Hai đứa trẻ là một trong những tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Thạch Lam. Tác phẩm đã gây ấn tượng mạnh mẽ tới người đọc bởi diễn biến chuyện vô cùng nhẹ nhàng, sâu lắng nhưng chan chứa xúc cảm. Phân tích bức tranh phố huyện lúc về đêm, độc giả sẽ cảm nhận rõ hơn về điều đó.

Mở bài

Trước khi đi vào phân tích bức tranh phố huyện lúc về đêm, các bạn giới thiệu khái quát qua về tác giả Thạch Lam.

Tác giả Thạch Lam, có tên thật là Nguyễn Tường Vinh. Ông sinh năm 1910  và mất năm 1942.  Ông sinh ra trong một gia đình gia giáo, làm công chức có gốc quan lại trong giai đoạn đất nước có nhiều sa sút, thay đổi. Tuy nhiên, sau đó vì cha mất, nhà lại đông con nên gia đình Thạch Lam rơi vào cảnh khốn khó. Sau khi hết học bậc tú tài, ông bắt đầu tham gia làm báo cùng các anh trai.

phan tich buc tranh pho huyen luc ve dem

Độc giả biết đến nhà văn Thạch Lam với phong cách viết thiên về tình cảm và sự lãng mạn. Qua ngòi bút của ông, người đọc cảm nhận rõ được niềm thương xót của nhà văn trước những số phận hẩm hiu, bất hạnh, nghèo khổ và đặc biệt là những người phụ nữ bị đói xử bất công trong xã hội cũ. Ngoài ra, ông cũng dành ngòi bút của mình để miêu tả lại vẻ đẹp của quê hương đất nước như trong tác phẩm Hà Nội ba sáu phố phường…

Đặc biệt, tác phẩm “Hai đứa trẻ” được Bộ Giáo dục mang vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn 11. Đây là truyện ngắn rất được nhiều bạn đọc yêu thích và say mê. Ở tác phẩm, ngoài ấn tượng đến từ các nhân vật có cuộc sống hẩm hiu còn có nổi bật bởi bức tranh phố huyện về đêm rất sinh động và độc đáo. Nhờ cảnh tưởng đó mà tác phẩm đã để lại trong lòng độc giả nhiều dấu ấn sâu sắc.

Thân bài chi tiết

Luận điểm 1: Khung cảnh phố huyện lúc chiều tàn trước khi đêm xuống

Mở đầu tác phẩm, nhà văn Thạch Lam đã gây ấn tượng bởi khung cảnh chiều tàn đầy vắng lặng, hắt hiu, êm ả những chứa đựng nỗi buồn man mác.

“Tiếng trống thu không trên cái chợ của huyện nhỏ; từng tiếng một vang xa để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời. Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve”.

Độc giả có thể thấy, buồi chiều tàn nơi phố huyện hiện rõ lên qua những âm thanh, đường nét, hình ảnh vô cùng quen thuộc của một làng quê nhưng lại khơi gợi biết bao xúc cảm. Một bức họa làng quê được khắc hoạt một cách sống độngv à chân thực như một thước phim quay chậm đang diễn ra trước mắt độc giả. Nhà văn Thạch Lam mở đầu tác phẩm bằng thời gian ngày tàn. Đó là khoảng thời gian để kết thúc một ngày và bắt đầu mở ra một màn đêm với nhiều nỗi niềm, nỗi buồn. Kết hợp với thời gian là không gian êm đềm, thanh tĩnh của buổi hoàng hôn đang dần chuyển về đêm. Lúc này màu sắc của bức tranh phố huyện như dần nhòe đi, còn “bóng tối” như một điều gì đó ghê sợ đã bắt đầu hoạt động và bắt đầu xâm nhập, xâm chiếm bao trùm lên mọi vật. Bởi thế “dãy tre làng đen lại”, “cửa hàng hơi tối, muỗi bắt đầu vo ve”…

phan tich buc tranh pho huyen luc ve dem

Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn có chút ánh sáng xuất hiện, nhưng nó vô cùng ít ỏi. Nó chỉ như những “hộ sáng” li ti, không đủ sức mạnh để xua đi bóng tôi đang bao trùm. Điều đó càng khiến cho không gian phố huyện lúc sắp về đêm trở nên chợp chờn, mờ ảo, mênh mông…

Phân tích bức tranh phố huyện lúc về đêm, độc giả không thể không nói đến thanh âm vang lên ở phố huyện lúc chiều tàn. Đó là thứ âm thanh vang vọng, cố thu nhỏ lại “tiếng trống thu không từng tiếng một vang xa”. Thể hiện một khung cảnh buồn bã, thưa thớt và chậm rãi. Bên cạnh đó là âm thanh “văng vẳng tiếng ếch nhái, tiếng côn trùng kêu ran”. Đó là thứ thanh âm náo động, rộn ràng nhưng lại vang vọng, khơi gợi sự hoang vắng, heo hút. Trong khi đó “tiếng muỗi vo ve”, “chõng nan cót két” lại mang tới một bức tranh tăm tối và một cuộc sống thật tù đọng, bần cùng và nghèo nàn. Có thể nói, những thanh âm ấy không làm cho bức tranh trở nên nhộn nhịp tươi đẹp hơn mà càng nhấn mạnh hơn sự buồn tẻ, lụi tàn, trống vắng của phố huyện, và càng khiến con người trở nên buồn xót. Qua đây, độc giả có thể thấy, trước khi phố huyện vào đêm, thì phố huyện đã trải qua một khung cảnh buổi chiều tàn thật ảm đạm. Mặc dù chỉ trong một đoạn văn mở đầu ngắn ngủi nhưng nhà văn đã sử dụng tới tận 5 từ “chiều”, 2 từ “tối”, 2 từ “tàn”, 2 từ “buồn”. Có thể nói, mỗi câu văn, mỗi từ đều khơi gợi trong lòng độc giả một xúc cảm buồn mênh mang khó quên. Khung cảnh chiều tàn nơi phố huyện trong “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam khiến chúng ta chợt nhớ tới câu ca cổ của thi sĩ Bà Huyện Thanh Quan “Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn/ Tiếng ốc xa đưa vắng trống dồn”. Những hình ảnh trong văn Thạch Lam cũng chính là bức tranh đậm chất hồn làng quê ở Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 20.

Luận điểm 2: Bức tranh phố huyện lúc về đêm

Nếu như bức tranh phố huyện khi chiều tàn đã ảm đạm bao nhiêu thì lúc về đêm càng trở buồn chán và tẻ nhạt, hẩm hiu bấy nhiêu. Không gian bức tranh về đêm của phố huyện được bao trùm bởi bóng tối, những tia sáng yếu ớt hắt ra từ ngọn đèn của gánh hàng không đủ sức để phá tan màn đêm dữ dội. Thứ ánh sáng ấy xuất hiện đi xuất hiện lại tận 7 lần trong tác phẩm. Điều đó trở thành nỗi ám ảnh ghê gớm vào tâm trí của người đọc lẫn những phận người nơi phố huyện nghèo. Ánh đèn ấy như hình tượng biểu trưng cho kiếp người nơi phố huyện nghèo thu nhỏ, đó là kiếp người sống leo lắt, nhỏ nhoi lẻ loi trong bóng đêm u ám. “Trời đã bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát. Đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối. Các nhà đã đóng im ỉm, trừ một vài cửa hàng còn thức, nhưng cửa chỉ để hé ra một khe ánh sáng. Trẻ con tụ họp nhau ở thềm hè, tiếng cười nói vui vẻ, khiến An thèm muốn nhập bọn với chúng để nô đùa, nhưng sợ trái lời mẹ dặn phải coi hàng, nên hai chị em đành ngồi yên trên chỏng, đưa mắt theo dơi những bóng người về muộn, từ từ đi trong đêm. Vòm trời hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lấp lánh, lẫn với vệt sáng của những con đom đóm bay là trên mặt đất hay leo vào cành cây”.

phan tich buc tranh pho huyen luc ve dem

Nhà văn Thạch Lam vô cùng tinh tế khi lấy ánh sáng để miêu tả bóng tối. Ông càng miêu tả chi tiết sự ít ỏi yếu ớt của ánh sáng qua những hình ảnh như quầng sáng, hột sáng, khe sáng, vầng sáng… thì càng bộc lộ thấy màn đêm nơi phố huyện càng đậm đặc, u tối. Trong khi đó, nhà văn lại miêu tả thứ ánh lấp lánh lại nhanh chóng vút qua từ những toa tàu. Bởi đó là thứ ánh sáng ở nơi thế giới khác, không phải trong bức tranh của phố huyện. Bởi đó là thứ ánh sáng của những người giàu có, là cuộc sống sung túc náo nhiệt ở nơi Hà Nội huyên náo. “Liên dắt em đứng dậy để nhìn đoàn xe vụt qua, các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường. Liên chỉ thoáng trông thấy những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính sáng. Rồi chiếc tàu đi vào đêm tối, để lại những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt”. Qua đây, độc giả có thể thấy, ở bức tranh phố huyện lúc về đêm ấy, thế giới của người nghèo và thế giới của người giàu không bao giờ hòa hợp. Đồng thời, qua sự đối lập giữa bóng tối và ánh sáng đã khơi gợi nên cho độc giả cảm nhận rõ “cuộc sống tối tăm nơi phố huyện chôn vùi những kiếp người nhỏ bé”. Bức tranh phố huyện về đêm đã cho độc giả thấy nơi đây đúng là một vùng quê nghèo đói với những phận người thật mong manh, nhỏ bé. Dường như không có thứ ánh sáng nào đủ sức xua đi sự tăm tối trong màn đêm cũng như trong chính cuộc đời của những kiếp người nơi đây.

Bức tranh phố huyện lúc về đêm còn được thể hiện qua nhịp sống tẻ nhạt, lặp đi lặp lại của những người dân nơi đây. Đó là những hoạt động quen thuộc, âm thanh quen thuộc như chị Tí dọn hàng, bác phở Siêu thổi lửa, gia đình bác xẩm với cái thau trước mặt, bà cụ Thu điên… Và bên cạnh họ là những suy nghĩ và mong ước và một cuộc sống tốt đẹp hơn như hàng ngày. Mặc dù trong thâm tâm họ, vẫn nuôi hy vọng, mơ ước về một cuộc sống tươi sáng trong tương lai nhưng vẫn không rõ ràng và vô cùng mơ hồ.

Kết bài

Qua quá trình phân tích bức tranh phố huyện lúc về đêm, nhà văn Thạch Lam đã mang tới cho độc giả những xúc cảm khó quên. Bởi đó là bức tranh đã gây ra ám ảnh với độc về khung cảnh chiều tàn đầy ảm đạm, sự đối lập giữa ánh sáng nhỏ bé và màn đêm u tối của phố huyện. Đó là cũng thứ ánh sáng leo lắt như những phận người hẩm hiu nơi đây và bóng đêm bao trùm mạnh mẽ như cuộc sống tù túng, không lối thoát. Qua đây, độc giả cũng cảm nhận được niềm xót thương của nhà văn Thạch Lam dành cho những kiếp người nghèo khổ, lẻ loi và nhỏ nhoi. Với ngòi bút hiện thực và lãng mạn, nhà văn Thạch Lam đã phác họa thành công bức tranh phố huyện thật độc đáo buồn man mác và gây nhiều xúc cảm.