Phân tích hình ảnh chuyến tàu đêm là cách để các bạn hiểu hơn về tác phẩm Hai đứa trẻ. Đây là một trong những truyện ngắn độc đáo của nhà văn Thạch Lam. Tác phẩm đã gây ấn tượng mạnh với người đọc không chỉ nội dung nhẹ nhàng sâu sắng mà còn ở cách xây dựng các hình ảnh xuất hiện trong bài vô cùng mới lạ và ý nghĩa.

Mở bài chi tiết

Nhà văn Thạch Lam có tên thật là Nguyễn Tường Vinh. Ông sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, trong một gia đình đông anh em. Do cha mất sớm nên mẹ phải một mình gồng gánh nuôi 7 người con. Vì thế mà tuổi thơ nhà văn trải qua trong gian khổ và nhiều khó khăn.

Tuy vậy, ông vẫn được đi học đầy đủ. Sau khi hết học bậc tú tài, Thạch Lam theo các anh đi làm báo. Sau đó, ông tham gia vào nhóm Tự Lực văn đoàn. Trong phong trào thơ văn mới thời gian đó, tác giả Thạch Lam nổi lên như một cây bút lãng mạn, thiên về tình cảm. Những tác phẩm của ông chủ yếu bày tỏ cảm xúc của bản thân trước những cuộc đời và số phận hẩm hiu, nghèo khổ và nhất là người phụ nữ trong xã hội cũ. Bên cạnh đó, ông cũng viết nhiều tiểu luận kiểu tùy bút để ghi lại những suy nghĩ của riêng mình về nghệ thuật. Đồng thời thể hiện tình yêu quê hương đất nước. Một số tác phẩm tiêu biểu của ông được độc giả yêu mến như Cô hàng xen, Hà Nội ba sáu phố phường, Hai đứa trẻ…

phan tich hinh anh chuyen tau dem

Phân tích hình ảnh chuyến tàu đêm trong truyện ngắn Hai đứa trẻ, một lần nữa cho độc giả thấy một góc nhìn khác của tác giả trong tác phẩm. Cũng như những thông điệp ý nghĩa, sâu sắc mà nhà văn Thạch lam muốn gửi gắm qua hình ảnh độc đáo này.

Phân thân bài chi tiết phân tích hình ảnh chuyến tàu đêm

Luận điểm 1: khái quát nội dung tác phẩm

Hai đứa trẻ là truyện ngắn mang phong cách lãng mạn hiện thực. Câu chuyện xoay quanh cuộc sống của người dân nghèo nơi phố huyện, thông qua cái nhìn của nhân vật Liên. Đồng thời ở đó, nhà văn Thạch Lam đã vẽ thêm hình ảnh xuất hiện của chuyến tàu đêm. Cảnh đợi tàu đêm cuối cùng từ Hà Nội chạy qua phố huyện của hai chị em là một trong những điểm nhấn làm nổi bật lên khát vọng sống và ước mong về một cuộc sống tốt đẹp hơn của người dân nơi đây.

Luận điểm 2: Hình ảnh chuyến tàu theo thời gian đi qua phố huyện

Phân tích hình ảnh chuyến tài đêm, độc giả có thể thấy tác giả Thạch Lam đã miêu tả không gian và tâm trạng của người dân nơi phố trước khi tàu đến vô cùng rõ nét và nhiều xúc cảm. “Trời đã bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát. Đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối. Các nhà đã đóng im ỉm, trừ một vài cửa hàng còn thức, nhưng cửa chỉ để hé ra một khe ánh sáng”.  “… Vũ trụ thăm thẳm bao la đối với tâm hồn hai đứa trẻ như đầy bí mật và xa lạ và làm mỏi trí nghĩ, nên chỉ một lát hai chị em lại chúi nhìn về mặt đất, về quầng sáng thân mật chung quanh ngọn đèn lay động trên chõng hàng của chị Tí. Về phía huyện, một chấm lửa khác nhỏ và vàng lơ lửng đi trong đêm tối, mất đi, rồi lại hiện ra”. “Đêm tối đối với Liên quen lắm, chị không sợ nó nữa. Tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại sẫm đen hơn nữa. Giờ chỉ còn ngọn đèn con của chị Tí, và cái bếp lửa của bác Siêu chiếu sáng một vùng đất cát; trong cửa hàng, ngọn đèn của Liên, ngọn đèn vặn nhỏ, thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa. Tất cả phố xá trong huyện bây giờ thu nhỏ lại nơi hàng nước của chị Tí”.

Người đọc có thể thấy, bức tranh phố huyện trước lúc chuyến tàu đến là một bóng đêm bao trùm đen đặc. Tạo nên một cảm giác mênh mông, rợn ngợp và đầy ua ám. Giữa bóng đêm bủa vây đó, xuất hiện lẻ tẻ vài ba bóng dáng người, như tiếng bác Siêu, và tâm trạng háo hức ngóng đợi tàu của hai chị em Liên.

phan tich hinh anh chuyen tau dem

Và rồi khi tàu đến, con người nơi phố huyện cũng bỗng rạo rực theo, đặc biệt là Liên và em trai. “Mẹ vẫn dặn phải thức đến khi tàu xuống – đường sắt đi ngang qua ngay trước mặt phố – để bán hàng, may ra còn có một vài người mua. Nhưng cũng như mọi đêm, Liên không trông mong còn ai đến mua nữa. Với lại đêm họ chỉ mua bao diêm, hai gói thuốc là cùng. Liên và em cố thức là vì cớ khác, vì muốn được nhìn chuyến tàu. Chín giờ có chuyến tàu ở Hà Nội đi qua huyện. Đó là sự hoạt động cuối cùng của đêm khuya”. Sở dĩ, hai chị em Liên cố thức đợi tàu vì đây là hoạt động cuối cùng của đêm khuya, là chuyến tàu từ Hà Nội đi qua phố huyện. Bởi thế, khi em đã ngủ nhưng khi tàu chuẩn bị đến, Liên liền thức em dậy. Đó là khi bác Siêu thông báo, đèn ghi đến rồi. “Liên cũng trông thấy ngọn lửa xanh biếc, sát mặt đất, như ma trơi. Rồi tiếng còi xe lửa ở đâu vang lại, trong đêm khuya kéo dài ra theo gió xa xôi”. Dù chỉ mới nghe tiếng còi xa vọng lại nhưng Liên vội vàng thức An dậy và nhấp nhổm không yên. Có thể thấy, tâm trạng mọi người nơi phố huyện mặc dù chuyến tàu đêm đã rất quen thuộc nhưng họ vẫn ngóng đợi, mong chờ chuyến tàu ấy đi qua.

Nếu như lúc tàu chuẩn bị đến, không chỉ chị em Liên mà những người dân phố huyện đều háo hức thì lúc tàu đến, tâm trạng họ càng phấn chấn hơn. Dường như mọi sự việc dường như đều dừng lại để ngắm nhìn những toa tàu sáng loáng ánh đèn. “Tiếng còi đã rít lên, và tàu rầm rộ đi tới. Liên dắt em đứng dậy để nhìn đoàn xe vụt qua, các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường. Liên chỉ thoáng trông thấy những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính sáng”.

Mặc dù chuyến tàu đêm ngày nào cũng đi qua, những hình ảnh trên tàu đã trở nên quen thuộc nhưng với chị em Liên, những chuyến tàu vẫn có điều gì đó khác lạ, và cuốn hút Liên đến lạ lùng. Từ tiếng còi cho đến ánh đèn, cho đến những hành khách lố nhố, tiếng nói của họ lẫn những ánh sáng phát ra từ các của kính sáng và đồng kền lấp lánh. Tất cả những thanh âm và hình ảnh sinh động diễn ra trên tàu đó dường như là một thế giới khác lạ so với cuộc sống nhàm chán, tẻ nhạt mà chị em Liên trải qua hàng ngày. Bởi thế, dù không bán được hàng, dủ chỉ để ngắm nhìn trong giây lát nhưng chị em Liên vẫn thấy thật đáng để thức đợi. Bởi đoàn tàu đến dường như mang theo ánh sáng xua tan đi bóng tối bao trùm lên cuộc sống tăm tối của người dân phố huyện lúc bấy giờ.

Chỉ là một đoạn văn ngắn nhưng nhà văn Thạch Lam đã khắc họa và lột tả một cách rõ nét hình ảnh chuyến tàu đêm từ lúc trước khi nó đến cho đến khi nó vụt qua. Nói đến chuyến tàu, chúng ta thường biết nó đi qua rất nhanh. Nó thường đỗ lại một số ga chỉ khoảng 3-5 phút. Do đó, thật rất ngắn để có thể mọi người ngắm kỹ và hiểu rõ. Tuy nhiên, nếu những khoảng thời gian ngắn lặp đi lặp lại nhiều lần thì trở thành quen thuộc và gần gũi. Do vậy, khi đoàn tàu đến rồi vụt đi, đã để lại những niềm nuối tiếc và hụt hẫng trong lòng chị em Liên lẫn những người dân phố huyện. “Rồi chiếc tàu đi vào đêm tối, để lại những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt. Hai chị em còn nhìn theo cái chấm đỏ của chiếc đèn xanh trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre. – Tàu hôm nay không đông nhỉ, chị nhỉ. Liên cầm tay em không đáp. Chuyến tàu đêm nay không đông như mọi khi, thưa vắng người và hình khư kém sáng hơn”. “Liên vỗ vai em ngồi xuống chóng. An cũng ngồi xuống và ngả đầu vào vai Liên. Tiếng vang động của xe hỏa đã nhỏ dần, và mất dần trong bóng tối, lắng tai cũng không nghe thấy nữa”.

Luận điểm 3: Ý nghĩa hình ảnh chuyến tàu đêm

phan tich hinh anh chuyen tau dem

Phân tích hình ảnh chuyến tàu đêm trong Hai đứa trẻ, độc giả cảm nhận được thông điệp về hiện thực cuộc sống tăm tối của người dân nơi phố huyện nghèo tù túng, quẩn quanh và hẩm hiu. Và hình ảnh chuyến tàu xuất hiện giống như ánh sáng hy vọng, ước mơ nhỏ nhoi của những người dân nơi đây. Nhưng họ ở Hà Nội về! Liên lặng theo mơ tưởng. Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo. Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua. Một thế giới khác hẳn đối với Liên, khác hẳn cái vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu”. Qua đây, độc giả cũng cảm nhận được rõ rệt tấm lòng cảm thông và thương xót của tác giả tới những kiếp người khổ đau và bần hàn, thấp cổ bé họng nơi phố huyện tăm tối.

Kết bài 

Để kết thúc bài phân tích hình ảnh chuyến tàu đêm trong truyện ngắn Hai đứa trẻ, các bạn cần khái quát lại về nội dung về chuyến tàu. Đó là chuyến tàu từ Hà Nội cuối cùng đi qua phố huyện trong đêm khuya. Nó vụt qua rất nhanh nhưng lại để lại dư âm rất lâu trong lòng của chị em Liên lẫn người dân nơi phố huyện. Qua miêu tả hình ảnh chuyến tàu đêm, người đọc cảm nhận được tấm lòng của nhà văn Thạch Lam dành cho những kiếp người nghèo nơi đây. Qua hình ảnh chuyến tàu, ông như muốn mang đến cho những tia hy vọng và ước mong nhỏ nhoi nhưng đủ lấp lánh của người dân phố huyện. Ông vô cùng trân trọng những người lao động nghèo nhưng vẫn chăm chỉ, cần mẫn với tình thân và giàu lòng yêu thương, gắn bó với nhau.