Mở bài

Giới thiệu tác giả, tác phẩm

Phân tích hai đứa trẻ của thạch lam ta thấy, bối cảnh của truyện là bước tranh phố huyện và đời sống con người nơi đây. Mà đời sống ấy được thể hiện qua cái nhìn của tinh nhạy và ngây thơ của nhân vật chính trong chuyện – cô bé Liên.

Về tác giả Thạch Lam, ông là một trong những nhà văn nổi bật của văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945. Văn của Thạch Lam luôn giàu xúc cảm, nồng nàn, nhẹ nhàng như chính tính cách khiêm nhường, đôn hậu của ông. Các tác phẩm của Thạch Lam không thể không kể đến như “Dưới bóng hoàng lan”, “Gió lạnh đầu mùa”, “Cô hàng xén”. Nhưng không chỉ thế, các thế hệ độc giả còn nhớ mãi, ấn tượng mãi với “Hai đứa trẻ”, tác phẩm với những cảm xúc dịu êm mà vương vất buồn.

Thân bài

Phân tích hai đứa trẻ của thạch lam chi tiết

Bức tranh phố huyện trong “Hai đứa trẻ” hiện lên êm ả và mang vẻ đượm buồn. Đó là âm thanh của tiếng trống thu không từ xa vọng lại, là tiếng ếch kêu ran giữa cái tĩnh lẵng của miền quê xa xôi. Và còn là tiếng muỗi vo ve trong đêm tối, làm đậm thêm sự nghèo nàn nơi phố huyện. Không gian phố huyện còn mở ra với màu đỏ của hoàng hôn nơi phía tây, màu “ánh hồng” của những phiến mây trời và màu đen sẫm của những khóm tre làng. Phân tích hai đứa trẻ của thạch lam ta thấy cảm nhận đây là một miền quê thanh bình, êm ả, nhưng cũng mang vẻ ảm buồn, thê lương; gợi ra khung cảnh vừa quen vừa lạ, nửa quê nửa tỉnh mang những cảm xúc nhẹ nhàng, bâng quơ.

phan-tich-hai-dua-tre-cua-thach-lam1

Luận điểm 1: Giữa hiện thực hoang tàn nơi phố huyện hiện lên vẻ đẹp tâm hồn của hai đứa trẻ

Không chỉ bức tranh thiên nhiên gợi buồn, khung cảnh phố huyện cũng mang vẻ hoang vắng, lụi tàn. Ta có thấy rõ điều này qua hình ảnh phiên chợ buổi vãn chiều, khi “Người về hết và tiếng ồn cào cũng mất. Trên đất chỉ còn lại rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía”

Và trên cảnh quê buổi chiều tan ấy là những kiếp người tàn. Cái hiện thực trong “Hai đứa trẻ” không phải cuộc sống khốn khổ của người nông dân bị chèn áp sưu thuế như trong các tác phẩm của Ngô Tất Tố hay Nam Cao; không phải hình ảnh những cô gái thôn quê, ông quan Tây học sống thư thái, ai nhàn trong truyện của Nhất Linh; mà phận người trong sáng tác này của Thạch Lam là những kiếp người bé mọn, sống lụi tàn trong xã hội tối tăm, những người vô danh bị cuộc đời lãng quên.

Phân tích hai đứa trẻ của thạch lam ta thấy, nhà văn đã viết về những nhân vật của bình với tất thảy cảm thương từ trái tim nghèo. Những phận người ấy là những đứa trẻ nghèo đói phải “lom khom” nhặt nhạnh những thanh tre nữa sót lại ở chợ, là bà Thi với tiếng cười ghê rợn rồi đi vào bóng tối, là bác Siêu với gánh phở ế ít khách ăn, là mẹ con chị Tí với quán hàng nhỏ cứ dọn ra dọn vào mà chẳng bán được bao nhiêu, là gia đình bác xẩm với tiếng đàn bầu run bần bật trong đêm. Tất cả họ, là những phận người bé nhỏ, sóng chật vật, quẩn quang giữa “ao đời phẳng lặng”. Từ những phận đời giữa phố huyện buồn trẻ này, Thạch Lam thể hiện sự mối quan tâm đến cuộc sống của hai đứa trẻ.

Bởi hai đứa trẻ – Liên và An, đang ở lửa tuổi thơ ngây, nhưng phải gánh vác, lo toan cho cuộc sống gia đình. Hai chị em Liên giúp mẹ trông coi cửa hàng ở gian hàng thuê lại, được ngăn ra bằng phên nứa dán giấy nhật trình. Thức hàng trong quán cũng đơn sơ hết sức, chỉ là vài quả sơn đen, mấy bánh xà phòng. Nhưng phân tích hai đứa trẻ của thạch lam ta hiểu điều mà tác giả muốn nói, không chỉ là cuộc sống cơ cực, mà còn là đời sống tinh thần của hai đứa trẻ đang bị “giam cầm”. Bởi ngày ngày chúng chẳng đi đâu ngoài phố huyện u tối, rồi đây sẽ tự cầm cố tuổi xuân, sức trẻ ở nơi này mà sẽ chẳng bao giờ biết đến thế giới với bao điều đáng trải nghiệm ngoài kia.

Nhưng không những thế, với một tâm hồn luôn yêu mến và trang trọng trước sự sống, Thạch Lam không đơn thuần phản ảnh hiện thực đời sống. Ông luôn đi sâu tìm hiểu những điều cao quý, khơi sâu cái đẹp, khơi ra chất ngọc sáng ngời đang ẩn sâu bên trong mỗi người. Vì vậy, ở tác phẩm Thạch Lam ta luôn tìm thấy đồng thời khuynh hướng hiện thực và lãng mạn.

Hiện thực trong truyện “Hai đứa trẻ” là đời sống lụi tàn, là khung cảnh êm ả mà u buồn nơi phố huyện. Chất lãng mạn trong tác phẩm thể hiện rõ ở vẻ đẹp tâm hồn của cô bé Liên. Giữa chốn phố huyện nghèo xơ xác và u tối, sáng lên tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của cô bé, dù còn nhỏ tuổi, Liên biết rung động trước khung cảnh thiên nhiên. Lãng mạn biết bao khi cô bé thốt lên khi nghe tiếng chiều buông: “Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru”. Câu nói gợi ra một khung cảnh yên bình nhưng cũng nghe buồn man mác.

Liên còn nghe hương ẩm bốc lên từ nền chợ mà nghĩ như đó là “mùi riêng của đất, của quê hương này”. Phân tích hai đứa trẻ của thạch lam ta thầy, giữa cuộc sống quẩn quanh, ngày ngày chỉ lo toan kiếm sống, mấy ai cảm nhận được những chuyển động của thiên nhiên, sự thay đổi của khung cảnh và cảm nhận xung quanh như thế. Và cuộc sống tù tùng khiến con người nơi phố huyện không còn cảm nhận về những gợn gió thoảng qua, chẳng ai để tâm đến hoa bàng rụng xuống vai khe khẽ. Vậy mà, cô bé Liên chưa kịp lớn ấy có thể tự gọi tên thất thảy những cảm xúc đối với đời sống xung quanh, đó là sự rung động trước cái đẹp, đó là nỗi buồn bâng quơ trước vẻ tĩnh lặng, êm ả của quê hương.

Ở Liên, ta không chỉ thấy một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế mà còn thấy cả tấm lòng trắc ẩn sâu sắc, một mối đồng cảm nồng ấm đối với những cuộc đời bé nhỏ, vô danh quanh mình. Vốn cuộc sống của Liên và em gái nhỏ cũng không khá hơn người khác, nhưng Liên vẫn nung nấu lòng thương đối với những đứa trẻ nghèo, quan tâm thăm hỏi mẹ con chị Tí. Liên không sợ tiếng cười ghê rợn của bà cụ Thi, mà gần gũi rót cho bà đầy cốc rượu. Với gánh phở của bác Siêu, gánh hát của bác xẩm, Liên chẳng tỏ sự thờ ơ. Có lẽ qua nhân vật Liên, Thạch Lam muốn gửi gắm lòng đồng cảm, lòng yêu thương, bao dung đối với những kiếp người tàn.

Viết nên tác phẩm bằng tất cả lòng yêu thương, sự trân trọng và tin tưởng, Thạch Lam còn nhìn thấy ở những đứa trẻ cái khát vọng vẫn luôn len lỏi trong đời sống bế tắc của chúng. Tinh thần xây dựng nhân vật này ta từng bắt gặp trong quan niệm ngoài đời thực của ông: “Xét cho cùng, ở đời ai cũng khổ. Người khổ cách này, người cách khác. Bí quyết là biết tìm cái vui trong cái khổ.”

phan-tich-hai-dua-tre-cua-thach-lam

Phân tích hai đứa trẻ của thạch lam ta thấy rõ điều này, bởi hai đứa trẻ luôn tự tìm cho mình niềm vui riêng, với những lần hồi tưởng quá khứ, miên man và háo sức với những kỉ niệm trong những tháng ngày sống ở Hà Nội. Nơi mà chúng được thỏa thích vui chơi, được uống những cốc nước lạnh xanh đỏ. Nếu không hồi tưởng quá thứ, chúng ngước lên bầu trời sao và tìm kiếm dòng sông Ngân Hà rồi mơ tưởng. Nhưng ước mơ, khao khát trọn vẹn và đủ đấy, Liên và An gửi gắm vào đoàn tàu, đoàn tàu từ Hà Nội đi tới. Và không chỉ hai chị em Liên, mà tất cả những con người sống nơi phố huyện u tối, đã luôn trông đợi những điều tươi sáng đến với cuộc sống nghèo khổ của họ. Và có lẽ, đoàn tàu là nguồn sáng mãnh liệt nhất sáng lên giữa bức tranh phố huyện ảm buồn.

Luận điểm 2: Hình ảnh đoàn tàu mang ý nghĩa biểu tượng về niềm tin của người dân phố huyện

Trong mắt người dân phố huyên, đoàn tàu là hoạt động cuối cùng của ngày mang lại cho họ động lực, niềm tin để tiếp tục cố gắng bám víu vào cuộc sống. Bởi khi đoàn tàu đến, nó mang theo ánh sáng rực rỡ hơn ngọn đèn dầu leo loét của chị Tí, hơn ảnh lửa của bác Siêu; mang theo âm thanh náo nhiệt mà cái phố huyện không có được. Vì vậy, dù buồn ngủ, hai chị em Liên vẫn cố thức chờ đoàn tàu ngang qua. Không để bán lấy vài món hàng, mà để được chìm vào thứ ánh sáng mãnh liệt, sự xúc động mãnh liệt và mơ tưởng về một “Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực, vui vẻ và huyên náo”. Hà Nội mà hai chị em từng được sống trong tình thân gia đình, trong không gian đẹp đẽ và nhiều niềm vui, khi gia đình còn khấm khá.

Vì vậy, quả thực đoàn tàu vừa là tia hồi qua đưa chị em Liên về với quá khứ vui tươi, cũng là tia hi vọng thắp sáng ngày mai, thắp sáng tương lại ở chúng. Nhưng khi phân tích hai đứa trẻ của thạch lam, ở một khía cạnh khác, ta thấy đoàn tàu dường như lại phản chiếu và tô đậm thêm cuộc sống tù túng, quẩn quanh của người nông dân bấy giờ. Khi mà niềm vui lớn nhất và có lẽ duy nhất trong ngày của họ là chờ tàu đi qua để ngước nhìn và dõi theo cho đến khi tàu khuất bóng. Cũng từ khía cạnh này, Thạch Lam muốn gửi gắm thông điệp, cần phải thay đổi xã hội để cứu lấy đời sống tù túng của những con người vô danh, để họ không phải sống cuộc sống vô nghĩa.

Bên cạnh nội dung nhẹ nhàng và giàu xúc cảm, tư tưởng sâu sắc và thấm thía tình cảm nồng nàn, nhân đạo, “Hai đứa trẻ” còn mang đậm phong cách nghệ thuật Thạch Lam. Mà điều dễ thấy là ông không xây dựng một cốt truyện bề thế, những nút thắt mở li kì, đọc “Hai đứa trẻ” ta thấy một bài thơ trữ tình với những chi tiết nhỏ nhưng tinh tế, giàu sức gợi dư âm dư ảnh.

Ngoài ra, phân tích hai đứa trẻ của thạch lam ta còn nhận ra, tình huống truyện ông xây dựng không phải tình huống nhận thức hay hành động, mà là tình huống tâm trạng, mạch truyện cứ trôi theo tâm trạng của nhân vật mà diễn ra. Trong mạch truyện ấy, Liên hiện lên là cô bé nhạy cảm với những cảm xúc mong manh bâng quơ. Vì vậy, giọng văn của Thạch Lam vì thế là giọng tâm tình, ngôn ngữ nhẹ nhàng đậm chất thơ.

Kết luận khi phân tích hai đứa trẻ của thạch lam

Qua phân tích tác phẩm “Hai đứa trẻ”, ta một lần nữa khẳng định lại, nghệ thuật chân chính là nghệ thuật vì con người, vì cuộc đời. Và nghệ thuật đích thực là nghệ thuật lấy chất liệu từ đời sống làm nên tác phẩm, gửi gắm tư tưởng và tấm lòng. Đồng thời, với tác phẩm này, độc giả càng thêm yêu mến và mãi yêu mến nhà văn với tấm lòng nồng đượm, gần gũi và trân trọng của người của Thạch Lam.