Bình Ngô Đại Cáo do Nguyễn Trãi sáng tác, ông có hiệu là Ức Trai. Tác giả là một nhà chính trị, cũng là nhà văn, nhà thơ nổi tiếng tại Việt Nam. Nguyễn Trãi tham gia cuộc khởi nghĩa lớn của Lê Lợi, và thắng trận trở về. Ông nổi tiếng với nhiều tác phẩm như Quốc Âm Thi Tập, Quân Trung Từ Mệnh Tập, đặc biệt nhất là tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo. Cùng phân tích Bình Ngô Đại Cáo để thấy được tinh thần anh hùng dân tộc, khí chất, bản lĩnh của ông.

Phân tích chi tiết Bình Ngô Đại Cáo

Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo là khi Lê Lợi giao lệnh cho Nguyễn Trãi viết khi đánh thắng giặc Minh. Cụ thể và vào năm 1428, tác phẩm được công bố. Bình Ngô Đại Cáo được xem là tuyên ngôn độc lập, khai sinh nên đất nước.

Nguyễn Trãi là nhà thơ tài năng
Nguyễn Trãi là nhà thơ tài năng
  • Luận điểm 1: Tư tưởng con người, nghĩa tình của dân tộc ta

Bình Ngô Đại Cáo khẳng định nền tự do, độc lập dân tộc ta. Tác phẩm mang ý nghĩa giá trị cao. Dưới ngòi bút của Nguyễn Trãi, từng lời thơ thật hùng hồn, tác phẩm được xem là “áng thiên cổ hùng văn”, tồn tại đến muôn đời. Mở đầu tác phẩm là quyết tâm chống giặc của dân ta:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”

Nội dung chủ đạo của Bình Ngô Đại Cáo thiêng về “việc nhân nghĩa”, những việc làm về chính nghĩa. Ở đây, việc làm quan trọng nhất là dân được sống yên ổn, tránh xa mọi thế lực tấn công. “Yên dân” là cuộc sống ấm no, hạnh phúc, xây dựng kinh tế, học thức cho dân. Nguyễn Trãi luôn luôn lấy dân làm gốc, để làm cơ sở cho bộ máy nhà nước phát triển. 

“Như nước Đại Việt ta từ trước,

Song hào kiệt thời nào cũng có”

Tư tưởng nhân nghĩa mà tác giả nhắc đến là bao quát trong phạm vi rộng, xã hội. Đời sống nhân dân phải chất lượng, giàu có, hạnh phúc thì nước mới mạnh. Nguyễn Trãi còn khẳng định độc lập, tự do và chủ quyền bằng cách nhắc lại nền văn hiến Đại Việt. Hơn bốn trăm năm trước, Lý Thường Kiệt viết nên Nam Quốc Sơn Hà, khẳng định lãnh thổ, phạm vi quyền lợi. Phong tục vùng miền đã được áp dụng, làm nên nét đẹp riêng. Thì đối với Bình Ngô Đại Cáo, Nguyễn Trãi nhấn mạnh thêm nhân tài, lịch sử, văn hiến, phong tục.

Bình Ngô Đại Cáo vạch rõ tội ác của giặc ngoại xâm
Bình Ngô Đại Cáo vạch rõ tội ác của giặc ngoại xâm

Qua việc phân tích Bình Ngô Đại Cáo, ta thấy tác giả quả thực là một nhân tài. Chủ quyền của một quốc gia cần đảm bảo là biển, đất, núi, sông. Phong tục tập quán thêm đa dạng, tôn vinh nét đẹp, tư tưởng sống. Nguyễn Trãi so sánh “Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần; bao đời xây nền độc lập” cùng “Hán, Đường, Tống, Nguyên” với Trung Hoa. Nếu tác giả không đủ kiên quyết, tự hào thì sẽ không cả gan so sánh như vậy.

Trong Bình Ngô Đại Cáo, tác giả luôn dùng những từ ngữ khẳng định, hiển nhiên vốn có để nói về nước Đại Việt. Đây là cơ sở để khai sinh nên một đất nước, rằng chúng ta không hề chung nguồn gốc với Trung Quốc. Tác giả dùng “từ trước”, “đã lâu”, “đã chia” để làm căn cứ, điểm mốc. Tác giả đã khai thác triệt để, chủ quyền, chứng nhận của dân tộc ta:

“Vậy nên:

Lưu Cung tham công nên thất bại

Việc xưa xem xét

Chứng cứ còn ghi.”

Tác giả đã điểm danh các cuộc khởi nghĩa thất bại, nhưng là khát khao tự do, chiến công oanh liệt. Ông liệt kê từng chi tiết, dẫn chứng, địa điểm rõ ràng, “sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã”. Bằng những lời lẽ hàng hùng, lập luận chặt chẽ, thuyết phục. ông tự hào về dân tộc ta và những người anh hùng. Nguyễn Trãi tỏ vẻ khinh miệt, xem thường bọn giặc khi “Lưu Cung tham công”, “Triệu Tiết thích lớn”, tham vọng của chúng trong việc cướp nước ta.

Đoạn thơ khẳng định chắc chắn rằng, Đại Việt có căn cứ để tồn tại, một quốc gia tách biệt, với những người yêu nước. Chúng ta cũng có những tướng giỏi, anh hùng, sự tự hào không kém một ai. Bảo vệ dân tộc, chủ quyền là việc làm thiêng liêng, đẹp đẽ, đáng tự hào nhất. Lẽ phải, chính nghĩa, lòng yêu nước luôn chiến thắng cái tàn ác.

  • Luận điểm 2: Vạch mặt tội ác của quân Minh trên đất nước ta

Chỉ khi phân tích Bình Ngô Đại Cáo ta sẽ hiểu rõ giặc Minh nguy hiểm đến thế nào. Trong Bình Ngô Đại Cáo, Nguyễn Trãi đã vạch rõ tội ác mà giặc ngoại xâm đã làm với dân tộc ta. Nhân dân ta căm thù vào tận xương máu, phẫn nộ trước cách mà chúng đàn áp dân ta. Ngược lại, nội bộ trong nước còn tham lam, ngu dốt, sẵn sàng “bán nước cầu vinh”. Nguyễn Trãi ví con người Đại Việt là “dân đen”, chúng sẵn sàng dùng mọi hình thức tra tấn dân ta. Hành động “nướng dân đen”, “vùi con đỏ”, không tha kể cả 1 đứa bé mới chào đời.

Vừa rồi:

Nhân họ Hồ chính sự phiền hà

Trời đất chẳng dung tha;”

Chính giặc Minh đã gây thù oán với dân ta mấy chục năm, sống trên chính quê hương của mình nhưng bị đô hộ. Đoạn văn vạch rõ từng tội ác của giặc ngoại xâm. Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế, bắt dân ta phải “xuống biển dò lưng mò ngọc”. Nổi bật nhất là Nguyễn Trãi đã liệt kê ra tội lỗi của chúng, thậm chí là bắt dân ta “đãi cát tìm vàng”, trong khi nạn đói hoành hành, không có lấy một miếng ăn. Cụ thể, dân ta bị đày lên rừng xuống biển, làm mọi việc mà chúng yêu cầu để đảm bảo tính mạng.

Lê Lợi đã giành được độc lập từ tay giặc
Lê Lợi đã giành được độc lập từ tay giặc

Tội lỗi tày trời của chúng “Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,”, “nước Đông Hải không rửa sạch mùi!”. Chính lòng dân không thể bỏ qua, trời đất chứng kiến cũng cảm thấy ghê tởm. Đoạn văn làm người đọc thấm đẫm nước mắt, gợi lòng hận thù sâu sắc. Theo tác giả, tội ác của giặc Minh không thể nào bỏ qua, chúng sẵn sàng bày đủ mưu kế hại dân ta, thân tàn ma dại. Nguyễn Trãi đã dùng bút pháp phóng đại, từng câu từng chữ gợi nên hình ảnh rõ ràng, câu từ khẳng định chắc chắn.

  • Luận điểm 3: Tác giả khái quát quá trình, diễn biến khởi nghĩa Nam Sơn

Tiếp theo trong Bình Ngô Đại Cáo, Nguyễn Trãi khái quát về cuộc khởi nghĩa Nam Sơn do Lê Lợi đứng đầu. Ông khẳng định một lần nữa “ngẫm thù lớn há đội trời chung”, quyết không sống trên cùng một mảnh đất với giặc. Để có một thành công cho khởi nghĩa Nam Sơn, Lê Lợi đã phải lên kế hoạch thời gian dài, đến tận mười mấy năm. Không hiển nhiên mà chúng ta thắng giặc, tuyên bố độc lập như ngày hôm nay. Lê Lợi sẵn sàng “nếm mật nằm gai”, “quên ăn” để lo việc chính sự.

“Ta đây:

Núi Lam Sơn dấy nghĩa

Cũng là chưa thấy xưa nay”

Phân tích Bình Ngô Đại Cáo chúng ta thấy tinh thần, đoàn kết của dân tộc ta. Đối với Nguyễn Trãi, anh hùng dân tộc như “sao buổi sớm” không thể nào thấy được. Nhân tài đầy rẫy khắp thiên hạ, nhưng cũng chỉ như “lá mùa thu”. Lê lợi càng hy vọng tìm kiếm người đồng hành, cùng chí hướng cứu nước càng khó. Hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ nghèo đói la liệt, dân bị áp bức đến đường cùng. Lấy đâu ra sức lực, dũng cảm để chiến thắng kẻ địch mạnh mẽ, tàn ác. Lê Lợi đành “lấy yếu chống mạnh”, lấy ít địch nhiều”.

Bình Ngô Đại Cáo khẳng định đất nước Đại Việt đã giành được độc lập
Bình Ngô Đại Cáo khẳng định đất nước Đại Việt đã giành được độc lập

Mục tiêu, phương châm của Lê Lợi là “lấy đại nghĩa để thắng hung tàn”, anh hùng chí hướng, dám làm sẽ có kết quả tốt. Và rồi, Lê Lợi đã chiến thắng, “Lý Thượng cũng đành bỏ mạng”, giặc Minh rơi vào thế nguy, lửa khói bao phủ cả một không gian. Rơi vào thế bí hiểm, tưởng nghĩ giặc sẽ hối hận những việc đã làm, nhưng không, chúng còn tính mưu kế hại ta.

  • Luận điểm 4: Tuyên bố độc lập đất nước.

Cuối cùng, dân ta được độc lập, yên chí làm ăn, chăm lo cuộc sống. Nguyễn Trãi tuyên bố “giang sơn từ đây đổi mới”. Đêm rồi lại sáng, không còn hình bóng giặc trên đất nước ta nữa. Bình Ngô Đại Cáo như là một bản tuyên ngôn độc lập thời bấy giờ. Từ đây “muôn thuở nề thái bình vững chắc”

“Xã tắc từ đây vững bền

Than ôi! Một cỗ nhung y chiến thắng,

Xa gần bá cáo,

Ai nấy đều hay.

Bình Ngô Đại Cáo mang đậm chất sử thi, là bản cáo trạng anh hùng dân tộc. LIệt kê đủ từ tình hình dân tộc, tội ác của giặc và cách mà chúng ta giành độc lập dân tộc. Cuối cùng, như Nguyễn Trãi đã nói “đại nghĩa sẽ thắng gian tà”, chúng ta đã được độc lập, tự chủ hoàn toàn.

Kết bài

Phân tích Bình Ngô Đại Cáo để thấy rõ sự hào hùng của dân tộc Đại Việt Ta. Đoạn trích có giá trị sâu sắc về nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật với dân tộc. Khẳng định nước Đại Việt là một quốc gia, có những con người yêu nước, hoàn toàn tự do dân chủ.