Tác phẩm “văn tế nghĩa sĩ cần giuộc” là một trong những tác phẩm đỉnh cao của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. Bài thơ thể hiện rõ tư tưởng yêu nước, vì dân của tác giả. Trong hoàn cảnh giặc ngoại xâm chiếm đóng, người nông dân bỗng trở thành anh hùng chống giặc. Hãy cùng phân tích hình tượng người nông dân nghĩa sĩ để thấy được tinh thần yêu nước của ông.

Phân tích chi tiết hình tượng người nông dân nghĩa sĩ

Tác phẩm “văn tế nghĩa sĩ cần giuộc” là khúc ca bi tráng về hình ảnh người nông dân xả thân vì nước. Nông dân gắn liền với hình ảnh chân lấm tay bùn, vẫn có thể cầm gậy đánh giặc, xả thân vì nước. Số phận của người nông dân luôn “cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó”. Họ tự nguyện ra chiến trường, đấu tranh đến cùng để đánh giặc. Mặc dù bữa ăn của nông dân hàng ngày còn đói khổ, thậm chí thiếu mặc.

Người nông dân cầm gậy quyết tâm đánh giặc
Người nông dân cầm gậy quyết tâm đánh giặc

Phân tích hình tượng người nông dân nghĩa sĩ để thấy được tinh thần yêu nước của dân ta. Người nông dân “tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó”. Họ hiểu được mình là tầng lớp thấp trong xã hội, chỉ biết cày cuốc. Chưa bao giờ họ nghĩ rằng sẽ làm việc lớn, việc nước nhà. Thời điểm giặc Lang Sa tấn công Việt Nam, tuy nhiên quan quân sợ trốn chui trốn lủi. Chứng kiến đất nước đang dần nằm trong tay giặc, người dân không thể làm ngơ.

Người dân Việt Nam luôn được ca ngợi là có lòng yêu nước sâu sắc, tự vùng lên đánh giặc. Họ “Nào đợi ai đòi, ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng thèm chốn ngược, chốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ”. Người nông dân hiểu được đánh giặc là một việc không hề dễ, có thể đánh đổi cả mạng sống. Giặc mạnh hơn dân rất nhiều lần, vũ khí tối tân, xâm chiếm đất đai. Người nông dân chỉ biết dùng trí, vũ khí thô sơ, mà có ý chí chống lại cả đội binh giặc.

Những người nông dân kiên quyết chống giặc bằng lòng yêu nước
Những người nông dân kiên quyết chống giặc bằng lòng yêu nước

Đôi khi, việc họ làm đến đâu không quan trọng, nhưng họ dám đánh, không ngại nguy hiểm. Một khi phân tích hình tượng người nông dân nghĩa sĩ kỹ hơn, ta thấy họ xứng đáng được xứng tên anh hùng. Người nông dân thật thà một lòng tự nguyện, ra sức chống giặc, cống hiến cho đất nước. Họ chưa từng cầm gươm giáo, lên kế hoạch hay liên kết đội ngũ kiên cố. Người nông dân chân lấm tay bùn chưa từng được rèn luyện qua kỹ năng đánh giặc.

Chúng ta càng ấn tượng hơn khi biết đến vũ khí mà người nông dân dùng đánh giặc. Vũ khí chủ chốt để họ quyết tâm chống giặc là tấm lòng yêu nước thiết tha, khát khao độc lập. Họ thậm chí có thể đánh giặc bằng vũ khí rơm con cúi, gậy gỗ. Với những vũ khí thô sơ, đơn giản, nhưng phải đối đầu với súng, tàu sắt, đồng. Chung quy lại, hình ảnh người nông dân thật kiên cường, hào hùng. Tuy nhiên, họ có thể đánh đổi độc lập, tự do bằng chính máu, thể xác của mình.

Một khi người nông dân xung trận, họ còn hơn cả những anh hùng, hừng hực khí phách. Họ quyết tâm, rực lửa, căm hận giặc, một lòng chiến đấu quyết liệt, anh dũng hy sinh. Hình ảnh người nông dân “Chi nhọc quan quản trống kỳ, trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không; nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ, đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có”. Họ làm chủ chiến trường, áp đảo đối thủ, không sợ bất cứ gì.

Dù hy sinh người nông dân vẫn không lùi bước
Dù hy sinh người nông dân vẫn không lùi bước

Người nông dân lấy thân mình làm rào chắn, luôn suy nghĩ giặc không tồn tại. Kể cả khi giặc luôn có súng, lấy mạng họ bất cứ lúc nào. Thông qua việc phân tích hình tượng người nông dân nghĩa sĩP ta thấy họ đấu tranh quên cả thân mình.

Người nông dân ít được đến trường, nhưng họ hiểu “về theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ”. Kể cả hy sinh nơi chiến trường, họ vẫn còn tự hào hơn là đầu hàng giặc. Trước sự hào hùng của người nông dân, quân giặc mạnh mẽ đến mấy cũng e sợ, hèn đến thảm hại. Trong xuyên suốt bài văn, chúng ta có cảm xúc bi tráng, trước những lời văn cứng rắn.

Rất nhiều người nông dân đã hy sinh, quên thân chiến đấu vì không cân sức. “Đau đớn bấy! mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều; não nùng thay! vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ”. Cái chết đau buồn, làm cho người ở lại và thiên nhiên đều thương tiếc. Họ hy sinh vì dân tộc, vì tổ quốc, ham muốn tự do, quyền dân chủ.

Kết bài

Phân tích hình tượng người nông dân nghĩa sĩ chúng ta thấy được hoàn cảnh rất bi tráng. Bức tranh chiến đấu chống giặc được dựng lên đầy đau thương, trong nước mắt của tác giả. Nhà văn Nguyễn Đình Chiểu đã xây dựng thành công hình ảnh người nông dân anh hùng. Bài văn đại diện cho hình ảnh người dân Miền Nam, anh hùng chống giặc, luôn mang trong mình dòng máu dân tộc.

Đọc hết bài phân tích này của phantich.com.vn biên tập. Cả nhà có thấy được cái hay, độc đáo, hấp dẫn từ những câu từ mà chúng tôi đã trâu chuốt hay không? Hãy để lại chia sẻ nếu có nhé!