Mở bài

Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm

“Đăm Săn” là một sử thi anh hùng của dân tộc Ê-đê ở Tây Nguyên. Sử thi này nổi tiếng không chỉ trong nước mà còn được biết đến rộng rãi trên thế giới.  Phân tích hình tượng đăm săn trong đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây” – phần 2 trong 4 phần (8 chương) của thiên sử để thấy rõ chủ đề tác phẩm. Thiên sử thi Đăm Săn kể về chiến công vang dội của chàng Đăm Săn, đồng thời thể hiện ở chàng khát vọng tự do chàng. Tác phẩm cũng khẳng định sức mạnh của Đăm Săn, người anh hùng trọng danh dự, đề cao hạnh phúc gia đình và có trách nhiệm với sự phồn vinh của dân tộc mình.

phan-tich-hinh-tuong-dam-san

Thân bài

Phân tích hình tượng đăm săn theo luận điểm

Nhà nghiên cứu Nhi-cu-lin từng đưa ra nhận định khẳng định giá trị của thiên sử thi Đăm Săn rằng: “Sử thi Đăm Săn là câu chuyện thơ về cuộc đời của người dũng sĩ và những chiến công của chàng. Những người diễn xướng không chỉ ca ngợi thủ lĩnh của bộ lạc là Đăm Săn mà cất lời ca ngợi tất cả những người của cộng đồng – tất cả người làng”. Phân tích hình tượng đăm săn qua đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây” ta sẽ thấy rõ sự xác đáng của nhận xét này.

Luận điểm 1: Phân tích hình tượng Đăm Săn trong cuộc chiến với Mtao Mxây

Phân tích hình tượng Đăm Săn, trước hết ta thấy Đăm Săn là vị anh hùng có vẻ đẹp hình thể, khỏe mạnh, cường tráng. Tuy nhiên, vẻ đẹp này của tràng không được giới thiệu, miêu tả ở đầu đoạn trích, mà thể hiện rõ ở cuối đoạn trích khi chàng chiến trắng trở về.

Hình thể vạm vỡ, khỏe mạnh của Đăm Săn được miêu tả: “Bắp chân chàng to bằng cây xà nàng, bắp đùi chàng to bằng ống bễ, sức chàng ngang sức voi đực, hơi thở chàng ầm ầm tựa sấm dậy, chàng nằm sấp thì gãy dầm sàn, chàng nằm ngửa thì gãy xà dọc: Đăm Săn vốn đã ngang tàng từ trong bụng mẹ”. Vẻ đẹp hình thể của chàng Đăm Săn được tác giả làm nổi bật các biện pháp nghệ thuật như so sánh, phóng đại liên tiếp nhau. Việc dùng các thủ pháp nghệ thuật này cho thấy Đăm Săn hết sức được yêu mến và kính trọng.

Điểm nhấn về hình tượng Đăm Săn không chỉ là vẻ đẹp ngoại hình, mà ở Đăm Săn có đầy đủ phẩm chất của một vị anh hùng. Phân tích hình tượng Đăm Săn ta thấy, phẩm chất này được thể hiện rõ rệt trong trận chiến oanh liệt với Mtao Mxây.

Nguyên nhân của trận chiến là Mtao Mxây đã cướp vợ của Đăm Săn khi chàng lên đang cùng ba con làm trên nương rẫy. Làm việc xong trở về buôn làng, chàng dẫn mọi người đến buôn làng của Mtao Mxây để khiêu chiến lấy lại vợ của mình. Là một tù trưởng cường tráng như đã nói ở trên, Đăm Săn mạnh mẽ và kiên quyết trước thái độ ngạo mạn, khiêu khích của Mtao Mxây. Chàng lên tiếng một cách dứt khoát, uy quyền: “Xuống ngay, diêng! Xuống, diêng”. Lúc này, chàng quyết đấu một trận sống chết với Mtao Mxây để phân thắng bại.

Trận chiến của Đăm Săn và Mtao Mxây trải qua hai hiệp. Phân tích hình tượng Đăm Săn ta thấy, ở mỗi hiệp chàng Đăm Săn hiện lên với một vẻ đẹp đáng ngợi ca khác nhau. Ở hiệp thứ nhất, những đường khiên của chàng được miêu tả hết sức đẹp mắt: “Đăm Săn rung khiên múa. Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới nữa, chàng vượt một đồi lồ ô. Chàng chạy vun vút qua phía Đông, vun vút qua phía Tây”. Trong đoạn miêu tả này, tác giả đã sử dụng thủ pháp phóng đại để làm nổi bật vẻ đẹp và sức mạnh phi thường của Đăm Săn.

Trận chiến kéo dài, Mtao Mxây ngày càng yếu. Để tăng thêm sức mạnh, hắn yêu cầu Hơ Nhị ném cho mình miếng trầu. Nhưng Đăm Săn lại dễ dàng đoạt lấy miếng trầu, chàng vốn mạnh lại mạnh thêm gấp bội. Hình ảnh miếng trầu và sự xuất hiện của người vợ có ý nghĩa đặc biệt đối với chàng. Bởi Hơ Nhị là vợ chính thức chàng cưới hỏi, miếng trầu mà Hơ Nhị ném ra chính là tình yêu dành cho chàng, tiếp thêm cho càng sức mạnh để chàng một chiêu phóng giáo trúng đùi Mtao Mxây. Trận chiến càng thêm gay cấn, khi áo giáo của Mtao Mxây không thủng và chàng Đăm Săn đã thấm mệt.

Vì mệt, Đăm Săn vừa chạy vừa ngủ, rồi chàng nằm mở thấy ông Trời. Trong giấc mơ của Đăm Săn, ông Trời chỉ cho chàng lý do tại sao chàng chưa chiến thắng Mtao Mxây đồng thời cho chàng giải pháp. Phân tích hình tượng Đăm Săn đến đây, ta thấy ông Trời là trợ thủ thứ hai của chàng (sau Hơ Nhị), điều này mang ý nghĩa khẳng định của chiến đấu của Đăm Săn là cuộc chiến của chính nghĩa. Vì vậy, chàng không chỉ nhận được sự ủng hộ của người dân buôn làng mà còn được thế lực siêu nhiên trợ giúp. Khi đã có giải pháp chiến thắng, Đăm Săn bừng tỉnh và tiếp tục cuộc chiến. Và cuối cùng, chàng đã giành được chiến thắng, còn Mtao Mxây sợ hãi phải xin hàng. Như vậy, qua cuộc chiến với Mtao Mxây, tác giả cho thấy Đăm Săn là một chàng trai anh dũng, có sức mạnh phi thường và căm ghét cái xấu.

phan-tich-hinh-tuong-dam-san1

Luận điểm 2: Phân tích hình tượng Đăm Săn trong cảnh trở về và tiệc ăn mừng chiến thắng

Bên cạnh vẻ đẹp hình thể, vẻ đẹp của phẩm chất anh hùng, chàng Đăm Săn còn được dân làng yêu quý bởi tấm lòng nhân hậu và đức khoan dung. Trong đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxáy” nói riêng và trong thiên sử thi nói chung, Đăm Săn hiện lên với những phẩm chất tốt đẹp, không cậy mạnh mà đi cướp bóc những buôn làng khác. Chàng đến buôn của Mtao Mxây khiêu chiến chỉ với mục đích đòi lại vợ. Sau khi đã đánh bại tên tù trưởng xấu xa, dân làng cần một người đứng dẫn dắt, cần một cộng đồng chung sống hòa thuận cùng nhau. Lúc này Đăm Săn mới gõ vào mạch nhà, vào phên từng nhà trong buôn và hỏi ướm lời kêu gọi: “Ơ nghìn chim sẻ, ơ vạn chim ngói! Ơ tất cả tôi tớ bằng này! Các ngươi có đi với ta không?”. Phân tích hình tượng Đăm Săn ta lại thấy thêm ở chàng sự chân thành, chân thật qua hành động điềm đạm này.

Và đáp lại tấm lòng của Đăm Săn, dân làng đã một lòng hướng về chàng. Họ đều đồng tình rằng: “Không đi sao được, làng chúng tôi phía bắc đã mọc cỏ gấu, phía nam đã mọc cỏ hoang, người giàu cầm đầu chúng tôi nay đã không còn nữa”. Và trong cảnh mừng chiến thắng, “Đoàn người đông như bầy cà tong, đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến, như mối. Tôi tớ mang của cải về nhiều như ong đi chuyển nước, như vò vẽ đi chuyển hoa, như bầy trai gái đi giếng làng cõng nước”. Đăm Săn trở về trong không khí tấp tập, rộn ràng và buôn làng của chàng từ đó thêm vững mạnh, giàu có hơn và ngày càng thịnh vượng.

Phân tích hình tượng Đăm Săn ta còn thấy rằng, chàng là người trọng tình, trọng nghĩa, luôn biết ơn tổ tiên và những người đã ngã xuống để diệt trừ gã tù trưởng xấu xa. Dù trong đoạn trích này ta không thấy một cảnh đổ máu, nhưng giữa cuộc chiến ác liệt như thế, hẳn có nhiều người đã ngã xuống. Vì vậy mà chàng Đăm Săn đã làm lễ cúng người mất để tưởng nhớ sự hi sinh vì nghĩa, vì cộng đồng của họ. Lòng biết ơn chân thành ấy thể hiện ở việc lễ cúng diễn ra long trọng, lễ vật hậu hĩnh để cầu mong sức khỏe, bình yên và thịnh vượng cho buôn làng.

Sau khi thực hiện lễ cúng, lễ ăn mừng chiến thắng mới chính thức diễn ra. Lễ mừng chiến thắng diễn ra từng bừng, tiếng cồng chiêng – hồn cốt của các dân tộc Tây Nguyên nói chung và dân tộc Ê-đê nói riêng vang lên khắp mọi nơi. Dân làng ai ai đều được ăn uống no say, người từ các buôn được đón tiếp long trọng.

Kết luận

Qua phân tích hình tượng Đăm Săn ta thấy, để làm nổi bật vẻ đẹp, phẩm chất anh hùng, sức mạnh phi thường của chàng, tác giả dân gian đã sử dụng một cách linh hoạt các thủ pháp nghệ thuật so sánh, phóng đại. Về ngôn ngữ đối thoại của nhân vật thì giàu kịch thích, dứt khoát, các câu mệnh lệnh hay lời kêu gọi được sử dụng đã tạo nên không khí hùng tráng, đậm chất sử thi cho tác phẩm.

Đồng thời, sau khi phân tích đoạn trích ta có thể khẳng định lời nhận định của nhà nghiên cứu Nhi-cu-lin. Ta thấy rõ Đăm Săn là một người anh hùng với nhiều phẩm chất đẹp đẽ. Chàng là người trọng danh dự, đề cao hạnh phúc gia đình, vì vợ mà có quyết chiến một sống một còn với địch. Chàng còn là người có tinh thần trách nhiệm, luôn hướng đến làm cho cuộc sống của buôn làng no đủ, hạnh phúc. Nhưng hơn thế, qua phân tích hình tượng Đăm Săn ta còn thấy chàng Đăm Săn còn đại diện cho sức mạnh, ý chí của toàn cộng đồng, dân tộc.