Bài thơ Tràng Giang của tác giả Huy Cận, ông là nhà thơ, nhà văn nổi tiếng tại Việt Nam. Phong cách thơ của ông thường kết hợp yếu tố hiện đại xen lẫn nội tâm nhân vật. Ông sáng tác thơ vào thời điểm trước và sau cách mạng tháng 8, thời kỳ đất nước Việt Nam đang loạn lạc. Bài thơ Tràng Giang kể về nỗi ưu tư, sầu muộn của nhân vật trước không gian thiên nhiên hùng vĩ. Hãy cùng phân tích bài thơ Tràng Giang của Huy Cận để thấy được nỗi lòng đau xót của tác giả trước hoàn cảnh đất nước Việt Nam thời bấy giờ.

Phân tích chi tiết bài thơ Tràng Giang

Bài thơ Tràng Giang được viết vào thời điểm đất nước đang gồng mình trước giặc ngoại xâm lược. Tác giả mang trong lòng nỗi sầu nặng nề, hầu như không hề có bất kỳ lối thoát nào. Tràng Giang với những câu thơ buồn rười rượi, mang đến cho tác giả cảm xúc dâng trào. Đọc đến nhan đề, tác giả đã bao quát được nội dung, tư tưởng của đoạn thơ. Tràng giang là một từ Hán Việt, mang ý nghĩa là con sông vừa rộng vừa dài, bao la bát ngát.

Tràng Giang kể về nỗi lòng, ưu tư của tác giả
Tràng Giang kể về nỗi lòng, ưu tư của tác giả

Qua việc phân tích bài thơ Tràng Giang của Huy Cận, ta thêm đồng cảm về tâm tư tình cảm của tác giả trước khung cảnh rõ rệt. Bài thơ kể về những cuộc đời nhỏ bé, lênh đênh nổi trôi giữa dòng sông. Chỉ với hình ảnh con sông, tác giả đã miêu tả hết tất cả những gì ra bên ngoài để người đọc cảm nhận.

“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp

Con thuyền xuôi mái nước song song

Thuyền về nước lại sầu trăm ngả

Củi một cành khô lạc mấy dòng”

Mở đầu bài thơ ta đã thấy hình ảnh “sóng gợn”, kéo theo nỗi buồn đến vô cùng, liên tục. Tác giả với nỗi niềm thầm lặng, không có lấy một ai để chia sẻ, tâm sự. Trước một không gian bao la, dòng sông rộng lớn, con người tác giả lại thêm nhỏ bé. Chúng ta thấy được nét đẹp đặc trưng trong thơ của Huy Cận, vừa chút xưa cũ vừa hiện đại. Chỉ mới khổ thơ đầu, tác giả đã dẫn dắt người đọc hình dung đến con sông tĩnh lặng, buồn man mác.

Tác giả sử dụng nhiều từ ngữ, đọc cảm giác thật thê lương như “buồn”, “sầu”, “xuôi mái”. Nhấn mạnh thêm nỗi buồn đó là chuỗi từ láy “điệp điệp”, “song song”. Sống trong một thế giới không có tình người, lắm gian tà, tác giả cảm thấy mạng người thật nhỏ bé. Khổ thơ tiếp theo, nỗi buồn hầu như càng tăng lên gấp đôi:

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.

Chúng ta thắc mắc rằng, phải chăng tác giả đang buồn trước khung cảnh quê hương mình, hay chốn đất khách quê người? Không gian im ắng đến nỗi, ở nơi một con cồn, tác giả thậm chí nghe được tiếng gió. Vốn gió không hề mạnh, như bão hay mưa lớn, bởi sóng lúc này chỉ gợn nhẹ. Dòng sông lúc này khoác lên mình chiếc áo màu u tối, hay chính nỗi lòng của tác giả đang khao khát điều gì đó. Nơi bến nước chỉ nghe mỗi tiếng sóng, gió, không hề có tiếng động nào khác, làm con người thật não nề.

phân tích bài thơ Tràng Giang của Huy Cận
Tác giả buồn rười rượi trước thiên nhiên hùng vĩ

Phân tíchbài thơ Tràng Giang của Huy Cận để thấu hiểu nỗi lòng của tác giả về quê hương. Chúng ta thường nói đến mặt trời ở trên cao, còn với tác giả là “trời lên sâu chót vót”. Chiều cao nay lại đo được chiều sâu thăm thẳm, tác giả thật thông minh mới sáng tạo nên câu thơ thật riêng. Từ “dài”, “rộng” nơi tác giả đang đứng hầu như không có điểm dừng lại, đến tận vô biên.

Bèo giạt về đâu, hàng nối hàng;
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.

Khổ thơ tiếp, chúng ta đã cảm nhận được thiên viên có sự vận động, không chỉ đứng yên nữa. Hình ảnh “bèo dạt” là quy luật hiển nhiên, điểm đặc biệt tại vùng quê Việt Nam. Mặt khác, tác giả cũng muốn truyền tải rằng, mình cũng như cây bèo kia, không biết sẽ đi về đâu, bám víu vào ai. Thậm chí là cây bèo kia có thể chết trên sông nếu vận kiếp đã hết. Giữa dòng sông rộng lại không hề có “một chuyến đò ngang”, thật mang cho người ta cảm giác ớn lạnh.

Hầu như xung quanh tác giả không có sự sống tồn tại, phải chăng họ đã hy sinh dưới tay giặc? Trước sự hy vọng, thương nhớ về nguồn gốc, quê hương, tác giả chỉ thấy xung quanh vắng lặng. Ở khổ thơ cuối, nét vẽ chấm phá được tác giả dùng nhiều và hiệu quả nhất, mang ý nghĩa sâu sắc.

“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa

Lòng quê dợn dợn vời con nước

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”

Hầu hết những tâm tư, tình cảm, nhắn nhủ của tác giả được thể hiện rõ nhất ở khổ cuối. Phép nhân hóa cho hình ảnh áng mây trên trời có thể tạo thành những “đùn núi bạc”. Mây nhiều đến nỗi bao trùm bầu trời, tạo thành từng khối núi màu bạc, thật hùng vĩ. Tiếp theo là hình ảnh cánh chim bay dưới ánh mặt trời đã về chiều, đây là thời gian buồn nhất trong ngày. Không có một hình gì liên tưởng, nhưng tác giả luôn nhớ về gia đình, cảm giác thật da giết.

Kết bài

Phân tích bài thơ Tràng Giang của Huy Cận để thấy được sự kết hợp bút pháp, tạo nên bức tranh thiên nhiên đẹp. Qua đó, chúng ta hiểu rằng đối lập với bức tranh thiên nhiên ảm đạm, im ắng là nỗi lòng dậy sóng, nôn nao của tác giả. Huy Cận tỏ lòng yêu quê hương đất nước, xót lòng trước cảnh đất nước bị giặc tàn phá.