Nguyễn Khoa Điềm là nhờ văn, nhà thơ có nhiều đóng góp lớn cho nền văn học nước nhà thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Nổi bật nhất trong số các tác phẩm của nhà thơ phải kể đến là Đất Nước. Phân tích đất nước đoạn 3 để thấy được ngòi bút sắc bén và thắm đượm trữ tình của Nguyễn Khoa Điềm.

Phân tích đất nước đoạn 3 chi tiết

Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm bao la, giàu tình yêu thương
Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm bao la, giàu tình yêu thương

Tác phẩm Đất nước là bài thơ được in trong tập trường ca Mặt đường khát vọng ở chương V. Được sáng tác vào năm 1971 ở chiến khu Trị Thiên, đây là thời kỳ kháng chiến vô cùng sôi sục của quân và dân ta. Bài thơ là lời gửi gắm, thức tỉnh sâu sắc cho thế hệ trẻ miền Nam nói chúng và thế hệ trẻ sau này về sứ mệnh của bản thân đối với đất nước. Phân tích đất nước đoạn 3 để có thêm những hiểu biết, nhìn nhận đúng đắn về trách nhiệm, vai trò của nhân dân trong việc xây dựng đất nước:

“Trong anh và em hôm nay

Đều có một phần Đất Nước

……

Làm nên Đất Nước muôn đời”

Trong khi ở hai khổ đầu, nhà thơ nói đến những tình cảm thân thương, gắn kết của nhân dân, những truyền thống trong gia đình. Qua đó, ta hiểu được cội nguồn của đất nước, biết được Ai làm nên đất nước, Đất nước là gì. Thì ở đoạn 3 của bài thơ, Nguyễn Khoa Điềm đã gói gọn những trách nhiệm mà mỗi người phải có đối với Đất Nước. 

Hình ảnh của Đất nước hiện lên vừa thân thuộc lại vô cùng gần gũi. Vẻ đẹp của con người là do Đất nước kết tinh, hội tụ mà thành. Nhà thơ khẳng định trong mỗi người dân đều có một phần của Đất nước “Trong anh và em hôm nay/ Đều có một phần Đất Nước”. Từ đó, người đọc sẽ hiểu rõ hơn, thấm thía hơn về sự gắn bó khăng khít của mỗi người đối với đất nước rộng lớn bao la. Sự gắn kết đó thể hiện trong từng nếp sống sinh hoạt, từng hoạt động, cử chỉ vừa thân quen vừa ngập tràn tình yêu thương:

“Khi hai đứa cầm tay

Đất Nước trong chúng mình hài hòa nồng thắm”.

Ý niệm của đã được Nguyễn Khoa Điềm nhắc đến trong những trong những câu thơ đầu tiên “Đất Nước là nơi ta hò hẹn” ở bài này và được tiếp nối qua đoạn thứ 3. Phân tích đất nước đoạn 3 để thấy tình yêu Đất nước là cơ sở của tình yêu đôi lứa hay nói cách khác tình yêu đôi lứa được hình thành và phát triển từ tình yêu nước. Một tình yêu hài hòa và lớn lao. Từ đó, mọi người phải có trách nhiệm xây dựng tổ ấm của mình để góp phần vào xây dựng đất nước phồn thịnh. Mỗi chúng ta phải có trách nhiệm gắn bó, kết nối cộng đồng. Cuối cùng mục đích duy nhất là xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Từ “Đất nước hài hòa nồng thắm” trong mỗi người, gắn kết với nhau thành “đất nước vẹn tròn to lớn”. 

Tình yêu thương chính là chìa khóa để làm nên đất nước
Tình yêu thương chính là chìa khóa để làm nên đất nước

Hình ảnh “Khi hai đứa cầm tay” còn là để nhắc nhở chúng ta về cội nguồn, nguồn gốc tổ tiên của chúng ta. Tất cả chúng ta đều chung một gốc gác – Con Rồng Cháu Tiên. Nguyễn Khoa Điềm muốn nhắn nhủ chúng ta phải nhớ đến cội nguồn , truyền nối tình yêu và hy vọng cho các thế hệ sau:

“Mai này con ta lớn lên

Con sẽ mang đất nước đi xa

Đến những tháng ngày mơ mộng”

Bằng việc phân tích đất nước đoạn 3, có thể thay thế hệ trẻ chính là tương lai tươi sáng của Đất Nước. Những thế hệ tương lai được kỳ vọng, gánh trên vai trọng trách phát triển đất nước. Với trí tuệ và tầm vóc của người trẻ, Đất nước chắc chắn sẽ có những triển vọng tươi sáng. Đó cũng chính trách nhiệm chung của bất cứ một người con đất Việt nào trong sự nghiệp xây dựng Đất Nước.  

“Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình

Phải biết gắn bó san sẻ

Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở

Làm nên Đất Nước muôn đời…”

Lời tâm tình của của người anh dành cho em, lời của chàng trai dành cho cô gái qua đoạn thơ vừa tình cảm lại thân thương gần gũi. Đất Nước bao la rộng lớn nhưng khi được đặt ngang với “máu xương của mình” thì hiện hữu một cách chân thực như nhắc nhỡ chúng ta. Ông cha ra đã lấy máu xương của mình, hy sinh, cố gắng suốt mấy nghìn năm để đổi lại sự bình yên, tự do cho Đất Nước. Đất nước là một phần của con người. 

Thế hệ trẻ phải có trách nhiệm kế thừa và xây dựng đất nước phồn thịnh
Thế hệ trẻ phải có trách nhiệm kế thừa và xây dựng đất nước phồn thịnh

Tác giả lặp lại 2 từ “phải biết” như một lời dặn dò mà mỗi chúng ta phải khắc cốt ghi tâm “biết gắn bó san sẻ”, “biết hóa thân cho dáng hình xứ sở”. Mỗi chúng ta đều phải có trách nhiệm xây dựng Đất Nước, yêu dân tộc và yêu nước. Với phép so sánh bằng những hình ảnh giản dị, ta hiểu được trách nhiệm của nhân dân đối với Đất Nước. Mỗi người, đặc biệt là thế hệ trẻ phải luôn nỗ lực, phấn đấu để xây dựng, giữ gìn và đưa đất nước đi lên ngày một vững mệnh. 

Kết bài

Qua phân tích đất nước đoạn 3 ta hiểu được rằng những người con đất Việt với tình yêu dân tộc nồng nàn chính là yếu tố làm nên Đất Nước. Trong mỗi chúng ta, Đất nước chính là lòng yêu thương và cũng là sứ mệnh phải thực hiện từ thế hệ này qua thế hệ khác. Mỗi người đều cần làm tròn trách nhiệm này thông qua những tình cảm nhỏ bé giữa con người với con người. Con người yêu thương nhau và yêu Đất Nước.