Văn mẫu phân tích

Mở bài

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã lùi lại phía sau, từ sau CMT8 đến nay cũng đã gần 80 năm, tuy nhiên hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ vẫn in đậm trong tâm trí của những người còn sống từ thời kì ấy đến thế hệ trẻ hôm nay. Đặc biệt thông qua bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng sáng tác vào cuối năm 1948, chúng ta càng hiểu rõ hơn chân dung những người lính cụ Hồ khi ấy. Bài thơ không chỉ là nỗi nhớ sâu sắc của tác giả về những năm tháng nếm mật nằm gai, tình đồng chí mà còn viết về những người lính Tây Tiến anh dũng hào hoa giữa núi rừng miền tây hùng vĩ.

Thân bài

  • Luận điểm 1: Chân dung hiện thực của người lính

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,

Quân xanh màu lá dữ oai hùm.

 Tác giả vẽ lên một bức chân dung về người lính Tây Tiến thật khác thường. Họ không phải là “những trai xinh gái đẹp” mà đó là hình ảnh người lính vất vả, gian nan và không tránh khỏi những căn bệnh nơi rừng thiêng nước độc. Đó là căn bệnh sốt rét tới nỗi tóc rụng không mọc lại được. Để tô thêm, hình tượng hóa thêm về người lính, Quang dũng dùng những vần thơ rất nhẹ nhàng nhưng không thể che đi được một sự thật rằng, cuộc sống nơi chiến trường hà khắc, hình ảnh người lính rất đỗi bình thường, giản dị, chân thật như thế đấy. Họ sống thiếu thốn đến độ da cũng xanh xao, bệnh tật.

Tuy  nhiên, vẻ ngoài trông có vẻ khắc khổ là thế, xanh xao là thế nhưng ở bên trong tâm hồn lại toát lên một vẻ dũng khí, anh hùng. Câu thơ: “Quân xanh màu lá dữ oai hùm.” Ngụm ý cho thấy tính cách hộ rất oai hùng, dữ dội và không hề chùn bước trước kẻ thù.

Hình ảnh đoàn binh không mọc tóc vừa tạo nên sự hào hùng cộng với tính cách oai hùng dữ dội đã vẽ lên một bức chân dung đời thường đầy khí phách, hào sảng.

  • Luận điểm 2: Tâm hồn lãng mạn của người lính

Kìa em xiêm áo tự bao giờ.

Khèn lên man điệu nàng e ấp,

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ.

Khác với vẻ ngoài rắn rỏi, cứng rắn, mạnh mẽ có vẻ oai hùm ấy là vẻ đẹp tâm hồn lãng mạn không kém gì những chàng công tử Hà Nội hào hoa, phong nhã. Tâm hồn người lính cũng rất đa dạng, thơ mộng. Trước vẻ đẹp duyên dáng của người con gái, bất kì chàng trai nào cũng sẽ say đắm rung động và những người lính Tây Tiến cũng không nằm ngoài. Tâm hồn họ cũng xao động vì một người con gái đẹp, duyên dáng lướt qua. Họ cũng mang trong mình vẻ đẹp tâm hồn thi sĩ, cũng yêu cái đẹp cái duyên.

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.

Những người lính Tây Tiến là những con người mơ mộng, là những người con trai xuất thân từ đất hà Thành nên họ vào chiến trường mang theo cả nét thi vị, lãng mạn trong tâm hồn. Nếu ở tác phẩm Đồng Chí của chính hữu, người lính đến từ các vùng quê nghèo “đất cày lên sỏi đá” tâm  hồn họ thường chỉ quanh quẩn với bến nước cây đa và một lòng hướng về đất nước. Thì ngược lại, người lính Tây Tiến ngoài lý tưởng đánh giặc bảo vệ đất nước, họ vẫn mang trong mình vẻ đẹp lãng mạn của những chàng trai Hà Thành. Có lẽ vì vậy mà tác giả khéo léo sử dụng các vần thơ “gửi mộng” “đêm mơ”. Họ mơ về một hà Nội đầy thương nhớ, không gian khác hẳn với đời sống gian khổ chiến trường. Họ cũng mơ về bóng dáng thiếu  nữ Hà Thành duyên dáng, thướt tha đó là bóng người thương của lính Tây Tiến. Nỗi nhớ quê hương, nhớ người yêu cũng là động lực để họ chiến đấu nơi chiến trường gian khó.

  • Luận điểm 3: Sự hi sinh cao cả của người lính Tây Tiến

Anh bạn dãi dầu không bước nữa,

Gục lên súng mũ bỏ quên đời!

Hình ảnh người lính không bước nữa, gục ngay trên súng là hình ảnh bi hùng về người lính Tây Tiến. Đó là sự nghỉ ngơi vĩnh viễn, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, chỉ như một giấc ngủ ngàn thu mà thôi. Câu thơ nghe có vẻ nhẹ nhàng rất thảnh thơi tựa như cái chết của họ nhưng lại khiến cho người đọc mang một sức nặng trong lòng. Qua đó càng cảm thấy khâm phục những người lính Tây Tiến, họ sẵn sàng hi sinh bản thân vì lợi ích chung của dân tộc.

Thậm chí, họ sẵn sàng cống hiến tuổi trẻ cho đất nước, chẳng tiếc thân mình, chẳng tiếc tuổi xanh, ra đi thanh thản lòng nhẹ nhàng:

 Rải rác biên cương mồ viễn xứ,

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.

Áo bào thay chiếu, anh về đất,

Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

Cái chết đã được lý tưởng hóa, hình ảnh những người chiến sĩ xưa kia với các cụm từ “áo bào” “khúc độc hành” cho thấy thiên nhiên cũng đau đớn cho nỗi đau của họ. Những người lính tây tiến mang vẻ đị bi tráng và tầm vóc của họ sánh ngang với tráng sĩ xưa. Có thể nói, Quang Dũng đã sử cảm hứng lãng mãn đã bất tử hóa hình ảnh của họ.

Kết bài

Chân dung người lính Tây Tiến được Quang Dũng lý tưởng hóa và bất tử cùng thời gian. Hình ảnh người lính Tây Tiến vừa đời thường vừa lãng mạn, vừa chân thực mà lại vừa mộng mơ. Những người lính đánh đổi cả thanh xuân để sống với lí tưởng của mình, hồn tạc vào núi sông và dù thác vẫn đi theo đồng đội, vẫn sống trong lòng đồng đội.