Chỉ một đoạn thơ ngắn, Quang Dũng đã thể hiện được hết vẻ hùng vĩ của thiên nhiên nơi đoàn quân Tây Tiến đi qua. Qua những câu từ đắt giá, hình ảnh chọn lọc đã cho ta thấy tài hoa của một nhà thơ chiến sĩ. Cùng phân tích đoạn 1 Tây Tiến để hiểu rõ hơn nội dung nhé!

Khái quát về tác giả Quang Dũng và đoạn 1 bài thơ Tây Tiến

Quang Dũng (1921 – 1988) là một nhà thơ chiến sĩ đa tài. Các bài thơ nổi tiếng của ông có thể kể đến như: Đôi mắt người Sơn Tây, Đôi bờ, Quán bên đường, Lính râu ria,… Đọc những tác phẩm thơ của ông ta thấy được tâm hồn phóng khoáng, hồn hậu và vô cùng lãng mạn. Trong đó, Tây Tiến là một trong những tác phẩm để đời của Quang Dũng. Bài thơ đã trở thành bức tranh khắc họa người lính trong thời chiến được xuất bản rộng rãi và còn được phổ nhạc. 

Đoạn 1 bài thơ Tây Tiến được đánh giá là đoạn thơ đắt giá nhất. Gần như tinh hoa của bài thơ đều được Quang Dũng gom góp ở đoạn thơ đầu tiên. Chỉ qua một đoạn mà bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đã được tái hiện rõ rệt – nơi đoàn quân Tây Tiến từng hoạt động. 

Phân tích đoạn 1 Tây Tiến chi tiết

Đã có rất nhiều bài phân tích đoạn 1 Tây Tiến. Nhưng dường như giá trị nghệ thuật mà Quang Dũng đưa vào đoạn thơ này chẳng ngôn từ nào tỏ hết được. Mở đầu đoạn thơ là tiếng lòng của tác giả khi nhắc tới nơi từng gắn bó máu thịt:

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

Ở đây tác giả dùng trạng từ “ơi” để nói lên sự thân thuộc. Tây Tiến ở đây như một người tri kỷ lâu ngày không gặp, chứ không còn là một địa danh đơn thuần. Chỉ một từ thôi người ta đã thấy rõ tâm tư tình cảm của tác giả dành cho mảnh đất ấy. Đó là nỗi nhớ “chơi vơi”, nhớ da diết, triền mien, vô định không biết bắt đầu từ đâu. 

Phân tích đoạn 1 Tây Tiến để thấy được vẻ đẹp người lính
Phân tích đoạn 1 Tây Tiến để thấy được vẻ đẹp người lính

Dạo đầu bằng những hồi ức, kỷ niệm về mảnh đất gắn bó tuổi trẻ của người lính Tây Tiến. Để rồi đến những câu thơ tiếp theo, hành trình ghi dấu ở mảnh đất ấy được khắc họa rõ nét. Mỗi một nơi đoàn quân đi qua đều để lại những kỷ niệm khắc sâu trong lòng:

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Dù bao khó khăn, mệt mỏi ập đến, dù “mẹ thiên nhiên” liên tục gây trở ngại bằng những lớp sương mù dày đặc không thấy lối đi. Nhưng những người lính vẫn miệt mài hành quân, vén sương mù để tiến về phía trước. Hình ảnh đoàn quân đi trong sương mù giống như cuộc chiến kéo dài, chưa biết hồi kết. Giữa sự khắc nghiệt ấy, tác giả cũng không quên đan xen chút lãng mạn bằng hình ảnh “hoa về trong đêm hơi”. Hương hoa phảng phất ấy như một món quà bé nhỏ từ thiên nhiên được người lính đón nhận một cách trân trọng, để rồi chuẩn bị hành trang bước tiếp trên những chặng đường phía trước. 

Dốc lên khúc khủyu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi 

Chỉ một đoạn ngắn, tác giả sử dụng liên tục những từ láy mang tính gợi hình như “khúc khủyu”, “thăm thẳm”, “heo hút”. Phân tích đoạn 1 Tây Tiến sẽ thấy sự khéo léo trong sử dụng từ ngữ đã giúp tác giả khắc họa rõ nét bức tranh hành trình hiểm trở của các chiến sĩ trong đoàn quân Tây Tiến. Tác giả cũng đã khéo léo sử dụng phép nhân hóa “súng ngửi trời”, nghe có vẻ hồn nhiên nhưng lại càng thấy thương vô cùng những người chiến sĩ. Thương những người lính đã phải cất đi những hoài bão của tuổi trẻ để đương đầu với những gian truân, vất vả. 

Dù khó khăn, vất vả nhưng những người lính vẫn luôn tràn đầy nhiệt huyết

Ở đây, Quang Dũng đã khéo léo dùng phép đối “ngàn thước lên cao ngàn thước xuống” thấy ngay được cảnh sắc thiên nhiên của đất trời Tây Bắc. Và cũng nhờ phép đối ấy, càng làm cho chặng đường trở nên nguy hiểm hơn bao giờ hết. Và rồi khi dừng chân giữa lưng đèo, xa xa thấp thoáng bản Pha Luông với những ngôi nhà bập bùng ánh lửa. Tiếng “nhà” tác giả dùng ở đây có nhiều ý nghĩa. Đó có thể là tiếng lòng của những người lính – những chàng trai Hà Thành chưa bao giờ rời xa mảnh đất cố hương.

Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”

Sau một phút bâng khuâng nỗi nhớ nhà, những khó khăn phía trước lại đưa các anh về với thực tại. Đó là những cánh rừng sâu với đầy dã thú, những con dốc cao cản bước chân người. Chính ở nơi rừng thiêng nước độc như vậy, ranh giới của sự sống và cái chết càng trở nên mong manh. Vậy nên mới có hình ảnh “Anh bạn dãi dầu không bước nữa/ Gục lên súng mũ bỏ quên đời”. Dù mang trong mình sức trẻ, nhiệt huyết nhưng sự khắc nghiệt của thời cuộc đã khiến những người lính trẻ phải bỏ lại đồng đội, bỏ lại tương lai để về với đất mẹ. 

Hình ảnh người lính được khắc họa rõ nét
Hình ảnh người lính được khắc họa rõ nét

Hình ảnh “gục lên súng mũ” vừa thương lại vừa đẹp. Thương ở đây chính là thương số phận của các anh, lên đường với bao hoài bão nhưng rồi phải bỏ mạng giữa nơi cọp hú, hổ gầm. Nhưng hình ảnh ấy càng làm nổi bật lên hình tượng người chiến sĩ, dù hy sinh nhưng vẫn hiên ngang, sừng sững giữa trời. Tiếng “thác gầm thét” mà tác giả sử dụng giống như tiếng kêu xé lòng của mẹ thiên nhiên trước sự hy sinh của người lính. 

Kết thục đoạn 1, Quang Dũng mang đến cho người đọc chút ấm áp của thân tình. Đó là những kỷ niệm đầy tình người được lưu lại nơi những người lính đã đi qua.

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”

Giữa núi rừng bạt ngày, chính mùi khói bếp, mùi “thơm nếp xôi” nơi đất Mai Châu cùng với tình đồng đội, tình quân dân càng làm cho các người lính thấy ấm lòng. 

Lời kết

Phân tích đoạn 1 Tây Tiến ta thấy được nét tài hoa của Quang Dũng trong sử dụng hình ảnh và các thủ pháp nghệ thuật. Đồng thời, thông qua đó ta thấy được cuộc sống của người lính Tây Tiến phải trải qua. Dù biết trước có chông gai, khó khăn nhưng những người lính trẻ vẫn mang trong mình hoài bão và sứ mệnh với quê hương, đất nước.