Bài mẫu phân tích bài thơ việt bắc khổ 3

Mở Bài

Kháng chiến đã đi qua, hòa bình đã lập lại. Tuy nhiên những kí ức về kháng chiến vẫn còn đó. Đối với thế hệ học sinh chúng ta, hình ảnh cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ trường kì của dân tộc chỉ được thể hiện qua trang sách, bài văn, bài thơ. Dẫu vậy, chúng ta cũng cảm thấy vô cùng xúc động, biết ơn những dòng văn, dòng thơ ấy, nhờ đó mà chúng ta mới biết đến cội nguồn của dân tộc, biết đến những năm tháng trường kì kháng chiến. Và ấn tượng hơn cả chính là tác phẩm Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu, một tác phẩm xuất sắc đã tái hiện lại những hình ảnh gian khó của cuộc kháng chiến chống Pháp, ẩn trong đó là tình đồng đội, đồng bào sâu sắc. Đặc biệt trong khổ 3 của tác phẩm, đây là khổ thơ vô cùng ấn tượng , mang nhiều giá trị nội dung, tư tưởng, nghệ thuật đặc sắc, lưu nhiều dấu ấn xúc động trong trái tim người đọc.

Phân tích bài thơ việt bắc khổ 3

Thân bài

Tố Hữu là nhà thơ Cách mạng, trưởng thành theo cách mạng. Ông cũng là nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca Việt Nam với rất nhiều tác phẩm viết về cách mạng, kháng chiến đồ sộ.  Trong lời giới thiệu tập thơ của Tố Hữu xuất bản năm 1946 đã viết: “Lịch trình tiến triển về thơ của Tố Hữu đi song song với lịch trình tiến triển về tư tưởng và trình độ giác ngộ, về sức hoạt động của Tố Hữu. Thơ Tố Hữu không phải là một trò tiêu khiển mà là một khí cụ đấu tranh, một công tác vận động của người Cách mạng. Người Tố Hữu là một thi sĩ, một chiến sĩ nhưng chúng ta đừng quên cốt cách của nó là thi sĩ”. Thơ cách mạng chính là tiếng nói không chỉ của nhà thơ mà còn của đồng bào, của dân tộc, của các chiến sĩ. Nó chính là vũ khí để cổ vũ tinh thần đấu tranh mạng mẽ dân tộc.

Trong tuyển tập thơ ca năm 1938 – 1963 còn có đoạn ghi: “Thơ Tố Hữu là thơ một con người biết trân trọng lấy đời mình, muốn làm cho đời mình trở nên hữu ích…Thơ anh là lối thơ lấy cái đường đi toàn đời, lấy cái hơi toàn tập, lấy cái tứ toàn bài là chính…Anh là một con chim vụ ở đường bay hơn là bộ lông, bộ cánh, tuy vẫn là lông cánh đẹp”. Qua đây cho thấy, những tác phẩm thơ ca mà Tố Hữu đã viết để lại ấn tượng rất lớn trong diễn đàn văn học nói riêng và trong trái tim người đọc nói chung. Ấn tượng hơn cả chính là bài thơ Việt Bắc được viết trong bối cảnh vô cùng đặc biệt. Đó là khi các cán bộ đầu não trung ương phải rời Việt Bắc để trở về xuôi tiếp tục nhiệm vụ. Bài thơ viết trong hoàn cảnh chia ly nên thấm đẫm tình cảm sự thương nhớ và không nỡ rời xa. Điều đó được thể hiện rất mạnh trong khổ thơ thứ 3 của tác phẩm.

Nếu khổ đầu và khổ 2 bài thơ nói lên tâm trạng lưu luyến bịn rịn chia tay của kẻ ở và người đi, thì sang khổ thứ 3, tâm trạng ấy càng được thể hiện rõ ràng hơn, ẩn sau đó là câu hỏi tu từ:

Mình đi, có nhớ những ngày

Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù?

Thiên nhiên và con người được tác giả khéo léo sử dụng trong từng câu thơ. Có lẽ, chỉ khi con người được gắn liền với thiên nhiên thì hình tượng mới trở nên đẹp và ấn tượng hơn. Một thực tế cho thấy con người không thể tách rời thiên nhiên. Chính thiên nhiên xung quanh ta mỗi ngày lại là những kỉ niệm không thể quên, luôn tồn tại trong tâm trí ta. Nỗi nhớ mà ta nhắc đến luôn có những cảnh sắc thiên nhiên mà chúng ta đã trải qua. Có con người, có thiên nhiên nên kỉ niệm càng nhớ, càng da diết. Trong hai câu thơ trên, tác giả hỏi: “Mình đi có nhớ những ngày/ Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù?”

Đây chính là câu hỏi tu từ, hỏi những đã trả lời. Mình ở đây chính là các chiến sĩ, bộ đội cụ hồ đang được đồng bào Việt Bắc hỏi. Đồng bào hỏi các đồng chí khi rời xa Việt Bắc có nhớ những người bên nhau gian khó, vượt núi băng rừng, dầm mưa lội suối, sớm hôm bên nhau? Đây là những kỉ niệm gắn bó bên nhau những tháng ngày gian khó không thể nào quên. Đồng bào vẫn luôn nhớ những tháng ngày đó, cảm thấy lưu luyến khi phải rời xa cán bộ, vậy hỏi cán bộ có nhớ hay không?

Qua câu thơ không chỉ cảm nhận được tình cảm của người đi và người ở lại thắm thiết nghĩa tình thế nào, họ đã trải qua bao gian khó thế nào. Chỉ có khi cùng nhau vượt qua gian khó mới có thể trân trọng, thương yêu nhau da diết thật lòng như thế. Ngoài ra, câu thơ cũng tái hiện hình ảnh thiên nhiên khắc nghiệt sông núi hiểm trở, mây mù. Cho thấy cuộc sống của cán bộ cũng như đồng bào nơi đây rất vất vả.

Mình về, có nhớ chiến khu

Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?

Câu thơ rất thực và đời. Nó thực vì cuộc sống của đồng bào cùng cán bộ ở đây rất gian khó, ăn cơm chấm muối nhưng vẫn luôn một lòng vì tổ quốc quyết sinh, sẵn sàng chiến đấu, chung thủy sắt son với đảng, với cách mạng. Tố Hữu không cần phải ví von những hình ảnh cao siêu gì cả, tất cả vô cùng dung dị, gần gũi thực tế. Đó là cuộc sống mà ông cũng như đồng đội, đồng bào Việt Bắc đã trải qua và nó đã ghi dấu ấn vô cùng ấn tượng trong trái tim. Cuộc sống gian khó đến như thế, chỉ có cơm và muối nhưng không bao giờ chùn bước trước kẻ thù, mối thù dân tộc luôn đè lên vai, trái tim luôn căng tràn ý chí chiến đấu, lúc nào cũng kề vai sát cán bên nhau một lòng căm thù giặc sâu sắc.

Cách dùng từ của Tố Hữu thật hay, mang tính trừu tượng “mối thù nặng vai” nhưng lại thể hiện được sức nặng của sự căm thù, sức nặng của tội ác của giặc, đây chính là mối thù không đội trời chung.

Mình về, rừng núi nhớ ai

Trám bùi để rụng, măng mai để già.

Trám và măng là hai “đặc sản” của núi rừng Việt bắc chiêu đãi các chiến sĩ, các cán bộ. Hai món ăn thường xuất hiện trong bữa cơm của họ, vậy mà giờ đây khi cán bộ đã về xuôi, trám đành để rụng, măng đành để già. Câu thơ nghe mới buồn da diết không nỡ rời xa biết bao. Đồng bào nhìn cảnh vật thiên nhiên lại nhớ đến cán bộ, nhớ những tháng ngày gian khổ cùng nhau. Bởi mới có câu: “Khi ta đến chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”. Có lẽ đây không chỉ là tâm trạng lưu luyến của người dân Việt Bắc mà cũng là sự lưu luyến của những người chiến sĩ sắp rời xa quê hương thứ 2. Hình ảnh trám bùi, măng mai có lẽ là hình ảnh họ cũng không bao giờ quên được. Hình ảnh núi rừng Việt Bắc đã gắn bó 10 năm sẽ mãi lưu trong trái tim họ.

Mình đi, có nhớ những nhà

Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son

Câu thơ thể hiện cuộc sống người dân Việt bắc rất vất vả, đơn sơ, hắt hiu. Cuộc sống của họ là thế nhưng tấm lòng của họ thì “đậm đà lòng son”. Họ yêu quý cán bộ như yêu quý người thân trong gia đình, các mệ yêu quý cán bộ như chính con đẻ của mình: “Bao bà cụ từ tâm như mẹ/ Yêu quý con như đẻ con ra”. Được sống và bao bọc trong tình yêu thương như thế, thì khi rời xa những chiến sĩ của chúng ta sao không khỏi day dứt nhớ thương. Có lẽ, những người “mẹ Việt Bắc” cũng đang lưu luyến, nhớ thương những đứa con mình đã yêu thương, cưu mang suốt 10 năm qua.

Mình về, còn nhớ núi non

Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh

Mình đi, mình có nhớ mình

Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?

Bốn câu thơ cho thấy vai trò to lớn của Việt Bắc trong kháng chiến chống Pháp. Và trong cuộc tổng khở nghĩa cách mạng tháng 8 trước đó. Việt Bắc là nơi đã diễn ra những sự kiện chính trị quan trọng, tuy lực lượng cách  mạng khi đó còn non trẻ nhưng với tinh thần quyết tử cho tổ quốc quyết sinh, một lòng chống giặc đã tạo nên những kì tích, thắng lợi vẻ vang và góp phần to lớn và cuộc kháng chiến cả nước. Những địa danh mà Tố Hữu liệt kê trong bài như: Tân Trào, Hồng Thái chính là những  trận chiến lịch sử oanh liệt, hào hùng và rất đáng tự hào.

Khi mà thời đó, các chiến sĩ, đồng bào ta còn rất gian khổ trong cuộc sống vậy mà tinh thần chiến đấu chưa bao giờ nguôi. Kẻ thù thua chúng ta chính là thua về cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Chúng thua chúng ta trên mọi mặt trận. Cuộc kháng chiến của chúng là là chính nghĩa còn chúng là phi nghĩa. Chúng ta chiến thắng về tinh thần, đoàn kết, nhất trí một lòng. Dù gian khó, vất vả thế nào nhưng cũng không thể nào dập tắt ý chí chống giặc của nhân dân ta.

Khổ 3 chỉ với 12 câu thơ lục bát nhưng đã tái hiện được những gian khó vất vả mà cán bộ, chiến sĩ cũng như đồng bào Việt Bắc đã trải qua. Đồng thời cũng thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó, yêu thương một nhà, ý chí quyết tâm chống giặc cao độ. Và thành quả vẻ vang chính là những chiến thắng trên moi mặt trận. Rời xa Việt Bắc chính là rời xa quê hương thứ 2 mà 10 năm gắn bó, có lẽ cả đồng bào, đồng chí không thể quên nhưng tháng ngày gian khó bên nhau. Nhưng chắc chắn họ sẽ luôn tự hào vì được sống và cống hiến, chiến đấu hi sinh vì sự nghiệp vẻ vang của dân tộc. Thật tự hào thay và cảm ơn nhà thơ Tố Hữu đã ghi lại những bằng chính lịch sự hào hùng, để thế hệ sau có thể hiểu và luôn cố gắng học tập, góp phần nhỏ công sức vào công cuộc thay đổi, phát triển đất nước.