Tác phẩm Bánh Trôi Nước kể về thân phận người phụ nữ, họ không có quyền cho chính bản thân mình. Vào thời điểm đó, giặc ngoại xâm đô hộ, thân phận con người trở nên nhỏ bé. Ai ai cũng mong ước sống một cuộc sống tốt đẹp, nhưng khó mà thực hiện được. Cùng phân tích Bánh Trôi Nước để thấy thân phận chìm nổi của người con gái sống trong thời xưa.

Phân tích chi tiết Bánh Trôi Nước

Bánh trôi nước ở đây chính là người con gái
Bánh trôi nước ở đây chính là người con gái

Bánh Trôi Nước do Hồ Xuân Hương sáng tác, bà là một nhà thơ chuyên viết về thân phận phụ nữ. Lối văn của bà luôn nhẹ nhàng, ngắn gọn, chỉ với 4 câu thơ nhưng nhắn nhủ biết bao điều. Bài thơ không dài để người đọc trải nghiệm nhưng cũng không thực sự ngắn, đủ để truyền đạt thông tin. Tác giả cũng bày tỏ quan điểm của mình về bất công của xã hội. Người đọc có thể hiểu ngay được ý nghĩa sâu xa mà tác giả muốn nói:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non”

Đây là một bài thơ, nhưng cũng có thể xem là đoạn ca dao của dân tộc. Tác giả sử dụng từ “thân em” để mô tả về sự cuốn hút, điệu đà, nét đẹp của người con gái. Thân “vừa trắng lại vừa tròn” thịt nở nang, thực là một cô gái xinh đẹp trọn vẹn. Đây là một câu thơ được Hồ Xuân Hương dùng biện pháp ẩn dụ, để miêu tả hết nét tinh tuyền của người con gái. Người phụ nữ được tác giả tôn lên với sắc trắng tinh tế, cũng lại rất đơn giản, nhẹ nhàng. Màu trắng của sự trong sạch, tinh khôi, chưa nhuốm trải sự đời. Đúng hơn, với những gì người con gái đó có họ xứng đáng nhận được hạnh phúc, bảo vệ, lo lắng.

Tuy nhiên, câu thơ tiếp theo lại đưa đến cho người đọc cảm giác chẳng lành. Thân phận người phụ nữ được tác giả miêu tả như một bánh trôi nước, nổi lênh đênh. Câu thơ tiếp theo là một cụm thành ngữ gợi đến cuộc đời éo le, số phận bế tắc của người phụ nữ. “Bảy nổi ba chìm” trên mặt trước, đó chính là thời phong kiến xưa, giá trị con người như rác rơm. Mỗi khi nấu bánh trôi nước, lúc bánh chín dấu hiệu để nhận biết là bảy nổi ba chìm. Lúc này người nấu có thể mang bánh ra, người phụ nữ xấu số cũng như vậy.

Thân phận người phụ nữ thật rẻ rúng, éo le
Thân phận người phụ nữ thật rẻ rúng, éo le

Thân phận của họ bị chà đạp, không hề có quyền tự do, quyết định bất cứ việc gì cho cuộc đời. Họ không hề biết được tương lai sẽ ra sao, thật rẻ rúng, nhàm chán, mất niềm tin. Cuộc đời họ xem như có cũng như không, chỉ biết sống và chấp nhận mọi điều xảy đến. Chỉ là một người phụ nữ mỏng manh, yếu đuối nhưng lại phải trải qua nhiều biến cố, sóng gió liên tục. Họ sống phụ thuộc vào số phận, không có có quyền trên thân thể, về tình yêu, hạnh phúc cuộc đời. 

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Phân tích Bánh Trôi Nước để cảm nhận nét đẹp tinh tuyền của người con gái Việt. Người phụ nữ đành chấp nhận bị chà đạp, tủi nhục tùy vào bất kỳ “kẻ nặn”. Cô đành phải trao cho họ cái quyền được nắm thóp cơ thể, cuộc đời mình. Bởi vì, dù có kháng cự, vùng vẫy, vẫn sẽ không hề có một kết quả nào tốt hơn. Người con gái đành cam chịu trước số phận, không phải vì họ sợ điều gì, mà do cái xã hội ấy. Chính cái định kiến xã hội đã làm cho người phụ nữ không còn giá trị, họ sống phụ thuộc trong tay người khác. Dưới hàng ngàn năm phong kiến ấy, họ đã được cái phong tục ăn sâu vào máu.

Cho dù họ có khao khát được tự do, quyết định, chủ động hơn cho cuộc đời mình cũng khó. Bài thơ với giọng điệu ảm đạm, sự tủi nhục của người con gái bế tắc trong cuộc sống. Tuy nhiên, họ không hề làm vấy bẩn đi nhân cách, luôn một lòng giữ vững “tấm lòng son”. Đây là biểu tượng, đại diện cho hình ảnh người phụ nữ thủy chung, xuất giá tòng phu. Trách nhiệm, bổn phận làm vợ, dâu hiền, mẹ tốt luôn được trọn vẹn. Đây chính là người con gái Việt Nam truyền thống từ xưa nay, thời phong kiến lẫn độc lập tự do. 

Tác giả khẳng định như là một niềm tự hào, về hình ảnh người phụ nữ xưa nay. Hồ Xuân Hương cũng bày tỏ sự đồng cảm, sẻ chia với số phận các chị em sống trong kiếm “tù nhân”. Đặc biệt là trong xã hội phong kiến thối nát, bẩn thỉu kia. Họ không được gọi là người mà là “kẻ”, đã “nặn” cho thân phận bé bỏng của người phụ nữ bị tổn thương.

Kết bài

Phân tích Bánh Trôi Nước để thấu hiểu được nỗi lòng, thân phận của người phụ nữ. Chỉ vỏn vẹn với 4 câu thơ, Bánh Trôi Nước đã gột tả hết tội ác của chế độ phong kiến, sự cam chịu của người con gái xưa. Vốn bánh trôi nước là món ăn ngon, quen thuộc, truyền thống của dân tộc ta. Bài thơ là sự trải lòng, thương xót, cảm thông, chia sẻ đối với những số phận người con gái.