Dù ra đời đã lâu, nhưng những giá trị mà Vợ chồng A Phủ để lại vẫn luôn trường tồn mãi mãi. Bởi thế, các bạn học sinh rất cần phân tích giá trị nhân đạo của Vợ chồng A Phủ để cảm nhận sâu sắc hơn những giá trị tốt đẹp của tác phẩm văn học kinh điển này.

Mở bài phân tích giá trị nhân đạo của Vợ chồng A Phủ

Nhà văn Tô Hoài là một trong những tượng đài văn học Việt Nam. Ông đã sống, viết và có nhiều cống hiến cho nền văn học nước nhà. Những tác phẩm của ông luôn chứa đựng những giá trị nội dung và nghệ thuật sâu sắc và độc đáo. Độc giả không thể nào quên một Tô Hoài đầy chất trẻ thơ trong tác phẩm kinh điển Dế mèn phiêu lưu ký. Nhắc đến nhà văn Tô Hoài, chúng ta không thể không nói tới đoạn trích Vợ chồng A Phủ. Với tác phẩm này, nhà văn không chỉ mang tới những giá trị nội dung, nghệ thuật hiện thực đặc sắc mà hơn cả là giá trị nhân đạo sâu cay, thâm thúy, thấm đẫm qua từng câu chữ, hình ảnh. Tác phẩm hay đến nỗi đã được dựng thành phim nhiều lần và trở thành những bộ phim nổi tiếng.

phan tich gia tri nhan dao cua vo chong a phu

Phân tích giá trị nhân đạo của Vợ chồng A Phủ người đọc dễ dàng nhận thấy ở nhà văn Tô Hoài “Một nghệ sĩ chân chính phải là nhà nhân đạo từ trong cốt tủy”. Như nhà văn T.Sekhop đã từng khẳng định. Bởi trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ, tác giả không chỉ phản ánh một cách chân thực bức tranh con người và cuộc sống của đồng bào Tây Bắc mà còn thấy ở đó tình yêu thương người của ông, là sự cảm thấu và xót xa sâu sắc tới phận người của tác giả.

Chi tiết phần thân bài

Luận điểm 1: Giá trị nhân đạo là gì?

Khi phân tích giá trị nhân đạo của Vợ chồng A Phủ, trước hết các bạn phải hiểu, “giá trị nhân đạo” là gì?. Theo các nhà lý luận phê bình văn học thì, đây là một trong những giá trị cốt lõi của một tác phẩm văn học. Tác phẩm viết ra không chỉ để kể lại một câu chuyện hay phản ánh một vấn đề mà qua đó còn thể hiện tinh thần nhân đạo giữa con người với con người, bộc lộ được tình yêu thương, tấm lòng, tư tưởng của người nghệ sĩ đối với đời sống con người và xã hội. Từ đó, giúp độc giả, giúp người đời rút ra được những suy ngẫm, những bài học để biết sống tốt đẹp hơn, giúp xã hội trở nên hạnh phúc hơn.

Luận điểm 2:  Giá trị nhân đạo thể hiện qua số phận nhân vật Mị và A Phủ

Theo nhà văn Tô Hoài, tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” ra đời sau khi ông cùng bộ đội đi thực tế dài ngày ở vùng núi Tây Bắc. Tác phẩm nói về cuộc đời làm dâu gạt nợ của Mị. Đó là cuộc sống áp bức, bọc lọc để rồi cuối cùng con người ấy không chịu được đã phải vẫy vùng thoát ra, để đi tìm tương lai tươi sáng hơn.  Và giá trị nhân đạo của tác phẩm đã được thể hiện một phần qua số phận và cuộc đời của hai nhân vật chính là Mị và A Phủ.

Luận cứ 1: Ca ngợi vẻ đẹp phẩm chất của Mị và A Phủ

Phân tích giá trị nhân đạo của Vợ chồng A Phu, ta thấy tác giả vô cùn nâng niu, trân trọng vẻ đẹp và sự tài năng, đảm đang của Mị. Tác giả miêu tả Mị có tài thổi sáo lá hay như người ta thổi sáo thật đến nỗi, “Có biết bao nhiêu người mê, cứ ngày đêm thổi sáo đi theo Mị hết núi này sang núi khác”. Cô gái dân tộc Mèo ấy mang vẻ đẹp xuất thần của núi rừng đến mức “trai đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng”.

phan tich gia tri nhan dao cua vo chong a phu

Không những thế, Mị còn là một người con vô cùng hiếu thảo với bố mẹ và chăm chỉ. Lúc đầu Mị chăm chỉ giúp bố mẹ làm để trả nợ. Năm nào, nhà Mị cũng trả cho thống lý một nương ngô. Việc đó không dễ nhưng Mị vẫn cố gắng và xin bố mẹ làm việc để trả nợ. Mị làm việc không ngơi tay và chưa năm nào chậm trễ.

Nhưng đến khi không thể trả được nữa thì Mị chấp nhận bị bắt về làm dâu gạt nợ. Lúc đó, Mị đã phản kháng, Mị muốn được tự do nên Mĩ đã nghĩ đến cái chết. Và không ít lần Mị định làm thật. Mị đã hái nắm là ngón về định tự sát. Nhưng rồi Mị không làm. Mị ném lá đi vì nhận ra, nếu Mị có chết thì món nợ của gia đình vẫn còn đó. Mị chết thì Mị được giải thoát nhưng cha mẹ sẽ khổ sở hơn bao giờ hết.

Không chỉ ưu ái dành cho Mị những ca từ đẹp mà tác giả cũng miêu tả phẩm chất của A Phủ rất nhân đạo. Đó là một chàng trai khỏe khoắn về thể chất. Đặc biệt, chàng rất trung thực, ngay thẳng. Chỉ vì thấy A Sử chơi xấu, không chịu được cảnh áp bức, A Phủ đã không ngại cùng mà tiến tới đòi công bằng, dù cho hắn là con quan con chúa. Chỉ có A Phủ mới dám đánh A Sử đến chảy máu.

Nâng niu vẻ đẹp của Mị của A Phủ chính là cách để nhà văn Tô Hoài bày tỏ tấm lòng thương mến và trân trọng của mình dành cho nhân vật, cho những người dân bị áp bức ở vùng núi Tây Bắc thời bấy giờ.

Luận cứ 2: Sức sống mãnh liệt tiềm tàng, lòng yêu tự do trong Mị và A Phủ

Không chỉ ca ngợi vẻ đẹp, nhân phẩm của Mị, nhà văn còn đặc biệt kể về sức sống mãnh liệt tiềm ẩn và khát vọng tự do của Mị. Điều này nổi bật nhất trong thời gian Mị ở nhà Thống Lý làm dâu. Mị phản kháng lại cuộc sống tù bức đó bằng việc khóc, bằng việc nghĩ đến cái chết, bằng việc sống trong im lặng và không bao giờ đáp trả lại gia đình Thống Lý.

Hơn hết, sức sống mãnh liệt ấy thể hiện rõ khi Mị đối diện với đêm tình mùa xuân. Sau bao lâu phải sống trong câm nín như bóng ma xó nhà, Mị bỗng dần hồi sinh trở lại. Từ những giác quan trên cơ thể đến tiềm thức, ký ức. Tất cả trỗi dậy sống động rồi thúc giục Mị phải hành động. Mị bỗng thấy rạo rực trong người. Mị nhẩm hát theo lời bài hát đang được các trai gái trong làng ngân nga. Những ký ức tươi đẹp kia đưa Mị trở về sống với quá khứ. Rồi tiếng sáo khiến Mị thức tỉnh. Mị nhận ra mình vẫn còn trẻ. Mị vẫn muốn đi chơi, Mị khao khát tình yêu như bao cô gái khác. Một cách vô thức, “Mị đứng dậy, bỏ thêm mỡ vào đĩa cho sáng và sửa soạn đi chơi”. Niềm khao khát, sức sống đã trỗi dậy chiếm trọn tâm hồn Mị khiến Mị quên cả việc đang bị A Sử trói vào cột. Đó là những giây phút báo hiệu tia sáng, tia hy vọng đã lấp lánh trong tâm hồn Mị. Để rồi, đến đêm đông, Mị đã làm một việc liều lĩnh mà không ai nghĩ tới đó là “cởi trói cho A Phủ”. Trái tim bang giá, tâm hồn nguội lại của Mị bị dòng nước mắt nóng hổi của A Phủ gột rửa. Mị nhận ra cả hai đều có số phận bi đát giống nhau. Nếu không chạy trốn, không thoát ra, cả hai sẽ có thể chết. Bởi thế, lúc đầu Mị chỉ có ý định cởi trói thả tự do cho A Phủ, nhưng rồi khi A Phủ chạy đi, Mị nhận ra cuộc đời tự do cũng đang đợi mình phía trước. Không thể trông chờ vào sự thương hại của cha con Thống Lý hay giúp đỡ từ người khác, Mị và A Phủ chỉ có thể dựa vào chính mình. Để rồi tất cả những gì còn là sự sống trong tâm hồn Mị đã thôi thúc nàng chạy đuổi theo A Phủ và rồi cùng nhau xuống núi.

phan tich gia tri nhan dao cua vo chong a phu

Cũng giống như Mị, A Phủ ngày bé bị bán đi đã nhiều lân tìm cách trốn. Khi bị cha con Thống Lý bắt A Phủ cũng cố để trốn nhưng không thể. Chàng đã khóc. Những giọt nước mắt ấy không phải là sự yếu đuối mà là niền khao khát được tự go.  Chính vị đó mà giúp Mị quyết đoán hơn trong việc cắt giây trói và cuối cùng cả hai đã chạy trốn thành công.

Luận điểm 2: Giá trị nhân đạo trong việc tố cáo và lên án chế độ xã hội

Phân tích giá trị nhân đạo của Vợ chồng A Phủ, độc giả còn thấy nó được thể hiện qua việc tác giả lên áo, tố cáo xã hội đầy rẫy sự bất công ấy. Đó là sự tàn độc của những kẻ có chức có quyền có tiền. Chúng không chỉ bắt người khác làm lụng để trả nợ mà còn lấy cắp cả sự sống của họ. Chúng đối xử với Mị con ở trong nhà, không khác gì thân trâu ngựa cho chúng.

Xã hội ấy coi con người như cỏ rác, không khác gì một món hàng để đổi chác. Không chỉ có Mị mà những người đàn bà khác trong gia đình Thống Lý cũng đã từng bị trói đứng đến chết.

Xã hội ấy không có luật pháp. Chúng lộng hành áp ức người khác để rồi bắt chàng trai A Phủ tự do thành một tên nô lệ. Ngoài ra, tác giả còn miêu tả đến những hủ tục lạc hậu, thủ đoạn tàn độc của bọn quan lại nơi đây như cúng trình ma, bắt vợ, xử kiện phạt vạ, cho vay nặng lãi…

phan tich gia tri nhan dao cua vo chong a phu

Thật là một bức tranh xã hội thối nát, đầy rẫy sự bất công và ai oán. Dường như cái xã hội ấy chỉ khiến cho con người ta rơi vào cùng quẫn. Mọi sự đều khiến con người phải gục ngã trước số phận. Nhưng thật may, trong bức tranh đen tối ấy, sức sống mãnh liệt của A Phủ và Mị đã nhen nhóm và tỏa sáng.

Kết bài chi tiết phân tích giá trị nhân đạo của Vợ chồng A Phủ

“Vợ chồng A Phủ” đã trở thành một trong những tác phẩm văn học kinh điển của không chỉ riêng nhà văn Tô Hoài mà còn của cả nên văn học Việt Nam trước Cách mạng. Mặc dù giờ đây, cuộc sống xã hội ở vùng núi Tây Bắc đã có nhiều thay đổi, văn minh hơn, hiện đại hơn. Nhưng những giá trị nhân đạo sâu sắc và độc đáo mà tác phẩm mang vẫn còn mãi vẹn nguyên cho đến tận hôm nay và mãi sau.

Phân tích giá trị nhân đạo của Vợ chồng A Phủ một lần nữa khẳng định tài năng thiên bẩm cùng trái tim yêu thương con người hết mực của nhà văn. Bởi chỉ có tâm hồn nhay cảm, đồng điệu với những số phận con người bị áp bức thì mới có thể xấy dựng nên những tác phẩm có 1-0-2 đó.

Nếu như trong truyện Tắt đèn của Ngô Tất Tố, chị Dậu cũng khao khát tự do, cũng khao khát hạnh phúc nhưng khi chị chạy ra ngoài thì bầu trời vẫn tối đen mờ mịt, thì ở đây, Mị và A Phủ đã tìm thấy được ánh sáng, đường đi khi chạy trốn. Đó là giá trị nhân đạo mới mẻ trong những tác phẩm cùng thời, khi nhân vật đã tìm được lối thoát, và tin rằng phía trước là bầu trời tươi sáng.