Mở bài

Người lái đò Sông Đà viết về vẻ đẹp của con người và thiên nhiên. Dưới ngòi bút đầy hứng thú của tác giả, mọi cảnh vật xung quanh đều trở nên thi vị, đẹp khó tả. Bằng sự quan sát tỉ mỉ, kho từ vựng phong phú, Nguyễn Tuân đã xây dựng nên hình tượng người lái đò sống trọn cuộc đời mình với con sông. Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà để thấy được vẻ đẹp lao động tuyệt vời và sự gắn bó của con người với thiên nhiên. 

Thân bài

Hình ảnh người lái đò sông Đà được miêu tả với cái dũng cảm của con người khi chinh phục thiên nhiên. Cái tinh anh, hiểu biết địa lý, cái khéo léo, tài nghệ khi xử lý tình huống. 

  • Luận điểm 1: Hình ảnh người lái đò sông Đà hiện lên giữa dòng kiên cường và rắn chắc

Khi xây dựng hình tượng nhân vật người lái đò, hiển nhiên nhiều người đã nghĩ ngay đến những thanh niên trẻ với sức vóc dẻo dai. Thế nhưng, người lái đò của Nguyễn Tuân thực chất là một ông già đã 70 tuổi. Ông dành phần lớn cuộc đời mình với dòng sông này. 

Hình tượng người lái đò sông Đà gắn liền với vẻ kiên cường và dũng mãnh
Hình tượng người lái đò sông Đà gắn liền với vẻ kiên cường và dũng mãnh

Thông qua miêu tả của Nguyễn Tuân, người lái đò sông Đà hiện lên như một con người từng trải, có hiểu biết, thành thạo với nghề lái đò. Ông cũng đạt được đến trình độ “lấy mắt để nhớ tỉ mỉ như đóng đanh vào lòng đất tất cả những luồng nước”. Sông Đà thực chất là con sông dữ dội và chảy xiết bậc nhất. Vì vậy, để nắm vững được các chi tiết của con sông này quả là điều không hề dễ dàng. Sự khâm phục của Nguyễn Tuân dành cho người lái đò còn được so sánh vui với “một trường thiên anh hùng ca mà ông đã thuộc đến cả những dấu chấm than, chấm câu và cả những đơn xuống dòng”. 

Về mặt hình dáng, người lái đò như một thanh niên trẻ với “thân hình cao to gọn quánh như chất sừng, chất mun”. Những cánh tay vẫn là cánh tay của một chàng trai. Tác giả đã so sánh điều đó với một thứ vàng mười. Khi đứng trước những thách thức của dòng nước đầy mãnh liệt với những bãi đá ghê gớm, những cạm bẫy của các khúc sông lượn,.. Chực chờ những con thuyền lớn đến nuốt chửng. 

Thân hình cao to tựa như chàng thanh niên của người lái đò đã 70 tuổi
Thân hình cao to tựa như chàng thanh niên của người lái đò đã 70 tuổi

Đứng trước dòng sông lớn, người lái đò đã giao chiến tựa như một dũng sĩ với “hai tay giữ mái chèo khói bị hất lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng vào mình”. Những miêu tả vô cùng chân thực thể hiện được sức mạnh thiên nhiên đến đáng sợ, chỉ cần s sẩy một chút, người chèo thuyền có thể mất đi sinh mạng của mình.  

Vẻ đẹp dũng cảm và hình dáng hiên ngang của người lái đò sông Đà trước con sông hung dữ tạo nên hình ảnh nghệ thuật đầy hùng tráng. Tuy nhiên, chất liệu văn thơ của Nguyễn Tuân không chỉ có những bản hùng ca, mà còn có cả những miêu tả nghệ thuật thi vị và lãng mạn. 

  • Luận điểm 2: Tài nghệ trong cầm lái của người lái đò làm bật lên chất đẹp, chất văn của Nguyễn Tuân

Để chiến thắng sức mạnh kì vĩ của con sông, chỉ dũng cảm và gan dạ thôi là chưa đủ. Điều quan trọng là tài nghệ phi phàm của người cầm lại. Những tài năng đó, được Nguyễn Tuân ví thành mức điêu luyện và trở thành nghệ thuật. Bằng biện pháp so sánh, tác giả đã hình dung người lái đò sông Đà với người lái xe lao xuống dốc đèo. Tuy rất nguy hiểm, nhưng người lái xe cũng còn có thể phanh chân, phanh tay. Còn như chiếc thuyền đã lao xuống thác thì sẽ không có phanh nào dùng được tốc độ. Đứng trước dòng sông đà đầy hiểm trở và gian nan, nhưng người lái đò đã cố nén vết thương và kẹp chặt cuống lái. 

Chất thơ văn của người lái đò thể hiện thông qua tài nghệ, sự khéo léo
Chất thơ văn của người lái đò thể hiện thông qua tài nghệ, sự khéo léo

Vẻ đẹp nghệ thuật của người lái đò được thể hiện thông qua sự khéo léo tuyệt vời. Bên cạnh đó là mục đích lớn lao và sự dũng cảm, sẵn sàng chinh phục thiên nhiên của tác giả. Cảm hứng lãng mạn đậm đà trong sáng, có thể lan tỏa được trong từng câu văn tả thực. Đem đến cho dòng sông Đà một hình ảnh dữ dội đến hung ác. Đồng thời, càng làm nổi bật khát khao của con người trước thiên nhiên. 

Tính nghệ thuật trong người lái đò được thể hiện thông qua vẻ đẹp lao động, sức lôi cuốn tài tình. Với Nguyễn Tuân, hình ảnh người lái đò tựa như hình ảnh quý giá của một thứ huân chương lao động siêu hạng. 

Hình tượng người lái đò sông Đà là một trong những hình tượng nổi bật của văn Nguyễn Tuân
Hình tượng người lái đò sông Đà là một trong những hình tượng nổi bật của văn Nguyễn Tuân

Kết lại

 Nguyễn Tuân được xem là nhà văn yêu cái đẹp và tìm kiếm được cái đẹp từ trong những chi tiết nhỏ nhất. Thông qua hình tượng người lái đò sông Đà, tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp tuyệt vời của dòng sông hung dữ và ý chí con người khi chinh phục thiên nhiên. Phân tích hình tượng người lái Đò sông Đà là đại biểu trong vẻ đẹp nhân vật của Nguyễn Tuân, vừa hùng tráng, dũng cảm nhưng cũng rất tài nghệ, khéo léo. 

Đừng quên cập nhật kiến thức phân tích hay tại website của chúng tôi mỗi ngày. Có rất nhiều bài phân tích hay để mọi người tham khảo, tìm hiểu khi cần.