Dưới đây là tài liệu phân tích cảnh cho chữ là cảnh tượng xưa nay chưa từng có trong tác phẩm nổi tiếng Chữ người tử tù của nhà Nguyễn Tuân.  Các bạn học sinh lớp 11 hãy sử dụng để tham khảo cho bài làm văn của mình thêm sáng tạo và sâu sắc nhé!

Phần mở bài chi tiết phân tích cảnh cho chữ

Trước khi đi vào phân tích cảnh cho chữ là cảnh tượng xưa nay chưa từng có trong tác phẩm Chữ người tử tù, các bạn khái quát chi tiết về tác giả Nguyễn Tuân.

Nhà văn Nguyễn Tuân sinh năm 1910 và mất năm 1987. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà Nho khi Hán học trên đà suy tàn. Quê gốc ở Thanh Xuân, Hà Nội. Tuy nhiên, thủa thiếu thời gia đình gặp nhiều khó khăn nên ông phải di cư tới nhiều tình thành khác nhau, và ông lưu lại sống lâu nhất ở Thanh Hóa.

Sinh ra trong cảnh nước mất nhà tan nên nhà văn văn sớm ý thức được về lòng yêu đất nước, quê hương. Khi đang là học sinh năm cuối của bậc Thành chung ở Nam Định, ông bị đi tù vì tham gia bãi khóa phản đối giáo viên Pháp nói xấu người Việt. Sau khi ra tù, ông bắt đầu bén duyên với nghiệp viết lách. Nhà văn Nguyễn Tuân bắt đầu sáng tác từ những năm 1935. Nhưng đến năm 1938 độc giả mới biết đến tên tuổi của ông qua những tác phẩm như Một chuyến đi, Vang bóng một thời, Thiếu quê hương, Chiếc lư đồng mắt cua, … Qua những tác phẩm của ông, người đọc nhận ra sở trường của ông là tùy bút và bút ký. Ông cũng nổi danh là một trong những bậc thầy trong việc sáng tạo và sử dụng ngôn từ tiếng Việt.

phan tich canh cho chu la canh tuong xua nay chua tung co

Nhà văn Nguyễn Tuân có phong cách văn chương vô cùng độc đáo và mới lạ, được chia thành hai giai đoạn. Trước Cách mạng tháng 8, người ta biết tới phong cách sáng tác của ông được gói gọn trong một chữ “ngông”. Với những chủ đề xoay quanh việc “xê dịch”, về cái đẹp truyền thống đang bị mai một, những thói hư tật xấu trong xã hội cũ. Nhưng sau Cách mạng, văn chương ông đã có nhiều biến chuyển mạnh mẽ. Hầu hết các tác phẩm đều mang giá trị nghệ thuật cao, với chủ đề về quê hương đất nước, về cuộc sống của nhân dân lao động trong sản xuất và chiến đấu.

Qua những tác phẩm của nhà văn Nguyễn Tuân, độc giả biết được ông là một người vô cùng yêu cái đẹp và luôn kỳ công đi tìm kiếm nó. Những tác phẩm của ông gắn liền với những nhân vật độc đáo và những tình huống truyện diễn ra có 1-0-2. Điển hình như cảnh cho chữ trong ngục tối của người tử tù.

Trong truyện ngắn Chữ người tử tù, có thể nói cảnh cho chữ chính là hình ảnh trung tâm của mọi giá trị nghệ thuật. Cảnh tượng này không chỉ khắc họa chân dung hiên ngang, bất khuất của người tử tù mà nó còn bộc lộ được tư tưởng nhân văn sâu sắc của tác giả. Và đó cảnh cho chữ đó quả là cảnh tượng xưa nay chưa từng có.

Phần thân bài chi tiết phân tích cảnh cho chữ xưa nay chưa từng có

Luận điểm 1: Tóm tắt hoàn cảnh trước khi cho chữ

Cảnh cho chữ diễn ra trong một hoàn cảnh vô cùng kỳ lạ. Từ người cho chữ cho đến người nhận chữ. Đầu tiên là nhân vật cho chữ, là một tử tù tên Huấn Cao. Ông được dân chúng biết đến là một con người có tâm hồn phóng khoáng. Ông thích sự tự do, và vô cùng căm ghét những kẻ chà đạp, nhũng nhiễu nhân dân. Vì muốn bảo vệ cuộc sống của người dân nghèo, ông đã đứng lên theo quân khởi nghĩa để chống lại triều đình. Ông là người văn võ song toàn, có tài bẻ khóa, có tài thao lược khiến những tên lính giải tù cũng phải khiếp sợ. Đặc biệt, ông còn được nhiều người biết đến là một người nghệ sĩ viết thư pháp tài hoa, yêu cái đẹp và luôn giữ gìn sự thiện lương trong sáng của tâm hồn. Ông có tài viết chữ nhưng ông cũng có quy tắc riêng về việc cho chữ. Ông hiểu chữ mình đẹp, hiểu được giá trị của chữ mình rất quý nên ông chỉ dành tặng những người ông tôn kính, quý mến. Ông không giờ chịu cho chữ vì tiền bạc hay quyền lực. “Trong đó, tôi nhận thấy tên đứng đầu bọn phản nghịch là Huấn Cao. Tôi nghe ngờ ngợ. Huấn Cao? Hay là cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp đó không?”; “Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm. Tính ông vốn khoảnh, trừ chỗ tri kỉ, ông ít chịu cho chữ”…

Trong khi đó, người nhận chữ là viên quản ngục. Những người làm nghề này thường là những kẻ bất lương, cũng vô cùng thâm độc và nham hiểm. Thế nhưng, viên quản ngục ở đây lại khác. “Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc, tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quan coi ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ. Ông trời nhiều khi chơi ác, đem đày ải những cái thuần khiết vào giữa một đống cặn bã. Và những người có tâm điền tốt và thẳng thắn, lại phải ăn đời ở kiếp với lũ quay quắt”.

phan tich canh cho chu la canh tuong xua nay chua tung co

Viên quản ngục thực là một người lương thiện. Ông cũng là một con người yêu cái đẹp và biết quý trọng người hiền tài. Nghe tin Huấn Cao là tử tù, ông cảm thấy tiếc cho một con người tài hoa. Đặc biệt ông khát khao xin được chữ của Huấn Coa về treo trong nhà. Nếu không xin được, ông sẽ ân hận suốt đời. “Viên quản ngục khổ tâm nhất là có một ông Huấn Cao trong tay mình, dưới quyền mình mà không biết làm thế nào mà xin được chữ. Không can đảm giáp lại mặt một người cách xa y nhiều quá, y chỉ lo mai mốt đây, ông Huấn bị hành hình mà không kịp xin được mấy chữ, thì ân hận suốt đời mất”.

Mới đầu, Huấn Cao không biết nỗi lòng của viên quản ngục nên tỏ ra khinh miệt. Nhưng sau khi biết được tấm lòng “biệt nhỡn liên tài” của viên quản ngục, Huấn Cao đã nhận lời cho chữ và cảnh tượng xưa nay hiếm ấy đã diễn ra ở trong ngục tối, giữa một người chức cao vọng trọng phải cúi người trước một tử tù hiên ngang, ngông nghênh bất khuất.

Luận điểm 2: Diễn biến cảnh cho chữ

Phân tích cảnh cho chữ là cảnh tượng xưa nay chưa từng có, chúng ta biết được cảnh này xảy ra trong thời gian hết sức đặc biệt. Đó là vào giữa đêm khuy, nhưng cũng là đêm cuối cùng trên cõi đời của một con người tài hoa. Bởi ngày mai thôi, là tử tù Huấn Cao phải lên kinh chịu án tử hình. “Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vắng có tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián. Trong một không khí khói toả như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Khói bốc toả cay mắt, làm họ dụi mắt lia lịa. Một người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực”.

Cảnh cho chữ rất thiêng liêng ấy đã diễn ra trong cảnh thâm u, hôi hám của ngục tối, xung quanh là phân dán, chuột với nền đất ẩm thấp. Với người cho chữ là một tử tù phạm tội rất oaiphong, lẫm liệt trong tư thế ban ơn huệ cuối cùng của mình, còn kẻ xin chữ lại là người có quyền lực nhưng cúi mình mang ơn. Từ hoàn cảnh dẫn đến diễn biến cảnh cho chữ là một quá trình tự nhiên, đúng tâm lý của những con người lương thiện và yêu cái đẹp. Qua đây, độc giả cảm nhận được tình yêu cái đẹp, cái ý thức thiện lương trong sáng thanh cao của chính nhà văn Nguyễn Tuân.

Luận điểm 3: Vì sao đây là cảnh tượng xưa nay chưa từng có

Sở dĩ, cảnh cho chữ được coi là cảnh tượng xưa nay chưa từng có, là bởi thông thường, cảnh cho chữ, hay sáng tác nghệ thuật, người ta sẽ thực hiện ở nơi không gian thoáng đãng, sang trọng, trang nghiêm hay ít ra cũng là nơi sạch sẽ, như thư phòng hay sân vườn. Thế nhưng ở đây, cảnh cho chữ lại diễn ra nơi cái ác ngự trị, nơi chứa đựng những phạm nhân cặn bã, nơi được coi là đáy của xã hội.

phan tich canh cho chu la canh tuong xua nay chua tung co

Nếu như, thông thường, nghệ sĩ sáng tác nghệ thuật phải trong một tâm lý, tâm trạng thoải mái, thư thái. Thế nhưng lúc này, Huấn Cao lại cho chữ trong khi tay chân phải mang xiềng xích, cùm gông và nhận án tử hình vào ngày hôm sau. Rồi người nhận chữ đáng ra phải là người tác oai tác qoái, lộng hành, bắt buộc người tử tù phải cho chữ nhưng ngược lại, người nhận chữ lại khúm núm, kính trọng cúi đầu trước người cho chữ.

Luận điểm 4: ý nghĩa của cảnh cho chữ

Qua cảnh tượng cho chữ xưa nay hiếm đó, nhà văn muốn ca ngợi tấm lòng lương thiện của nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục. Đồng thời, Nguyễn Tuân còn ca ngợi sự chiến thắng của cái đẹp dù ở nơi tăm tối nhất. Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn trong con người của nhân vật tử tù Huấn Cao đẻ rồi từ đó bộc lộ quan điểm thẩm mĩ của chính tác giả Nguyễn Tuân.

Kết bài

Phân tích cảnh cho chữ là cảnh tượng xưa nay chưa từng có, một lần nữa, chúng ta khẳng định lại vẻ đẹp của cảnh cho chữ. Đồng thời mang ý nghĩa đồng tình và thể hiện sự coi trọng, nâng niu cái đẹp mà cụ thể là cái chữ trong tác phẩm Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân. Qua đây, chúng ta cũng biết được quan niệm về nghệ thuật của tác giả. Đó là sáng tác nghệ thuật cần phải đi liền với cái tâm, đạo đức. Không phải sáng tác bừa bãi, sáng tác vì lợi danh