Văn mẫu phân tích

Phân tích chất thép và chất tình trong bài thơ chiều tối

Mở bài

Hồ Chí Minh không chỉ là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc mà còn là một nhà thơ lỗi lạc, một thi nhân tài hoa kiệt xuất. Sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh gắn liền với sự nghiệp cách mạng cứu nước, cứu dân. Với người, văn thơ là tâm hồn, là tính cách con người, văn thơ của Bác luôn thể hiện những ý tưởng cao đẹp, tâm hồn cao quý và cuộc đời vĩ đại. Trong đó, phải kể đến tác phẩm Chiều tối trong tuyển tập Nhật Kí Trong Tù đã thể hiện được tinh thần thép và chất tìn qua bài thơ. Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệp, đó là khi bác di chuyển từ nhà tù này đến nhà tù khác khắp tỉnh Quảng tây, Trung Quốc.

Thân bài

Phân tích chất thép và chất tình trong bài thơ chiều tối – Bài thơ chiều tối nổi bật cho phong cách thơ Hồ Chí Minh. Qua bài thơ chúng ta có thể thấy được tư tưởng sáng tác cũng như chất thơ độc đáo. Đó là chất thép và chất tình. Nó hòa quyền hài hòa với nhau trong bài thơ Chiều Tối, bài thơ đã cho thấy một người chiến sĩ cách mạng với tinh thần thép nhưng vẫn rất lãng mạn, rất tình.

  • Luận điểm 1: Chất tình trong bài thơ

“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ

Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không”

“Cô em xóm núi xay ngô tối

Xay hết lò than đã ửng hồng”

Bài thơ chỉ vẻn vọn 4 câu thơ nhưng đã lột tả lên được khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, sự hòa quyện của con người và thiên nhiên tạo nên bức tranh sinh động vô cùng. Theo đó, Ở 2 câu thơ đầu là bức tranh thiên nhiên chiều tối với khung cảnh cánh chim và bầu trời chiều tối, áng mây buồn lãng vãn. Tác giả dường như đáng phóng tầm mắt để quan sát sự biến đổi của thiên nhiên. Mặt trời dần lui về sau núi, những áng mây hồng như ngọn lửa tàn, cánh chim mệt mỏi tìm về chốn ngủ. Không gian có vẻ buồn tĩnh lặng đậm chất thi sĩ, chất tình.

Trong con mắt người thi sĩ, thiên nhiên chuyển động chậm về chiều tối, ánh nhìn buồn man mác, cảnh vật cũng buồn theo. Với ý nghĩa tả thực, không gian là buổi chiều tàn với không gian cao vời vợi, màu sắc nhẹ nhàng, trầm tĩnh, sự mệt mỏi của cánh chim sau một ngày vất vả bay lượn, giờ phải tìm về rừng – nơi trú ngụ. Nhưng trong mắt thi sĩ, nó không chỉ đơn giản là thiên nhiên mà đó cón chính là tâm tâm trạng của Bác. Cánh chim ấy chính là Bác, Bác cũng đang nhớ người thân, nhớ bóng hình tổ quốc,… có một chút gì đó lạc lõng, chơi vơi trong từng câu thơ.

Phân tích chất thép và chất tình trong bài thơ chiều tối – Chỉ hai câu thơ đơn giản ấy đã chưa đựng nỗi lòng của người chiến sĩ cách mạng, đó là nỗi nhớ nhà, nỗi nhớ quê hương, được khao khát bay nhảy tự do, sải cánh như chim trời, được nhẹ nhàng như áng mây kia. Còn hiện thực đó là cảnh trời đất u buồn, giềng xích, lạc lõng và cô đơn của người chiến sĩ nơi đất trời xa lạ, mênh mông và hiu quạnh.

Cô em xóm núi xay ngô tối

Xay hết lò than đã ửng hồng”

Hai câu thơ cuối cũng thể hiện rõ chất tình. Sự chuyển mình của thời gian nhanh chóng diễn ra, từ buổi chiều tà với đám mây như lò than sắp tắt co đến bóng tối bao trùm và làm nổi bật lên ngọn lửa hồng. Tá giả khéo léo sử dụng thủ phạm đối lập, lấy trăng tả mây, lấy bóng tối để tả ánh sáng. Hình ảnh cô em trẻ trung khỏe khoắn đang lao động hăng say dưới ánh lửa hồng vô cùng lãng mạn. Bức tranh trở nên sinh động hơn với hình ảnh con người hòa vào thiên nhiên. Đã có sự chuyển mình ở hai câu thơ cuối. hai câu trên là tả tĩnh với cánh chim mệt mỏi, hai câu cuối là tả động với cuộc sống con người hòa vào thiên nhiên.

Đây chính là sự lãng mạn của hai câu thơ, con người và thiên nhiên hòa làm một, bổ trợ cho nhau. Thiên nhiên sẽ thiếu sức sống nếu không có hoạt động con người. Thiên nhiên làm nổi bật lên con người. Sự chăm chỉ của cô gái chính là vẻ đẹp lao động của chính con người Việt Nam. Ánh lửa hồng hay chính là khát vọng trở về quê hương, về bếp lửa của Tác Giả.

Có thể thấy, bức tranh chiều tối u buồn đã hiện lên với điểm sáng từ hình ảnh cô thôn nữ và ánh lửa hồng khiến bức tranh đầy chất lãng mạn, chất tình.

  • Luận điểm 2: Chất thép trong bài thơ

Bên cạnh chất tình của bài thơ phải kể đến chất thép. Đây chính là tinh thần thép, ung dung, tự tại giữa sự hà khắc của cuộc sống. Đọc bài thơ, người đọc không chỉ cảm nhận đây là bức tranh thiên nhiên đẹp, là tâm trạng nhớ nhà khắc khoải, khát vọng tự do mà còn là thái độ ung dung, tự tại giữa cuộc đời phong ba bão tố. Chất thép hiện rõ lên trong từng ý thơ.

Để tìm hiểu chất thép chúng ta còn phải hiểu hoàn cảnh của bài thơ ra đời. Hoàn cảnh khắc nghiệt khi Bác bị đày từ nhà tù này đến nhà tù khác, chân bị gông cùm, tay xiềng xích, thân thế mệt mỏi rã rời, gầy ruộc. Vậy mà trong lúc hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng thế này Bác vẫn có thể cảm nhận sự chuyển mình của thiên nhiên, vẫn có thể gửi gắm tâm tư mình vào thơ ca cho thấy một tinh thần thép, kiên cường, mạnh mẽ mà không phải người bình thường nào trong hoàn cảnh ấy cũng làm được.

Đặc biệt trong hai câu thơ cuối, tinh thần thép thể hiện sự chuyển động mạnh mẽ của hành động xay  ngô tối và ánh lửa hồng. Ngoài tính chất lãng mạn nó còn thể hiện cho sự mạnh mẽ trong tâm hồn thi sĩ. Ánh lửa hồng xua tan đi mệt mỏi, chỉ còn lại sự hoạt bát, tinh thần sáng sủa, hân hoan hướng về ánh sáng.

Hình ảnh cô gái, màu hồng của ánh lửa chính là niềm tin, là việc sắt đá trong tư tưởng của người chiến sĩ. Đây chính là tinh thần thé trong bài thơ. Cô gái hăng say xay ngô tối chính là sự hăng say hoạt động cách mạng, ánh lửa hồng chính là niềm tin lý tưởng, ánh sáng cách mạng. Nó luôn rực cháy và càng trong đêm tối càng sáng rực lên.

Có thể nói, chất tình và chất thép hòa quyền vào nhau tạo nên phong cách thơ Hồ Chí Minh. Khi đọc thơ, người đọc vừa cảm nhận được sự lãng mạn, vừa cảm nhận được sự mạnh mẽ tron lý tưởng, tâm hồn. Bài thơ vừa tĩnh, vừa lặng, không gian mở rộng từ trên cao xuống dưới núi, thời gian từ chiều đến tối với những đám mây lững thững, lãng đãng u buồn đến sự sôi động của hành động xay ngô tối và ánh lửa phập phùng. Sự mạnh mẽ, dẻo dai, uyển chuyển ngày càng thể hiện rõ trong câu thơ như chính tâm hồn, ý chí của Bác, cũng chuyển đổi mạnh mẽ hơn giữa những thử thách khắc nghiệt của cuộc đời.

Kết bài

Qua tác phẩm trên, chúng ta cảm nhận được Bác, một vĩ lãnh tụ vĩ đại, một nhà thơ lớn với tâm hồn lãng mạn và một trái tim thép, mạnh mẽ, đã soi đường chỉ lối để dân tộc Việt Nam rũ bùn đứng dậy sáng lòa. Bài thơ chính là phong cách thơ Hồ Chí Minh qua từng chặng đường của cuộc đời, hành trình cứu nước đầy gian nan. Tự hào thay vì được là con dân của Việt Nam, là cháu, là con của Bác Hồ. Người lãnh tụ vĩ đại, người cha gia đáng kính của dân tộc.

>> Xem thêm: Phân tích bài thơ chiều tối để thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh