Phân tích đất nước đoạn 1 chi tiết

Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ nổi tiếng với phong cách sáng tác trữ tình chính luận độc đáo. Thơ của Nguyễn Khoa luôn đưa người đọc chìm đắm trong cảm xúc nồng nàn và những suy tư sâu lắng của người thanh niên trí thức luôn ý thức sâu sắc về vai trò, nhiệm vụ, trách nhiệm của bản thân trong cuộc chiến đấu giành lại tự do dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân. 

Có thể nói, “Trường ca Mặt đường khát vọng” trong đó có đoạn trích Đất nước là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách trữ tình chính luận của Nguyễn Khoa Điềm. Phân tích đất nước đoạn 1 sẽ thấy được cảm xúc thân thương trong cách ông lí giải tinh tế về nguộn cội của đất nước.

phan-tich-dat-nuoc-doan-1
 Nguồn cội của đất nước được lí giải gần gũi, giản dị 

“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa …” mẹ thường hay kể.”

Hai câu thơ đầu là lời khẳng định của tác giả rằng Đất nước đã tồn tại từ rất lâu, đã luôn tồn tại như một điều hiển nhiên suốt nhiều thiên niên kỷ. Đất nước có lịch sử từ thời các vua Hùng dựng và giữ nước. Và Đất nước không phải là một khái niệm trừu tượng, Đất nước gần gũi và thân thương, bình dị lắm trong các câu chuyện “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể. Mẹ kể câu chuyện ẩn chứa bài học về cách làm người, về lòng biết ơn, về lòng son sắc với đồng bào đồng chí, là lẽ phải, là ước mơ khát vọng tự do, độc lập. 

Phân tích đất nước đoạn 1 có thể thấy, ngay ở hai câu thơ đầu, ngôn từ mà tác giả sử dụng là ngôn từ tự nhiên, giản dị, bình dị và vì thế gây xúc động cho người đọc.

Đất nước mà Nguyễn Khoa Điềm biết đến và tâm tình cùng người đọc là đất nước với những phong tục, tập quán. Đất nước không chỉ có trong câu chuyện cổ tích mẹ kể, mà đất nước bắt đầu với trầu bà ăn.

“Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”

Với người phụ nữ Việt Nam, đặc biệt là người già, nhai trầu đã trở thành thói quen, tập quán đặc trưng. Câu chuyện sự tích trầu cau xa xưa là nói về tình nghĩa con người. Và từ những năm trước công nguyên, thời Hai Bà Trưng, Bà Triệu nhân dân ta đã mạnh mẽ đứng lên chống giặc xâm lăng. Rồi truyền thuyết Thánh Gióng với hình ảnh Thánh Gióng nhổ lũy tre làng đánh giặc. Và đất nước bắt đầu từ đó, bắt đầu từ những bình dị đời thường, bắt đầu tính tình chất phác, thật thà, bắt đầu từ lòng yêu nước. Tất cả những điều đó là đại diện cho đời sống tinh thần, cho phong tục tập quán, từng bước lớn lên thành một dân tộc, một đất nước với lớp lớp người ý thức được trách nhiệm bảo vệ bờ cõi, bảo vệ lãnh thổ của mình.

Và nguồn cuội của đất nước không chỉ ở truyền thống về lòng yêu nước, mà trong thơ Nguyễn Khoa Điềm, đất nước còn gắn liền với vẻ đẹp của thuần phong mĩ tục thật giản dị và gần gũi của con người Việt Nam: 

 “Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”

Từ xa xưa, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam luôn xuất hiện cùng mái tóc dài được bụi gọn gang phía sau đầu. Đó là vẻ đẹp của người bà, người mẹ, người chị, là vẻ đẹp đại diện cho người con gái, người phụ nữ Việt Nam; tuy giản dị mà luôn toát lên vẻ nữ tính, thuần hậu rất riêng biệt.

Trong câu thơ trên, tác giả vận dụng thành ngữ “gừng cay muối mặn” để nói về lòng thủy chung của con người. Điều này làm cho câu thơ nhẹ nhàng mà thấm đậm ân tình, gừng càng già càng cay, muối càng để lâu càng mặn và con người sống với nhau lâu năm tình nghĩa sẽ bền chặt, đong đầy.

Phân tích đất nước đoạn 1 ta thấy, bên cạnh những phong tục tập quán, tình nghĩa của con người, Nguyễn Khoa Điềm còn định nghĩa đất nước gắn liền với truyền thống lao động sản xuất của người nông dân:

“Cái kèo, cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng”

Con người đã biết chặt gỗ làm nhà từ xa xưa. Những ngôi nhà được dùng kèo, cột giằng giữ vào nhau vững trãi, để tránh được mưa gió và thú dữ nguy hiểm. Ngôi nhà đó cũng là tổ ấm để gia đình quây quần bên nhau, cùng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn. Và những ngôi nhà hình thành nên làng xóm, nên Đất nước. Như ông bà xa xưa vẫn nói, “an cư lạc nghiệp”, có một tổ ấm và sống giữa cộng đồng với những nét văn hóa riêng biệt, đồng lòng giúp đỡ nhau nhờ đó mà đất nước hình thành.

Trong câu thơ, tác giả đã khéo léo sử dụng thành ngữ “Một nắng hai sương” nhằm nói lên sự chăm chỉ, cần cù của cha ông trong lao động sản xuất. Để làm ra hạt gạo, người nông dân phải trải qua “xay – giã – dần – sàng, đó là quy trình làm việc vất vả. Hạt gạo bé nhỏ hàm chứa nhiều nhọc nhằn của người nông dân. Và thành quả ngọt ngào từ hạt lúa không chỉ giúp nhân dân no ấm mà còn đưa Việt Nam trở thành niền văn minh lúa nước và rồi hội nhập trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới.

Sau tất cả những điều bình dị, kiên cường, đẹp đẽ trên, tác giả khẳng định rằng:

 “Đất Nước có từ ngày đó…”

Nói “ngày đó” mà không phải một ngày cụ thể là bởi chúng ta và cả tác giả cũng không biết là ngày nào. Nguyễn Khoa Điềm chỉ biết rằng, ngày mà chúng ta có đất nước là ngày mà chúng bắt đầu có những truyền thống, phong tục tập quán và nền văn hóa riêng biệt, giản dị mà thấm đượm lòng tự hào dân tộc. Ngày đó là ngày mà dân ta có Đất nước của dân tộc Việt Nam trải qua nhiều thăng trầm lịch sử.

  • Nghệ thuật trong đoạn thơ “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm

Phân tích đất nước đoạn 1 có thể thấy, Nguyễn Khoa Điềm đã vận dụng khéo léo và thành công các thành ngữ, tục ngữ, ca dao cùng các chất liệu văn hóa dân gian như ăn trầu, búi tóc, truyền thống đánh giặc, văn minh nông nghiệp vào tác phẩm. Đồng thời, ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, lời thơ nghe như tâm tình thủ thỉ đã mang đất nước thật gần gũi, bình dị với người đọc. Và qua cách nhìn mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm về nguồn cội của đất nước, Việt Nam hiện ra là đất nước có nền văn hóa lâu đời, có truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp và hơn hết là mang đậm dấu ấn của người Việt Nam yêu nước, yêu lao động.

Kết luận

Cho đến ngày nay, đất nước càng hội nhập, tác phẩm trường ca “Mặt đường khát vọng” nói chung và đoạn trích “Đất nước” nói riêng của Nguyễn Khoa Điềm như một lời nhắc thế hệ mai sau về nguồn cội đất nước. Và dù nhiều năm tháng qua đi, bài thơ vẫn còn nguyên vẹn giá trị với lời thơ, ý thơ và tư tưởng tình cảm bình dị mà đẹp đẽ.

>> Xem thêm: Phân tích Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ để thấy được tinh thần tự do của ông