Văn mẫu phân tích

Mở bài

Nhà thơ Vũ Nguyên Đạt đã viết

Ta về thăm Huế mộng mơ

Câu thơ ai thả lững lờ trên sông

Nghe mênh mang, thổn thức lòng

Con thuyền buông lái giữa dòng Hương Giang.

Dòng Sông Hương đã đi vào thơ ca từ rất lâu, là đề vô tận cho các nhà văn, nhà thơ thỏa sức phóng bút và thể hiện. Những câu thơ trên của nhà thơ Vũ Nguyên Đạt mới chỉ nói một phần nào vẻ đẹp của dòng sông Hương mà thôi. Còn trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông đã miêu tả chi tiết vẻ đẹp sông hương, đa dạng và rất nhiều màu sắc. Có lẽ tác giả phải yêu con sông nhiều lắm, phải ngắm nghía, phải đăm chiêu tìm hiểu tư liệu rất kỹ mới có thể viết về con sông hay và chi tiết như vậy. Tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông chính là bút kí trữ tình của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường. Ông đã mang đến cho độc giả một hình ảnh con sông vô cùng độc đáo, ấn tượng khó quên, dòng sông gắn bó với máu thịt, cội nguồn và con người xứ Huế.

Phân tích hình tượng sông hương

Thân bài

  • Luận điểm 1: Vẻ đẹp thăng trầm, gian truân của dòng sông Hương

Phân tích hình tượng sông hương – Viết về một dòng sông không hề dễ. Thông thường, trong văn hay kí sự nhà văn thường lấy con người làm nhân vật chính và con người gợi mở thiên nhiên hoặc thiên nhiên hình tượng hóa lên con người. Rất ít nhà văn lấy cảnh vật làm nhân vật chính cho tác phẩm của mình. Nếu ở núi rừng Tây Bắc có Tùy Bút Sông Đà và nhà văn tài hoa thì giờ đây ở xứ Huế lại có Sông Hương. Dòng Sông Hương hiện lên cũng thật đặc biệt là ấn tượng. Mở đầu đó là lời giới thiệu về Sông Hương với dòng chảy đầy thăng trầm và gian truân từ dãy núi Trường Sơn về biển cả. Dòng sông “đã sống một nửa cuộc đời… như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại… bản lĩnh gan dạ… tâm hồn tự do và trong sáng.” Giữa lòng Trường Sơn, dòng sông như một bản rường ca rừng già và mag lại những giai điệu vô cùng hoành tráng, dữ dội nhưng cũng rất dịu êm. Tác giả ví dòng sông như tấm lòng của mọt con người hào sảng, gan dạ, tự do không ngại khó khăn hiểm trở nên núi rừng trường sơn đầy gian khổ. Có lẽ, ở dãy núi Trường sơn, sông hương đã được tôi luyện mạnh mẽ như một người chiến sĩ, đường đi dù khúc khủy bao nhiêu thì dòng sông  cũng uốn lượn, len lỏi nhanh nhẹn bấy nhiêu.

Ở rừng già là thế, nhưng khi ra khỏi rừng dòng sông như khoắc lên một màu sắc mới: mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở. Thật khác xa với màu sắc hào hùng mạnh mẽ, lì lợm ở trong rừng già. Dòng sông giờ đây dị dàng mà lại vô cùng trí tuệ, mang theo bao nhiêu phù sa để nuôi sống cho đời. Có lẽ người đọc cảm thấy vô cùng thích thú với sự biến đổi và thích nghi rất nhanh của dòng sông. Ở nơi hiểm hóc thì phải gan dạ, ở nơi bình yên thì phải dịu dàng, mượt mà trở lại. Có thể nói dòng sông đã chuyển mình một cách có giá trị: “sông Hương đã chuyển dòng một cách liên tục… Từ ngã ba Tuần, sông Hương theo hướng nam bắc… nó chuyển hướng sang tây bắc… đột ngột vẽ một hình vòng cung thật tròn về phía đông bắc, ôm lấy chân đồi Thiên Mụ, xuôi dần về Huế”.

Tác giả nhả chữ rất hay. Miêu tả sông hương chi tiết đến từng đoạn, từng khúc, từng hướng đi. Dòng sông như tìm về được với đất mẹ nên nó cũng thấy lòng mình reo vui hơn. Sông Hương giống như một đứa trẻ đã lưu lạc ở phương trời xa, bao nhiêu khó khăn vất vả giờ đây về đất mẹ, dòng sông dịu lại, nhẹ nhàng và đằm thắm biết bao. Tác giả đã thổi vào sông hương một cái hồn rất đáng trân trọng. Nó “vui hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long” hay “nó đã nhìn thấy chiếc cầu trắng… in ngần trên nền trời… như những vành trăng non”. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ để độc giả cảm nhận, dòng sông đang hạnh phúc vô cùng, nó không phải xù lông lên hay gồng mình lên, nó không cần hải gan dạ, bản lĩnh gì, nó chỉ cần nằm im chạy đều đều, dịu dàng vậy thôi! Có lẽ, sông Hương về đến Huế như về với mẹ, là linh hồn của mảnh đất, con người nơi đây.

Nếu đọc tác phẩm ta có thể hiểu sông hương và Huế như một cặp tình nhân quyến luyến nhau, dùng dằng nập ngừng. Hoặc ta cũng có thể hiểu Huế là đất mẹ, là ngôi nhà mà sông Hương lúc nào cũng muốn quay trở về, yêu thương và cuộn mình vào Huế để được Huế bao bọc. Bởi vậy dòng sông mới trở nên trữ tình dịu dàng khi ở trên đất Huế.

Tác giả đã thổi vào sông hương một cái Hồn rất đẹp, có sức sống mãnh liệt như một con người qua những thăng trầm cuộc đời. Hành trình của sông Hương từ nguồn ra biển khiến ta hình dung đến hành trình sinh tồn của một con người, một đất nước, một dân tộc rất đáng tự hào.

  • Luận điểm 2: Vẻ đẹp sử thi của sông Hương

Ngoài vẻ đẹp thăng trầm và gian truân trên, sông Hương còn mang vẻ đẹp sử thi bi tráng, đã sống hết những thế kỉ quang vinh với nhiệm vụ lịch sử của nó. Phải nói, tác giả là một người rất am hiểu lịch sử và vô cùng kì công khi tìm tư liệ lịch sử liên quan đến dòng sông. Nhờ vậy mà chúng ta mới hiểu sâu sắc hơn về dòng sông xứ Huế này.

Trong tác phẩm, sông Hương của Hoàng Phủ Ngọc Tường vừa là nhân chứng lịch sử và là nạn nhân của lịch sử. Bởi vì nó chứng kiến biết bao nhiêu cuộc cách mạng, những chiến công rung chuyển, cùng đất nước đi qua hai cuộc khang chiến trong Pháp và chống Mỹ, oằn mình biết bao nhiêu bom đạn và máu, nước mắt của người lính.

Vẻ đẹp của sông Hương không phải là vẻ đẹp tĩnh mà nó vô cùng sinh động. Dòng Sông như một con người, biết cách tự biến đời mình làm một chiến công và góp phần viết lên những trang sách sử vẻ vang của xứ Huế.

  • Luận điểm 3: Vẻ đẹp văn hóa

Phân tích hình tượng sông hương – Nếu ở những phân tích trên, dòng sông đã mang vẻ đẹp thăng trầm và lịch sử thì ở luận điểm này, dòng sông lại mang vẻ đẹp nên thơ gợi cảm trong quan hệ văn hóa với cố đô Huế. Một vẻ đẹp khiến cho sông Hương gắn liền với nhân dân Huế và tồn tại lâu đời, mãi mãi trong lòng người con xứ Huế. Chính vì mang vẻ đẹp văn hóa nên sông hương xuất hiện rất nhiều trong thơ ca, là nguồn cảm hứng vô tận cho các nghệ sĩ. Trước tiên , phải kể đến âm nhạc cổ điển Huế thì sông Hương được ví như “một tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”; “điệu chảy lặng lờ” , riêng thi ca thì không biết có bao nhiêu nhà thơ đã làm thơ về sông Hương. Điển hình như Nguyễn Du, Tố Hữu, Cao Bá Quát hay Tản Đà… Dòng sông mang trong mình vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm và có phần cổ kín. Đặc biệt khi tác giả miêu tả dòng sông mang vẻ đẹp trầm mặc và ẩn mình dưới rừng thông u tịch, dịu dàng dưới chân những lăng mộ âm u kiêu hãnh của vua chúa Triều Nguyễn, hay vẻ đẹp triết lí, cổ kính khi đi ngang qua tiếng chuông chùa…

  • Luận điểm 4: Vẻ đẹp gắn bó máu thịt với người con xứ Huế

Đối với những người dân xứ Huế dòng sông như một thành viên trong gia đình đất Huế, nó cũng là máu thịt và có ân tình sâu nặng. Dòng sông đã cưu mang bằng cách đem đến dòng nước mát và bồi đắp phù sa màu mỡ để cho xứ Huế nhiều cây trái tốt tươi. Dòng sông cũng như một người tình với phố Huế, quấn quýt không rời.

Sông Hương như một “người tình mong đợi đến đánh thức người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hoá đầy hoa dại”, cách so sánh cho thấy tác giả đã nhìn thấy tình cảm của xứ Huế dành cho dòng sông Hương, nó như cặp tình nhân Kim – Kiều trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du.

Với nghệ thuật sử dụng thể loại bút kí để viết về dòng sông Hương và bậc thầy tả cảnh, tinh tế tài hoa, phong phú, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã vẽ lên một bức tranh về dòng chảy sông Hương vừa dữ dội và dịu dàng, vừa mạnh mẽ mà cũng rất đỗi nên thơ. Đặc biệt thủ pháp nhân hóa đã giúp cho dòng sông Hương như một người tình, có trí tuệ và tình yêu tha thiết với Huế càng tôn lên sự gắn bó với Huế mộng mơ.

Kết bài

Đoạn trích mang đậm phong cách thể loại tùy bút, chất thơ phóng túng và hình tượng cái “tôi” tài hoa. Qua đây độc giả cũng thấy được sự uyên bác của Hoàng Phủ Ngọc Tường, một hồn thơ trên chất liệu văn xuôi, trí tượng quá phong phú và sự quan sát tỉ mỉ, thả hồn cho tác phẩm của mình. Phải yêu quê hương mình nhiều lắm, phải đi và cảm nhận nhiều lắm, Hoàng Phủ Ngọc Tường mới có thể cho ra tác phẩm “xuất thần” và hay như vậy. Đây có thể coi là kiệt tác về dòng sông hương với đủ cảm xúc từ thăng trầm đến bình yên, mơ mộng. Cũng nhờ tác phẩm mà  độc giả càng yêu thêm những cảnh đẹp quê hương mình hơn và không ngừng nỗ lực để làm giàu cho quê hương.

Dẫu trải qua bao nhiêu thăng trầm trong lịch sử, dẫu phải oằn mình vất vả trên dãy trường sơn hiểm khó thì cuối cùng, sông hương cũng được uốn lượn nhẹ nhàng, thả mình về xứ Huế, ôm trọn Huế như một người tình xa xứ. Vẻ đẹp sông Hương chính là vẻ đẹp quê hương, tấm lòng tác giả dành cho dòng sông chính là tấm lòng của người con dành cho quê hương. Dù cái “tôi” ở đây là dòng sông được tác giả nhân hóa nhưng nó rất sinh động, rất đời và mang nhiều ý nghĩa lớn lao.

>> Xem thêm: