Trong nền văn học Việt Nam, có rất nhiều tác phẩm kịch nổi tiếng. Mỗi tác phẩm là một câu chuyện lịch sử với những giá trị nội dung, nghệ thuật đặc sắc. Nếu như tác giả Nguyễn Huy Tưởng được biết đến với tác phẩm Vũ Như Tô thì Lưu Quang Vũ được độc giả yêu mến qua tác phẩm Hồn Trương Ba da hàng thịt. Phân tích cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích độc giả sẽ càng cảm nhận rõ hơn những giá trị to lớn của tác phẩm.

Mở bài

Nhà thơ Quang Vũ sinh ra ở Phú Thọ. Sau khi hòa bình lập lại tại miền Bắc năm 1954, cả gia đình ông chuyển về sống tại Hà Nội. Từ nhỏ, ông đã sớm bộc hộ năng khiếu về nghệ thuân và thơ ca. Và những nét văn hóa của miền quê trung du Bắc Bộ đã in dấu trong những sáng tác của ông sau này. Từ những năm 1965, ông tham kha kháng chiến ở quân chủng Phòng không – Không quân. Đây cũng là lúc mà tài năng thơ ca của Lưu Quang Vũ tỏa sáng và nở rộ. Lưu Quang Vũ từng làm biên tập viên của Tạp chí sân khấu và từ đây ông cũng bắt đầu viết những vở kịch nói đầu tiên.

Nhiều tác phẩm thơ ca kịch của nhà thơ Quang Vũ được đông đảo công chúng yêu mến. Những tác phẩm của ông nổi bật và được đánh giá cao vào những năm 80 sau chiến tranh. Với những năm tháng trải qua trong chiến trường và công cuộc đổi mới đất nước, thời hậu chiến và nền kinh tế bao cấp với rất nhiều khó khăn, cực khổ. Chính vì tư liệu thực tế đó mà thơ, truyện ngắn, và kịch của ông giàu tính hiện thực và giá trị nhân văn sâu sắc.

phan tich cuoc doi thoai giua hon truong ba va de thich

Mặc dù tuổi đời còn khá trẻ, nhưng số vở kịch còn nhiều hơn cả tuổi, với 50 vở kịch, đã làm mưa làm gió trên sân khấu Việt Nam thời bấy giờ. Trong đó, vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt còn được Bộ Giáo dục đưa vào giảng dạy trong chương trình phổ thông.

Hồn Trương Ba, da hàng thịt là vở kịch được Quang Vũ viết, dựa trên cốt truyện dân gian. Nhưng qua hệ thống nhân vật, cùng những tình tiết xảy ra mới mẻ, tác giả đã phản ảnh bức tranh xã hội và những vấn đề bất cập lúc bấy giờ vô cùng độc đáo và rõ nét. Đặc biệt, khi phân tích cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích, độc giả sẽ càng cảm nhận rõ hơn về điều đó.

Thân bài chi tiết phân tích cuộc đối thoại

Luận điểm 1: khái quát câu chuyện

Vở kịch viết về nhân vật Trương Ba. Ông là một người làm vườn nhân hậu và tốt bụng. Ông chơi cờ giỏi và thường đấu cờ với Đế Thích. Danh tiếng của Trương Ba vang tới tận trời xanh. Tuy niên, do nhầm lẫn tắc trách mà Nam Tào gạch nhầm tên Trương Ba khiến ông chêt oan. Theo ngỏ ý của Đế Thích, Nam Tào cho hồn ông nhập vào thân xác anh hàng thịt ngoài 30 tuổi mới mất ở làng bên.

phan tich cuoc doi thoai giua hon truong ba va de thich

Ở nhà thân xác của người khác, Trương Ba gặp nhiều phiền toái hơn ông nghĩ. Lý trưởng gây khó dễ, chị hàng thịt thì đòi xác chồng, gia đình Trương Ba cũng không dễ dàng chấp nhận. Khổ tâm nhất là từ khi trú nhờ xác anh hàng thịt, hồn Trương Ba bị tiêm nhiễm một số thói hư tật xấu mà lúc còn sống ông vô cùng ghét bỏ. Trước nghịch cảnh đó, trước những đau khổ mà bản thân phải chịu khi ăn nhờ ở đậu xác thịt kẻ khác, Trương Ba quyết định xin trả lại thân xác cho anh hàng thịt. Sau đó, Nam Tào cũng gợi ý ông nhập vào xác cu Tị mới mất nhưng ông không chịu. Ông lựa chọn cái chết để giữ gìn sự trong sạch nhân phẩm, danh dự của bản thân. Còn hơn là phải ở trong thân xác người khác rồi phải chịu đừng những thói hư tật xấu của người đời.

Luận điểm 2: hoàn cảnh dẫn đến cuộc đối thoại

Để phân tích cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích được sâu sắc, chúng ta cần biết nguyên nhân dẫn đến cuộc nói chuyện này. Chả là, sau 3 tháng cư ngụ trong thân xác của anh hàng thịt, Trương Ba không những không được sống cuộc sống tốt đẹp xưa kia mà ngày càng trở nên xa lạ với chính bản thân mình và người thân. Ông bị vợ con, cháu nghi ngờ và xa lánh. Vợ ông khổ vì ông trong thân xác anh hàng thịt nên vợ anh hàng thịt cứ đòi chồng. Trong khi cháu gái, con dâu cũng không chấp nhận ông là như xưa. Quá đau buồn và chán chường trước cuộc sống không phải là của mình, hồn Trương Ba khao khát thoát khỏi thể xác ấy. Và ông nói với xác thịt đó rằng: “Ta chỉ muốn rời xa mi tức khắc!”. Và đúng lúc đó, ông đã thắp hương và Đế Thích, người bạn thân thiết xuất hiện và cùng ông tâm sự giải bày.

Luận điểm 3: diễn biến cuộc đối thoại

Đế Thích vừa xuất hiện đã nhận ra ngay vẻ nhợ nhạt của Trương Ba. Ông bảo cả tuần nay dù bị canh giữ nghiệm ngặt nhưng thấy ông thắp hương, biết là việc khẩn nên liền xuất hiện.

phan tich cuoc doi thoai giua hon truong ba va de thich

Lúc đó, Trương Ba liền nêu rõ nguyện vọng muốn được thoát xác của mình. “Ông Đế Thích ạ, tôi không thể tiếp tục mang thân anh hàng thịt được nữa, không thể được!”. Trương Ba muốn được là mình toàn vẹn. Ông không thể chấp bên ngaofi một đàng, bên trong một nẻo được. Nhưng Đế Thích nghe thấy vậy, không những không đồng tình mà liền giải thích cho Trương Ba hiểu, ở đời mấy ai được toàn vẹn.

Những lời nói của Đế Thích nói với hồn mà sao mà đúng, mà thâm thúy với người đời đến thế: “Thế ông ngỡ tất cả mọi người đều được là mình toàn vẹn có ư? Ngay cả tôi đây. Ở bên ngoài, tôi đâu có được sống theo những điều tôi nghĩ bên trong. Mà cả Ngọc Hoàng nữa, chính người lắm khi cũng phải khuôn ép mình cho xứng với danh vị Ngọc Hoàng. Dưới đất, trên trời đều thế cả, nữa là ông. Ông đã bị gạch tên khỏi sổ Nam Tào. Thân thể thật của ông đã tan rữa trong bùn đất, còn chút hình thù gì của ông đâu”

Không riêng gì Trương Ba, ngay cả Ngọc Hoàng, người nắm quyền sinh quyền tử trong tay cũng lắm khi không được là chính mình nữa là. Thế nên, Đế Thích  dù là thần tiên có nghìn phép biến hóa cũng không thể làm thỏa mãn ý muốn cảu Trương Ba. Vì thực tế, xác thịt của ông đã thối rữa trong bùn đất. Nên ông chỉ có thể chấp nhận thực tại, vì cuộc sống là không thể hoàn toàn trọn vẹn.

Nhưng Trương Ba vẫn khăng khăng giữ quan niệm của mình về ý nghĩa cuộc sống và cương quyết trả lại thân xác cho anh hàng thịt. Bởi theo Trương Ba, mặc dù tâm hồn anh ta tầm thường nhưng anh ta sinh ra là để dành cho gia đình anh ta, nó phù hợp với cuộc sống của anh. Chứ tâm hồn không thể hòa hợp với cuộc sống đó được. Vì thế, nếu Đế Thích không giúp ông thoát khỏi xác này, Trước Ba nhất định đi đến nước cuối là nhảy sông hoặc lấy dao đâm để hồn ông mất mà thân xác kia cũng tan.

Đế Thích thấy bạn nói cũng xuôi xuôi lòng và càng không muốn tâm hồn cao quý ấy mất đi. Hơn nữa Trương Ba còn chỉ ra cái sai lầm của Đế Thích đó là “Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!” thế là Đế Thích muốn sửa sai bằng việc cho Trương Ba nhập vào xác cu Tị. Đồng thời ông đưa ra nhiều lý lẽ để thuyết phục Trương Ba. Nhưng Trương Ba sau hồi lâu nghĩ ngợi, lại thấy trước mắt bao nhiêu là rắc rối khi sống nhờ thể xác bé nhỏ của cu Tị. muốn sửa sai bằng một giải pháp khác là cho hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tị và đưa ra những lí lẽ để thuyết phục Trương Ba. Trương Ba tưởng tượng thấy bao nhiêu rắc rối khi phải sống nhờ trong thể xác cu Tị.

Và rồi sau lần hồi suy đi tính lại, hồn Trương Ba kiên quyết nói không với việc tái sinh trong thân thể non nớt bé nhỏ của cu Tị mới lên 10. Ông không thể chấp nhận một cuộc sống giả tạo. Đồng thời, kêu gọi Đế Thích sửa sai mà một việc làm mà ông cho là đúng đắn đó là để cu Tị sống lại. Sau khi thấu cảm tâm nguyện của bạn, Đế Thích cuối cùng cũng làm theo ý nguyện của Trương Ba. Ông liền làm phép cho anh hàng thịt và cu Tị sống lại còn Trương Ba thì chết hoàn toàn.

Luận điểm 4: ý nghĩa cuộc đối thoại

Phân tích cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích ta thấy rõ một triết lý sống nhân văn đó là “hãy luôn sống là chính mình”. Và cụ thể của việc sống là chính mình đó chính là mỗi người cần phải biết kết hợp hài hòa giữa việc chăm lo xác thịt vẻ bề ngoài cũng như phần linh hồn của bản thân. Đừng mải mê chạy theo những ham muốn của thể xác, hư vinh của vật chất mà bỏ quên mất chăm lo cho đời sống tâm hồn. Thông qua xác và hồn của nhân vật Trương Ba và hàng thịt, nhà thơ Lưu Quang Vũ muốn gửi gắm thông điệp cao đẹp đó. Đồng thời, ông luôn muốn mọi người hãy đề cao tư tưởng, chỉ khi sống là chính mình thì con người mới cảm nhận được hạnh phúc thật sự.

phan tich cuoc doi thoai giua hon truong ba va de thich

Qua cuộc đối thoại của Trương Ba và Đế Thích, tác giả đồng thời muốn phê phá những dụ vọng tầm thường, những ham muốn dung tục của con người. Đồng thời tác giả cũng vạch ra quan niệm sai lầm xa rời thực tế khi không coi trọng giá trị vật chất và nhu cầu xác thịt. Bởi con người là sự kết hợp của vần hồn và xác. Phải hoài hòa giữa hai phần thì mới hạnh phúc, chứ coi thường một trong hai đều không được. Qua cuộc đối thoại kinh điển ấy, tác giả cũng cho thấy con người có thể dùng ý thức tâm hồn để chiến thắng những ham muốn của bản thân và những nghịch cảnh của số phận. Con người có khả năng chống lại sự giả tạo để bả vệ quyền sống đích thực của mình và hoàn thiện nhân phẩm mỗi ngày.

Kết bài

Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một vở kịch đặc sắc, để lại nhiều dấu ấn trong lòng độc giả và người xem.

Phân tích cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích, chúng ta thấy Quang Vũ xây dựng những tình huống truyện vô cùng độc đáo. Chỉ là một cuộc trò chuyện giữa một hồn ma với thần tiên thôi nhưng thể hiện hết thảy cả những triết thông điệp cuộc đời. Qua đó, nó thể hiện rõ những xung đột mà con người phải trải qua và khắc họa rõ nét khát vọng được sống là chính mình của mỗi người, mà cụ thể là của Trương Ba, một tâm hồn cao quý.