Những câu chuyện trong bối cảnh lịch sử “vua Lê chúa Trịnh” vẫn luôn là đề tài thu hút các nhà văn sáng tác cũng như người đọc. Trong đó, phân tích Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh là cách độc giả hiểu hơn về xã hội lúc bấy giờ. Đồng thời hiểu hơn về tài nghệ của nhà văn Phạm Đình Hổ.

Mở bài phân tích Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh

Vũ trung tuỳ bút (Theo ngọn bút viết trong khi mưa) được mệnh danh là “thiên cổ kỳ bút” của tác giả Phạm Đình Hổ. Tập tùy bút này ra đời vào đầu thế kỉ XIX trong những ngày mưa.

phan tich chuyen cu trong phu chua trinh

 

Vì theo thể loại tùy bút nên danh nho Phạm Đình Hổ đã ghi chép lại những câu chuyện có thực theo suy nghĩ, hứng thú và cách nhìn riêng. Vì là bắt nguồn từ những câu chuyện được tai nghe mắt thấy nên các tác phẩm đều vô cùng chân thực, đậm chất hiện thực, sinh động và độc đáo. Một trong những bức tranh hiện thực sinh động đó chính là các câu chuyện trong phủ chúa Trịnh Sâm.

Phân tích chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, độc giả sẽ thấy rõ hơn cuộc sống xa hoa vô đô của chúa Trịnh. Đồng thời quá đó, thấy được sự thối nát của chế độ xã hội phong đương thời. Khi quan quân áp bức bọc lột, còn dân chúng thì đói nghèo, khốn khổ.

Thân bài phân tích Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh

Luận điểm 1: Những thói hư tật xấu của chúa Trịnh Sâm

  • Luận cứ 1: Thú xây đền đài

Khi phân tích Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, ngay những câu đầu tên, tác giả đã cho độc giả thấy ngay bộ mặt thối nát của chúa. Việc đầu tiên minh chứng cho thói xa hoa vô độ của chúa đó chúa cho xây dựng nhiều cung điện, đình đài ở các nơi. Với mục đích duy nhất là để thoả mãn ý thích “đi chơi ngắm cảnh đẹp” của mình.

phan tich chuyen cu trong phu chua trinh

 

Mà khổ nỗi, ý thích đó không phải nảy ra nhất thời một lần mà nó diễn ra triền miên, liên tục “Việc xây dựng đình đài cứ liên miên”. Đã thế, chúa còn chẳng bao giờ mảy may nghĩ tới chuyện làm sao để xây dựng những đền đài đó. Nghĩa là hắn không hề nghĩ đến việc phải huy động sức dân, phải thu thuế của dân, phải lấy đất đai của dân, phải bắt dân làm việc liên tục, hàng tháng, hàng năm ở khắp nơi… Hắn không hề nghĩ cho dân, không hề nghĩ tới sự khổ cực của dân mà chỉ chăm chăm phục vụ sở thích của mình.

  • Luận cứ 2: Thú rong chơi giả tạo

Thói hư tật xấu của chúa không dừng lại đó, mà còn thể hiện ở những cuộc rong chơi, vui thú của mình. Phạm Đình Hổ viết, chúa thường xuyên tới ăn của ngon vật lạ, thưởng ngoạn cảnh đẹp, thỏa mãn thú vui cả xác thể lẫn tinh thần ở các cung điện lâu đài trên Hồ Tây, núi Tử Trầm, núi Dũng Thuý… Trong rất nhiều những cuộc rong chơi ấy, Phạm Đình Hổ đặc tả về chuyến đi ở Hồ Tây. Ông kể lại từ chi tiết binh lính phải “dàn hầu” quanh bốn mặt hồ rộng hớn để vừa bảo vệ, vừa sẵn sàng chạy phục vụ khi chúa yêu cầu. Không những thế, để làm vui lòng chúa, các quan trong triều còn phải “đầu bịt khăn, mặc áo đàn bà” cải trang thành những thị dân bày bán hàng hóa sầm uất đông vui như một khu chợ. Cốt để mua vui cho chúa mà chẳng mang lại ích lợi gì. Đã vậy, lúc chúa dừng liệu ghé vào mua bán, nhạc công còn phải thi nhau tấu lên những bản nhạc mừng vui hoan hỉ. Đúng là một bức tranh lối sống xa hoa mà đầy rẫy sự giả dối. Mặc dù tác giả không một lời nhận xét, đánh giá nhưng với việc ghi chép lại tỉ mỉ, chi tiết với ngôn từ sâu cay đó, khiến độc giả không thể không nhận thấy sự đáng trách đáng chê của chúa Trịnh. Và càng đọc tác phẩm, độc giả càng thấy tức anh ách với cái thói ăn chơi vô đối của chúa.

  • Luận cứ 3: Thói cướp bóc mọi thứ về mình

Có thể nói, đọc tác phẩm đã thấy khó chị với cá thói xấu của chúa, khi phân tích Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh còn thấy tệ hơn. Nhất là khi nhắc đến việc chúa trắng trợn cướp đoạt tất cả mọi thứ của dân, kể cả của thiên nhiên đất trời. Chúa ra lệnh bằng văn bản về việc lấy “những loài trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh”. Đúng là từ thời dựng nước đến nay, mới thấy xuất hiện một kẻ lãnh đạo dân xấu xa tột cùng đến vậy. Để lột tả cái xấu này của chúa, Phạm Đình Hổ đã kể lại chi tiết cảnh lính tráng chở một cây đa cổ thụ về phủ chúa “… như một cây cổ thụ mọc trên đầu non hốc đá, rễ dài đến vài trượng, phải một cơ binh mới khiêng nổi, lại bốn người đi kèm, đều cầm gươm đánh thanh la đốc thúc quân lính khiêng đi cho đều tay”. Thật là một cảnh tượng “xưa nay hiếm”. Cây đa vốn sừng sững giữa trời, ấy vậy mà giờ bị giật đổ đề rồi chệm chệ ở phủ chúa. Nhìn qua trông có vẻ oai vệ nhưng thực ra, thấy cây tội nghiệp làm sao. Đó là còn chưa kể, chắc gì cây có thể sống được bao lâu.

phan tich chuyen cu trong phu chua trinh

Hơn nữa, cây đa vốn là biểu tượng gắn liền với làng quê Việt Nam “cây đa, bến nước, sân đình”. Nó là hình ảnh của sự trường tồn của dân tộc, quê hương. Ấy thế mà bị quật ngã, biến thành thứ đồi chơi riêng của chúa. Hình ảnh cây đa bị sở hữu bị áp bức cũng chính là hình ảnh người dân của bị áp bức, bị cầm tù dưới thời chúa cai trị.

Xuyên suốt tác phẩm là sự ghi chép tỉ mỉ về những câu chuyện khách quan chân thực, mà không hề có bình luận đánh giá. Thế nhưng các chi tiết cứ hiện lên thật ấn tượng, ám ảnh. Ám ảnh nhất phải kể đến cảnh đêm ở vườn phủ chúa: “Mỗi khi đêm thanh cảnh vắng, tiếng chim kêu vượn hót ran khắp bốn bề, hoặc nửa đêm ồn ào như trận mưa sa gió táp, vỡ tổ tan đàn, kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường”…

Dường như, tác giả đã ngấm ngầm nhắc đến sự diệt vong của vương triều chúa bởi chính những thói hư tật xấu mà chúa làm ra.

Luận điểm 2: Trên sa đọa nên dưới cũng nhũng nhiễu

Phân tích Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh mới rõ hơn hết sự lũng đoạn tham nhũng của quan lại khi mà vua, chúa tha hóa, đồi bại. Sở dĩ chúa Trịnh ngày càng ăn chơi sa đọa là bởi bênh cạnh luôn có một đám nịnh bợ, cổ xúy cho thói xấu ấy. Chúng mượn cớ  + Sự ăn chơi, hưởng lạc, thú vui của vua chúa đưa đến một đám những kẻ nịnh bợ, “phụng thủ’ đề thẳng tay cướp bóc của dân, từ chậu hoa cho đến con chim. Chúng bày đủ trò chỉ để “nhờ gió bẻ măng, ra ngoài dọa dẫm”. Chúng mượn cớ là truy tìm châu báu của quý để dâng chúa nhưng thực chất là lấy làm của riêng. Đến đây, để độc giả tin hơn điều đó, Phạm Đình Hổ đã kể ngay câu chuyện có thật của nhà mình. Đó là “cây lê cao vài mươi trượng, nở hoa trắng xóa thơm lừng, hai cây lựu trắng đỏ, phải chặt đi vì sự bọn quan lại nhũng nhiễu”. Khổ không gì bằng, ngay cả cái cây trong nhà mình cũng bị đe dọa. Sống ở một quốc gia mà bị chèn ép đủ đường, thử hỏi sao có thể hung thịnh, thử hỏi sao, dân có thể cầu mong chúa mãi khỏe mạnh. Sự diệt vong chỉ là trong ngày một ngày hai.

Luận điểm 3: Giá trị lịch sử và giá trị nghệ thuật

Phân tích Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh không thể không nhắc tới những giá trị lịch sử và nghệ thuật mà tác phẩm mang lại.

Về giá trị lịch sử, mặc dù chỉ là tùy bút, chuyện ghi chép lại có thêm thắt có biến tấu nhưng vẫn thể hiện được một giai đoạn lịch sử của nước nhà. Đó là một thời kỳ đen tối một xã hội mục ruỗng không thể phủ nhận trong chiều dài phát triển của đất nước.

phan tich chuyen cu trong phu chua trinh

 

Với lối viết tùy bút, ghi chép chi tiết, sinh động và chân thực, tác giả đã cho thấy bức tranh xã hội thời chúa vô cùng thối nát. Không hề có sự nhân hóa, cũng chẳng có sự so sánh nhưng với lối miêu tả khách quan, tác giả đã nói lên tiếng lòng của mình cũng như người dân thời đó.

Kết bài 

Có thể nói, phân tích Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh ta thấy tài năng sử dụng thể loại tùy bút của tác giả Phạm Đình Hổ. Ông nghe người ta kể và chỉ ghi chép tỉ mỉ, sinh động chân thực thôi nhưng cũng đủ ám ảnh người đọc. Ngôn từ không đả kích nhưng đầy châm biếm và sâu cay. Hình ảnh không tô vẽ nhưng đầy xúc cảm và ấn tượng.

Quả thực, tác phẩm đơn thuần là áng văn chương phê phán những thói hư tật xấu của những kẻ tha hóa mà còn là bức tranh về một chế độ xã hội phong kiến đương thời thối nát.