Nhắc đến tác giả Nguyễn Tuân, chúng ta ấn tượng nhất với tác phẩm Chữ Người Tử Tù. Bài văn nổi bật với nhân vật tài năng Huấn Cao, người đam mê cái đẹp là viên quản ngục. Cái tài, cái tâm cùng hội ngộ và gặp nhau trong một hoàn cảnh đặc biệt. Cùng phân tích cảnh cho chữ để thấy được tấm lòng tốt bụng, yêu cái đẹp của viên quản ngục với tài năng của Huấn Cao.

Phân tích chi tiết cảnh cho chữ trong Chữ Người Tử Tù

Tác phẩm Chữ Người Tử Tù được trích ra từ tập Vang Bóng Một Thời, do Nguyễn Tuân sáng tác. Câu chuyện xoay quanh 2 nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục, một người tử tù và người còn lại là quan chức. Trong cảnh cho chữ, tôn lên nét đẹp của nhân vật, diễn ra tại một hoàn cảnh đặc biệt.

Huấn Cao là một người tài năng, thanh cao
Huấn Cao là một người tài năng, thanh cao
  • Luận điểm 1: Hoàn cảnh của nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục trước khi cho chữ

Huấn Cao là một người anh hùng yêu nước, mang danh làm giặc phản, lãnh án tử hình. Trước khi chết ông được nhốt tại nhà giam, nơi đây ông gặp viên quản ngục. Huấn Cao là người có tâm hồn rộng rãi, yêu tự do và cực kỳ ghét những người quan chức hại dân. Ông có cái tài viết chữ đẹp, nổi lừng danh, quyết không làm việc gì trái với lương tâm. Từ trước tới nay, ông chỉ cho chữ những ai mà mình trân quý, không vì đồng tiền hay quyền lực. 

Phân tích cảnh cho chữ để thấy được hoàn cảnh, cái tài của Huấn Cao thật đặc biệt. Mặt khác, viên quản ngục lại là một người đại diện cho tầng lớp quan chức, nhưng ông lại có tấm lòng tốt. Đặc biệt, khi biết sắp nhận tử tù Huấn Cao, ông đã ngạc nhiên vì đây là người tài năng, chữ đẹp nổi tiếng. Khao khát quy nhất của viên quản ngục là xin được chữ từ Huấn Cao. Chính tấm lòng của viên quản ngục đã làm lay động Huấn Cao. Ông nhắn rằng “Về bảo với chủ ngươi, tối nay, lúc nào lính canh về trại nghỉ, thì đem lụa, mực, bút và một bó đuốc xuống đây ta cho chữ”. Tuy nhiên, cảnh cho chữ lại diễn ra ngay tại phòng giam của Huấn Cao.

Cảnh cho chữ diễn ra thật đặc biệt nơi chốn ngục tù
Cảnh cho chữ diễn ra thật đặc biệt nơi chốn ngục tù

Trong hoàn cảnh 1 người là Huấn Cao đưa về nhà giam do quản ngục cai trị. Huấn cao ban đầu chưa nhận ra được vẻ đẹp, tấm lòng nhân hậu viên quản ngục. Cuối cùng, trước một ngày bị tử hình, ông đã đồng ý cho viên quản ngục chữ, trân trọng một người biệt nhỡn thiên tài.

  • Luận điểm 2: Diễn biến đặc biệt của cảnh cho chữ trong ngục tù của Huấn Cao

Thời gian cho chữ được diễn ra trong đêm khuya, mọi thứ đã đi vào im lặng, an toàn. Đảm bảo rằng không ai phát hiện, ảnh hưởng đến chức vụ, tính mạng của viên quản ngục. Đó chính là đêm cuối cùng mà Huấn Cao được sống, được thể hiện cái tài lần cuối. Tuy nhiên, trong bóng tối nhem nhuốc, u ám, lại diễn ra cảnh tượng cho chữ độc đáo. 

Thông qua việc phân tích cảnh cho chữ, chúng ta mới thấy cái đẹp tồn tại ở tất cả mọi nơi. Không gian cho chữ là nơi có mặt đất ẩm mốc, mùi hôi, côn trùng, chuột chạy khắp nơi. “Một người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng”. Huấn Cao hiên ngang cho chữ, còn người nhận thì lại “khúm núm” lo sợ nhưng lại vô cùng phấn khởi. Viên quản ngục là người có chức quyền, nhưng lại thấp đầu mang ơn nhân vật tử tù.

Huấn Cao cho chữ diễn ra trong đêm cuối cùng của cuộc đời
Huấn Cao cho chữ diễn ra trong đêm cuối cùng của cuộc đời
  • Luận điểm 3: Cảnh cho chữ là cảnh xưa nay chưa từng có

Cái tài, cái đẹp chỉ xuất hiện ở những nơi sang trọng, rộng rãi, thoải mái, sạch sẽ. Ngược lại, cảnh cho chữ của Huấn Cao lại diễn ra nơi chốn tù giam, cái ác ngự trị. Một tác phẩm nghệ thuật chất lượng cần thư giãn tâm lý, tay chân, nhưng Huấn Cao chân vướng xiềng, đeo gông. Ngày mai ông lại bị dẫn ra pháp trường để giết vì tội oan. Viên quản ngục là người có quyền thế, nhưng không hề ép buộc, đàn áp Huấn Cao, sự việc diễn ra hoàn toàn tự nguyện.

  • Luận điểm 4: Mục đích, ý nghĩa của cảnh cho chữ trong tác phẩm

Cảnh cho chữ thật đơn giản, diễn ra nhanh chóng, nhưng để lại ấn tượng nhất trong tác phẩm. Tác giả gia ngợi lòng thương người, nhân hậu của viên quản ngục và tài năng Huấn Cao. Dù cho ở hoàn cảnh nào, cái đẹp, cái tài, cái thiện luôn được tôn trọng, kính nể. Qua đó, chúng ta thấy Huấn Cao sở hữu nét đẹp tâm hồn, thanh cao, rất anh hùng.

Kết bài

Phân tích cảnh cho chữ trong tác phẩm Chữ Người Tử Tù để thấy được nét đẹp lương thiện của viên quản ngục. Cảnh cho chữ diễn ra thật hấp dẫn, mang ý nghĩa sâu sắc. Cái tài gặp cái tâm, hai nhân vật như hòa làm một, họ bỗng trở nên gần gũi hơn. Nguyễn Tuân đã nâng niu, quý trọng, đánh giá cao cái đẹp trong mọi trường hợp.

Đừng quên ấn nút chia sẻ ngay nếu thấy bài phân tích mà chúng tôi cập nhật hay cả nhà nhé!