, trong lòng tác giả đã “bừng nắng hạ”. Đó là ánh nắng chói chang, sáng nhất, rực rỡ nhất chứ không nhẹ nhàng như nắng đầu xuân. Ánh nắng ấy còn mang theo cả hơi ấm như sự rạo rực, tinh thần nhiệt huyết của tuổi trẻ. Nhờ ánh sáng ấy, bóng tối đêm dày nô lệ như bị xua tan. 

Tiếp đến, nhà thơ sử dụng hình ảnh “mặt trời chân lý” để thể hiện cho lý tưởng cách mạng. Đây là hình ảnh ẩn dụ vô cùng đặc sắc mà Tố Hữu đã lồng ghép. Ở đây tác giả muốn so sánh rằng lý tưởng cách mạng như ánh mặt trời – là nguồn sáng lớn và rực rỡ nhất. Là nguồn ánh sáng mà vạn vật cần để duy trì cuộc sống. Dường như chỉ cần thiếu “mặt trời chân lý” của cách mạng thì tất cả đều chìm trong tăm tối. Đó chính là ánh sáng soi đường, chỉ lối cho tất cả những người thanh niên yêu nước. 

Trong hai câu thơ đầu, nhà thơ sử dụng liên tiếp hai động từ cường độ mạnh “bừng” và “chói”. Thông qua hai động từ này, tác giả muốn thể hiện sức ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ mà lý tưởng của Đảng mang đến cho chàng thanh niên trẻ. Trong đó, “bừng” không chỉ là giác ngộ đơn thuần mà còn là sự thức tỉnh sâu sắc. “Chói” chính là chiếu một cách trực diện, là sự giác ngộ ở mức tuyệt đối. 

  • Luận điểm 2: Niềm vui sướng, say mê khi gặp lý tưởng của đảng

Sau khi được mặt trời lý tưởng soi rọi, chỉ lối, người thanh niên yêu nước đã cất lên thành tiếng hát sôi nổi, say mê:

“Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim”

Thông qua những hình ảnh so sánh độc đáo, nhà thơ đã thể hiện được hồn thơ tươi trẻ tràn đầy nhiệt huyết. Tự ví “hồn tôi là một vườn hoa lá” cho thấy từ khi được ánh sáng cách mạng soi rọi, tâm hồn người thanh niên luôn rộn ràng, tràn ngập nguồn sống mãnh liệt với đa màu sắc. Một hình tượng vô hình, nhưng thông qua lối ẩn dụ khéo léo lại trở thành hữu hình. 

Phân tích khổ 1 bài thơ Từ ấy
Có Đảng như tìm thấy chân lý cuộc đời

111

Sau khi được lý tưởng cách mạng soi sáng, cuộc sống lẫn tâm hồn của nhà thơ như hoàn toàn được lột xác. Không còn chìm đắm trong sự buồn bã, ảm đạm giữa mùa đông giá lạnh. Giờ đây tâm hồn nhà thơ như một mảnh hồn đầy hương và sắc, mang đến nguồn sinh lực dồi dào, nhiệt huyết. Dường như, cuộc sống khi có lý tưởng sẽ trở nên đa âm sắc và đượm hương thơm. 

Với nhịp thơ sôi nổi, Tố Hữu đã khắc họa một cách sắc nét và chân thực bao cảm xúc dâng trào. Nó giống như lòng rạo rực, hạnh phúc vô bờ bến của tác giả ngay buổi đầu gặp gỡ lý tưởng. Dường như mặt trời chân lý chính là chìa khóa mở ra cánh cửa đầy tươi sáng, vẫy gọi bao tâm hồn bước vào với tất cả niềm tin, hy vọng và nhiệt huyết của tuổi trẻ. 

Phân tích khổ 1 bài thơ Từ ấy ta thấy được sự khéo léo, tài tình của Tố Hữu trong việc khai thác hình ảnh, lời thơ. Khổ thơ như khúc hát say mê của triệu triệu trái tim hướng về Đảng, về cách mạng. Thông qua từ ngữ ngắn gọn, tác giả đã làm toát lên được cảm xúc chân thật, mãnh liệt của người thanh niên yêu12 nước buổi đầu gặp lý tưởng cách mạng. Đó chính là lẽ sống, là con đường đúng đắn của cả dân tộc chứ không riêng ai.

>>Xem thêm: Bài mẫu phân tích bài Làng của nhà văn Kim Lân đầy đủ nhất