Phân tích đất nước nguyễn đình thi

Mở bài

Trước khi đi vào phân tích đất nước nguyễn đình thi chi tiết, ta cần hiểu thêm về nhà thơ tài hoa Nguyễn Đình Thi. Ông được biết đến là một người đa tài, viết đủ thể loại văn chương. Đồng thời, ông cũng người có nhiều tài năng, từ văn học đến soạn nhạc rồi triết học.

“Đất nước” được Nguyễn Đình Thi viết trong giai đoạn 1948 – 1955, kết hợp giữa hai bài thơ “Đêm mít tinh” và “Sáng mát trong như sáng năm xưa”. Sự kết hợp này mang đến một cái nhìn đầy đủ, toàn diện về hình ảnh đất nước. Và khi phân tích đất nước nguyễn đình thi ta thêm tự hào về những tháng năm chiến đấu quật cường của dân tộc để dành độc lập.

phan-tich-dat-nuoc-nguyen-dinh-thi1

Thân bài

Luận điểm 1: Mùa thu Hà Nội trong hoài niệm và mùa thu cách mạng hân hoan

Để mở đầu bài thơ, Nguyễn Đình Thi hoài niềm về một mùa thu đã xa, mùa thu với những kí ức về Hà Nội năm xưa.

Sáng mát trong như sáng năm xưa

Gió thổi mùa thu hương cốm mới

Tôi nhớ những ngày thu đã xa

Lúc này, nhà thơ đang đứng giữa mùa thu hiện tại, mùa thu của cách mạng để hồi tưởng về mùa thu của quá khứ. Đó là một sáng mùa thu trong mát, với hương cốm đặc trưng của Hà Nội. Chỉ với một câu thơ “gió thổi mùa thu hương cốm mới”, Nguyễn Đình Thi như đã khơi dậy trọng lòng người đọc hình ảnh mùa thu Hà Nội với vẻ đẹp tao nhã, mang đậm chất truyền thống và cổ xưa.

Và câu thơ “tôi nhớ những mùa thu đã xa” như câu thơ bản lề, dẫn dắt người đọc hướng đến câu chuyện của hiện tại:

Sáng chớm, lạnh trong lòng Hà Nội

Những phố dài xao xác hơi may

Người ra đi đầu không ngoảnh lại

Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy

Phân tích đất nước nguyễn đình thi ở khổ thơ này, ta thấy vẫn là một sáng mùa thu đẹp đẽ nhưng buồn. Sáng mùa thu chớm lạnh trong lòng phố, nhưng đúng hơn là cái chớm lạnh của lòng người trước mỗi độ thu về. Tinh tế ở đây là cụm từ “trong lòng Hà Nội”. Nó gợi sự gần gũi, thân thuộc và mang nỗi nhớ khắc khoải.

Và rồi, cảm xúc của tác giả đột ngột thay đổi, từ miêu tả mùa thu hướng tới hình ảnh người ra đi. Câu thơ “Người ra đi đầu không ngoảnh lại” thể hiện một sự ngạo nghễ, lòng quyết tâm với chí lớn. Nhưng đến câu thơ cuối, cảm xúc lắng lại.

“Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy” là một câu thơ đẹp và giàu tính thẩm mĩ. Trong tâm trí người ra đi, Hà Nội mùa thu đầy nắng và quyến rũ. Và với vẻ đẹp ấy níu chân, người ra đi nếu ngoảnh lại sao tránh khỏi mềm lòng.

Nhưng đó là mùa thu của hoài niệm, của ngày người bước chân ra đi, còn giờ đây:

Mùa thu nay khác rồi

Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi

Gió thổi rừng tre phấp phới

Trời thu thay áo mới

Trong biếc nói cười thiết tha

“Mùa thu nay khác rồi” là một lời khẳng định đầy kiêu hãnh, gợi lên hình ảnh một mùa thu tươi mới hơn. “Khác” ở đây không chỉ là sự khác biệt về thời gian, không gian mà hơn cả là sự khác biệt trong tư tưởng, nhận thức của con người. Bởi mùa thu đất trời vẫn luôn thế, gió heo may một sáng vẫn mang theo hương cốm. Khác chăng chỉ là ở cảm nhận của con người. Thu xưa dân tộc còn chịu ách nô lệ, bởi vậy mà thu nghe hoang vắng, thê lương. Nhưng mùa thu của độc lập là mùa thu rạng rỡ, hân hoan

Và người nghệ sỹ, trong sự thăng hoa của cảm xúc đã viết ra những câu thơ tài hoa hết mực: “Trời thu thay áo mới/ Trong biếc nói cười thiết tha”. Mùa thu được nhân hóa, như một thiếu nữ điệu đà, đang đầy kiêu hãnh khoác lên mình tấm áo mới rạng rỡ, dịu dàng. Đó là tấm áo của lòng tự hào về nền độc lập, tự do của dân tộc.

Trời xanh đay là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm mát

Những ngả đường bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa

Giọng thơ mạnh mẽ, hân hoan tạo âm hưởng rất hùng tráng và luôn đầy ắp niềm tự hào. Nguyễn Đình Thi lúc này tựa một người hướng dẫn viên, rạng rỡ giới thiệu quê hương với du khách. Rằng đây núi rừng, kia là dòng sông, rồi núi rừng và bao ngả đường. Ta dường như thấy nhà thơ đang háo hức ngắm nhìn và chỉ tay với tất cả sự vinh dự, với tư cách là người chủ.

Nếu cảm xúc hân hoan dâng trào khi nghĩ về độc lập, tự do, thì mạch thơ trở nên trầm lắng và giàu chất suy tưởng khi hướng về quá khứ lịch sử của đất nước.

Nước chúng ta

Nước những người chưa bao giờ khuất

Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất

Những buổi ngày xưa vọng nói về

Phân tích đất nước nguyễn đình thi đến đây ta thấy, nhà thơ muốn gợi đến bài học lịch sử của cha ông luôn được nhắc nhớ, khắc ghi trong tâm khảm của mỗi con người Việt Nam. Vì vậy, cái cảm xúc thiêng liêng, thành kính khi nghĩ về quá khứ nhưng lại rất thân thiết, gần gũi.

phan-tich-dat-nuoc-nguyen-dinh-thi

Suy tưởng của nhà thơ về đất nước trong chiến tranh đau thương

Theo dòng suy nghĩ về quá khứ của dân tộc, tác giả nhớ về những khốc liệt của những cuộc đấu tranh:

Ôi những cánh đồng quê chảy máu

Dây thép gai đâm nát trời chiều

Những đêm dài hành quần nung nấu

Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu

Khổ thơ trên ngập tràn cảm xúc đau thương.

Những câu thơ tràn ngập cảm xúc đau thương sâu lắng. Và chỉ với hai câu thơ đầu trong khổ, ta thấy rõ nét tài hoa của Nguyễn Đình Thi. Thơ ông không giàu hình ảnh mà còn luôn đầy ắp tính nhạc. Và hơn hết, hình ảnh thơ luôn mang giá trị hiện thực, các biện pháp nhân hóa đủ mạnh để gợi ra nỗi đau khôn cùng của một quá khứ chìm trong máu lửa: “cánh đồng quê chảy máu”, “dây thép gai đâm nát trời chiều”.

Phân tích đất nước nguyễn đình thi ta thấy, ở hai câu thơ sau đã có sự chuyển đổi của cảm xúc. Hình ảnh người chiến sĩ ra trận từ giữa đau thương, thể hiện một ý chí đấu tranh mạnh mẽ. Nhưng câu thơ vẫn giàu hiện thực nhưng cũng có thêm chất lãng mạn. Người lính trở nên sống động với sự kiên cường bất khuất, lại mang vẻ đẹp sâu lắng và lãng mạn.

Từ những năm đau thương chiến đấu

Đã ngời lên nét mặt quê hương

Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu

Đã bật lên những tiếng căm hờn

Niềm tự hào đã trở lại và càng thêm sâu sắc, thêm kiêu hãnh thì đoạn thơ nói về sức sống dân tộc. Hai chứ “ngời” và “bật” có thể là động từ, mà cũng có thể là tính từ, bởi dù với ý nghĩa nào nó cũng thể hiện rất tốt cái sự trỗi dậy mạnh mẽ, sự hồi sinh diệu kỳ, sự ngời sáng của sức sống dân tộc Việt Nam.

Và cũng chính từ những năm tháng đau thương ấy, sức sống và vẻ đẹp dân tộc được khơi nguồn và nuôi dưỡng. Khi đất nước yên bình, người dân mang vẻ đẹp bình dị, chân lấm tay bùn, nhưng khi chiến tranh họ đã trở thành anh hùng, anh dũng chiến đấu, kiên tâm bảo vệ dân tộc. Tiếp nối niềm tự hào này, tứ thơ gợi ra chiều sâu suy tưởng:

Bát cơm chan đầy nước mắt

Bay còn giằng khỏi miệng ta

Thằng giặc Tây thằng chúa đất

Đứa đe cổ, đứa lột da

Khổ thơ đã trực tiếp miêu tả tội ác của kẻ thù với nỗi đau tột cùng và niềm căm thù sâu nặng. “Bát cơm chan đầy nước mắt” là một hình ảnh thơ mang tính biểu tượng. Nó gợi ra nỗi đau, nỗi chua xót của con người dưới cảnh nô lệ. Ngôn từ xưng hô đối lập: ta đại diện cho chính nghĩa và bọn thằng, đứa thể hiện nỗ uất hận tận cùng.

Nhưng dẫu khốc liệt, dẫu đã biết bao hi sinh, dù giặc thù tàn bạo, khi khách anh hùng đã thâm vào máu của dân ta:

Xiềng xích chúng bay không khoá được

Trời đầy chim và đất đầy hoa

Súng đạn chúng bay không bắn được

Lòng dân ta yêu nước thương nhà

Đoạn thơ với nhịp thơ đanh thép mang đến cho câu thơ tính biểu tượng mạnh mẽ. Các hình ảnh đối lập nhau “xiềng xích” – “trời đầy chim, đất đầy hoa” thể hiện khí khách anh hùng, tinh thần lạc quan và sự quyết tâm của dân ta, dù kẻ thù có tàn bạo đến đâu.

Trong hai khổ tiếp theo dưới đây, nhà thơ tài hoa tự hào miêu tả cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam anh hùng:

Khói nhà máy cuộn trong sương núi

Kèn gọi quân văng vẳng cánh đồng

Ôm đất nước những người áo vải

Đã đứng lên thành những anh hùng

Ngày nắng đốt theo đêm mưa dội

Mỗi bước đường mỗi bước hi sinh

Trán cháy rực nghĩ trời đất mới

Lòng ta bát ngát ánh bình minh

Phân tích đất nước nguyễn đình thi đến đây, ta thấy tràn ngập niềm hi vọng và niềm tin chiến thắng. Nhịp thơ như lời vẫy gọi, động viên, thúc giục mọi người trên đường ra trận, gợi một cuộc chiến đầy hào hùng, vẻ vang. Và như đã nói, trong khó khăn, gian khổ, từ “nắng đốt”, “mưa dội” dân tộc ta vẫn luôn đứng lên và chiến đấu quyết dành độc lập. Để rồi kết thúc khổ thơ, và như kết quả sau cùng của cuộc chiến, chúng ta chiến thắng kiêu hãnh. Cái bát ngát của đất trời trong câu thơ cuối cũng là sự bát ngát, tràn ngập niềm tin của con người.

Giờ đây, sau bao hi sinh, sau bao khổ ải, chúng ta đứng trên ngọn núi vinh quanh của nền độc lập:

Súng nổ rung trời giận giữ

Người lên như nước vỡ bờ

Nước Việt Nam từ máu lửa

Rũ bùn đứng dậy sáng loà

Những câu thơ mang âm hưởng chiến thắng của khí phách anh hùng. Tiếng rung ngập tràn trong câu thơ đầu không chỉ là sự rung chuyển, cái dữ dội của trận chiến mà còn như gợi tả lòng căm thù với giặc. Đồng thời, hai câu thơ đầu cũng thể hiện được khí thế mạnh mẽ của quân dân ta.

Và kết thúc bài thơ, là ánh sáng, là niềm tin, là vinh quang. Qua bao thăng trầm, khói lửa chiến tranh, chúng ta “rũ bùn đứng dậy sáng lòa”. Nhịp 2/2/2 của câu thơ đã khẳng định sức sống, sự vươn lên bất diệt của dân tộc Việt Nam.

Kết luận

Sau khi phân tích đất nước nguyễn đình thi chúng ta một lần nữa có thể khẳng đinh, bài thơ “Đất nước” thực sự là một cuốn biên niên sử dân tộc Việt Nam bằng thơ. Cuốn biên niên sử không chỉ giàu chất sử thi mà còn thấm đẫm sự sáng tạo nghệ thuật tài hoa của Nguyễn Đình Thi.