Trước khi đi vào phân tích diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng của Kim Lân, các bạn cần khái quát chung về tác giả tác phẩm.

Chi tiết mở bài

Kim Lân là bút danh của nhà văn Nguyễn Văn Tài. Ông sinh ra và lớn lên ở một miền quê nghèo vùng nông thôn Bắc Bộ ở Bắc Ninh. Trong nên văn học nước nhà, ông là một trong những nhà văn mang phong cách hiện thực phê phán xuất sắc nhất. Mặc dù ông không viết nhiều nhưng những tác phẩm của ông ra mắt đều rất nổi tiếng, thành công và được công chúng yêu mến. Ông được mệnh danh là nhà văn của nông thôn Việt Nam bởi những tác phẩm kinh điển như: Vợ nhặt, Làng, Nên vợ nên chồng, Con chó xấu xí… Ông đã viết về cuộc sống thôn quê bằng thứ tình cảm sâu nặng và tầm hồn thuần phác của một người con quê nên vô cùng sống động và chân thực. Qua những câu chuyện của ông, bức tranh về làng quê Việt Nam với những con người chất phác, nhưng mang số phận bi đát hẩm hiu trong chế độ cũ cứ hiện ra một cách sắc nét và đầy ám ảm.

phan tich dien bien cot truyen trong truyen ngan lang cua kim lan

Trong những tác phẩm đó, nổi bật nhất là truyện ngắn “Làng”. Tác phẩm có nội dung về nhân vật ông Hai với tình yêu quê hương tha thiết. Cái hồn của tác phẩm được thể hiện qua diễn biến tâm trạng của ông Hai trước, trong và sau khi nghe tin làng mình theo giặc.

Có thể nói, trong văn bản tự sự, cốt truyện đóng vai trò vô cùng quan trọng và có tẩm ảnh hưởng lớn. Chính cốt truyện đã giúp truyền đạt rõ rệt thông điệp, ý đồ và tư tưởng của tác giả tới người đọc.

Cũng chính diễn biến cốt truyện ấy giúp các nhân vật bộc lộ tính cách một cách sắc nét qua những cao trào và sự kiện mang tính cốt lõi. Qua đó hoàn thiện hơn nội dung độc đáo, khác biệt của tác phẩm. Khi đọc một văn bản hay luôn cần có một cốt truyện hấp dẫn và lôi cuốn người đọc. Đó cũng là điều độc giả nhận thấy khi phân tích diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng của Kim Lân

Thân bài 

Luận điểm 1: Diễn biến cốt truyện gắn với tâm trạng của ông Hai

Qua trình phân tích diễn cốt truyện trong truyện ngắn Làng của Kim Lân độc giả dễ dàng nhận ra nó gắn liền với tâm trọng của nhân vật ông Hai.

  • Luận cứ 1: Tình yêu làng của ông Hai trước Các mạng

Đầu tiên là tình yêu làng của ông Hai trước khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc. Câu chuyện bắt đầu với hình ảnh ông Hai sang nhà bác Thứ để tám chuyện chính trị, đủ thứ trên trời dưới biển rồi cuối cùng đi đến cái đích là khoe làng. Từ lâu, ông đã có cái tính khoe làng này rồi. Vì thế, chuyện ông kể về làng cứ rành rọt, cứ tự nhiên như vốn sẵn có trong người vậy. “Và cuối cùng, khi câu chuyện tin tức hàng ngày đã nhạt rồi, thì ông xoay đến chuyện cái làng của ông. Ông nói chuyện về cái làng ấy một cách say mê và náo nức lạ thường. Hai con mắt ông sáng hẳn lên, cái mặt biến chuyển, hoạt động. Ông khoe làng ông có cái phòng thông tin tuyên truyền sáng sủa rộng rãi nhất vùng, chòi phát thanh thì cao bằng ngọn tre, chiều chiều loa gọi cả làng đều nghe thấy. Ông khoe làng ông nhà ngói san sát, sầm uất như tỉnh”. Ông vui vẻ, hãnh diện tự hào nói về làng như làng là của riêng ông vậy. Trước khi Cách Mạng, ông khoe vẻ đẹp hoành tráng của làng qua đền đài, lăng tẩm của ông tổng đốc làng. Ông khoe làng ông giàu có với những đường làng toàn lát đấ xanh, chân đi không dính bùn đất.

phan tich dien bien cot truyen trong truyen ngan lang cua kim lan

Qua đây có thể thấy, ông Hai là một người cực kỳ cực kỳ gắn bó với ngôi làng Dầu ấy.

Nhưng sở thích khoa làng của ông có chút thay đổi sau khi Cách mạng đến. Đó là ông hiểu ra, những thứ xa xoa, hoàn tráng kia chính là cái làm khổ ông, làm khổ nhân dân. “Cái lăng ấy nó làm khổ ông, nó còn làm khổ bao nhiêu người làng này nữa. Xây cái lăng ấy cả làng phục dịch, cả làng gánh gạch, đập đá, làm phu hồ cho nó. Có người ốm, có người chết, có người làm mấy tháng trời không được đồng công nào. Cái chân ông đi khập khễnh bây giờ cũng vì cái lăng ấy. Ông bị một chồng gạch đổ vào bại một bên hông”. Sự thức tỉnh trong tâm trí ông cũng chính như sự thức của của bà con trong làng về việc tham gia kháng chiến khởi nghĩa để giải phóng tự do.

  • Luận cứ 2: Tình yêu làng của ông Hai khi Cách mạng xảy ra

Giờ đây ông tự hào rằng làng ông tham gia kháng chiến tích cực. Từ các cụ phụ lão đến thanh niên trai tráng, thiếu niên nhi đồng đều tham gia tập luyện quân sự, đào hào xây hầm. Tất cả một lòng theo kháng chiến, theo cụ Hồ. Tất cả đều tin vào sự chiến thắng của Cách mạng do cụ Hồ lãnh đạo. Bởi thế, ông kể đi kể lại đến nỗi người nghe gần như thuộc và nhiều lúc lơ đãng không nghe trọn vẹn. Nhưng tác giả đã miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật thật chi tiết. Ông vui quá nên chẳng để ý đến cả người nghe và cứ thích kể theo ý của mình.

Quả thực, khi đọc tác phẩm đến đây, qua diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai từ lúc tản cư khỏi lang đã càng thu hút độc giả. Đúng là tâm lý của một người đàn ông chất phác, đậm chất thôn quê nhưng cũng có hiểu biết, yêu lẽ phải. Ông vẫn luân lưu luyến về làng. Ông yêu làng đến nỗi không muốn rời đi nhưng vì gia đình ông phải chấp nhận. Giờ đây, ông lo rằng chuyến này đi chẳng biết bao giờ về. Ông bảo: “Quê cha đất tổ một lúc rứt ruột bỏ đi làm gì mà không đau xót hả bác?…” Dù không tận mắt nhìn thấy làng Dầu, cũng chưa một lần tới đó nhưng độc giả vẫn cảm nhận rõ hình hài và hơi thở của ngôi làng bình yên, xinh đẹp của ông Hai.

  • Luận cứ 3: Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng theo giặc.

Tới đây, nhà văn Kim Lân đã mang tới một sự kiện mang tính cao trào cho diễn biến cốt truyện. Đang yên đang lành, bỗng ông Hai nghe được tin làng ông theo giặc. Người ta đồn nhau rằng “Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây còn giết gì nữa”. Không phải một hai người, mà là cả làng làm Việt gian theo Tây. Nghe tin ấy như sét đánh ngang tai. Bởi thế, tâm trạng của ông Hai cũng biến đổi: “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi”. Tác giả miêu tả nỗi đau ập đến bất với ông Hai khiến ông nghẹt thở thật sinh động và chân thực đến khó tin. Như thế đó chính là tác giả vậy!. Ông Hai không tin vào tai mình nên hỏi lại thêm lần nữa. Nhưng những điều họ kể sau đó sao mà rành rọt mà xác thực đến vậy. Vì thế, ông càng đau đơn hơn. Thế là, nhà văn Kim Lân đã để tình yêu làng của ông vào một tìn huống gây cấn, đầy sự thách thức.

phan tich dien bien cot truyen trong truyen ngan lang cua kim lan

Phân tích diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng của Kim Lân chính là phân tích quá trình diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai. Đến đây, tác giả càng cho độc giả thấy tình yêu làng của ông Hai sâu sắc đến nhường nào. Khi bình yên tình yêu ấy dễ dàng có được thì không nói làm gì nhưng khi khó khăn, con người ta vẫn dành cho nhau tình yêu mới là khó. Bởi thế, tình yêu làng của ông Hai đang đứng trước một vực thẳm. Nếu vượt qua được thì sẽ tốt đẹp, nhưng không vượt được nó sẽ là một hố sâu đau đớn trong tâm hồn.

Bởi thế, tâm trạng ông Hai rối bới đến nỗi ông không buồn ăn, buồn nói chuyện, không dám ra ngoài. Ông cảm thấy tủi nhục đến cùng cực. Đỉnh điểm nhất là khi bị mụ chủ nhà đuổi đi chỉ vì ông là dân làng Chợ Dầu. Không có gì còn đau đớn hơn. Ông và gia đình không biết đi đâu về đâu để tránh khỏi cái tai tiếng là người của làng theo Tây. Nhưng rồi vốn là người chính trực, ông Hai nghĩ đến cả gia đình sẽ về làng Chợ Dầu, sẽ kháng chiến, sẽ theo cụ Hồ, sẽ lấy lại danh dự cho làng Chợ Dầu. Đúng lúc tâm hồn nhân vật có điểm sáng thì sự thật về làng Chợ Dầu không làm Việt gian đến tai ông. Đúng lúc này, cuộc đời của ông như nở hoa. Tâm hồn ông như có lời ca tiếng hát. Ông lại đi khoe làng. Ông đính chính lại cái tin tức kia. Ông kể lại chi tiết làng ông đã cùng nhau chung sức đánh giặc như thế nào, tỉ mỉ như ông đang ở làng vậy. Đặc biệt, ông nói lớn việc nhà ông bị quân giặc đốt cháy. Có lẽ chưa có người nào lại khoe nhà bị đốt, bị phá hủy mà vui sướng, hạnh phúc như ông Hai.

Đúng là cái tài của nhà văn Kim Lân. Dưới ngòi bút của ông không chỉ tâm trạng của ông Hai cứ lên xuống thót tim mà xúc cảm của người đọc cũng như nhảy múa theo nhân vật.

Luận điểm 2: Nghệ thuật xây dựng diễn biến cốt truyện trong Làng

Phân tích diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng của Kim Lân một lần nữa khẳng định tài năng sử dụng nghệ thuật xây dựng cốt truyện của tác giả. Truyện không quá dài nhưng đủ để tác giả khiến độc giả nhớ mãi không quên. Đọc tác phẩm, người đọc thấy sự phát triển cốt truyện vô cùng hợp lý. Đi từ việc một người nông dân vốn hay lam hay làm cảm thấy khó chịu, nhàm chán khi phải sống ở nơi tản cư chỉ ngồi mát ăn bát vàng, không được ra ngoài ruộng làm bạn với đất đai. Đến cái niềm tự hào niềm vui của người nông dân khi nói về làng, bởi đó chính là sự bấu víu về một cuộc sống đã bao năm gắn bó. Đó không riêng gì là tâm trạng của ông Hai mà chính là tâm lý chung của những người nông dân Việt Nam trong những ngày đầu chống thực dân Pháp.

phan tich dien bien cot truyen trong truyen ngan lang cua kim lan

Diễn biến cốt truyện gắn liền với diễn biến tâm trạng của nhân vật nên càng khiến cho tác phẩm trở nên độc đáo. Đặc biệt với sự xuất hiện của những cao trao, sự kiện mấu chốt đã làm cốt truyện trở nên gay cấn, hấp dẫn

Vì diễn biến cố truyện gắn liền với sự phát triển tâm lý của nhân vật nên các cách nói chuyện độc thoại nội tâm của nhân vật càng khiến tác phẩm thêm đặc sắc. Nhờ thế, Làng của Kim Lân không chỉ vẽ nên một bức tranh làng quê thời đầu chống Pháp độc đáo mà còn xây dựng một biểu tượng tiêu biểu cho tâm hồn và tính cách của người dân Việt giai đoạn đó.

Kết bài

Có thể nói, việc phân tích diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng của Kim Lân là một cách để độc giả khẳng định thêm tài năng kể chuyện của tác giả. Mỗi hình ảnh, mỗi câu từ, mỗi hành động xuất hiện trong tác phẩm đều rất phù hợp, không thừa không thiếu. Do đó, độc giả cứ thế bị cuốn vào câu chuyện mãi không rời.

Qua câu truyện, chúng ta thấu hiểu hơn tình yêu làng quê của những người nông dân Việt Nam thời xưa và thơi nay. Chúng ta hiểu hơn vì sao có những câu ca “Quê hương là gì hở mẹ mà ai đi xa cũng nhớ nhiều”. Bởi ai cũng biết nếu không yêu quê hương, sẽ không thể lớn thành người.