Tình yêu và hình tượng người phụ nữ trong tình yêu luôn mang đến nguồn cảm hứng sáng tạo của các nhà thơ và nhà văn. Có người ví tình yêu của người con gái như loài hoa tigon, mong manh dễ vỡ. Còn khi phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh lớp 12, chúng ta nhận ra tình yêu của người phụ nữ thật độc đáo với hình ảnh sóng biển dữ dội mà dịu êm.

Mở bài chi tiết phân tích Sóng của Xuân Quỳnh

Nhà thơ Xuân Quỳnh sinh năm 1942 và mất năm 1988. Bà tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, ở La Khê, Hà Đông. Nhà thơ sinh ra trong một gia đình công chức, mẹ mất sớm, bố thường xuyên đi công tác, nên bà lớn lên trong vòng tay của bà Nội. Xuân Quỳnh là một trong những thi sĩ tiêu biểu cho thế hệ nhà thơ trẻ trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước. Chủ đề chính trong thơ bà chủ yếu hướng về nội tâm con người như tình yêu gia đình, tình yêu đôi lứa, kỷ niệm tuổi thơ. Thơ bà bộ lộ rõ tính hướng nội, lột tả tâm trang cá nhân nhưng không xa rời với đời sông thường ngày của mỗi người. Những lời thơ của tác giả luôn rất tinh tế và giàu tình cảm. Đặc biệt, phía sau những xúc cảm chân thành ấy luôn chứa đựng những tư tưởng có tính triết lý và khái quát.

phan tich bai tho song cua xuan quynh lop 12

Có rất nhiều tác phẩm của nhà thơ Xuân Quỳnh đã được độc giả đón nhận và yêu thích, đi vào lòng bao thế hệ người đọc như Sóng, Tiếng gà trưa, Thuyền và biển, Thơ tình cuối mùa thu,…

Để phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh lớp 12 sâu sắc nhất, chúng ta cần tìm hiểu qua hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. Bài thơ ra đời vào năm 1967, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ bắt đầu khốc liệt. Lúc đó, lớp lớp thanh nên gái trai đều xung phong ào ào ra trận. Bà viết bài này trong chuyến công tác ở vùng biển Diêm Điền. Tác phẩm in trong tập “Hoa dọc chiến hào”. Thể hiện niềm khao khát và tâm sự nỗi niềm trong tình yêu của người con gái.

Phần thân bài chi tiết phân tích Sóng

Luận điểm 1: Quy luật, bản chất của “sóng” và “em”

Mở đầu bài thơ, tác giả đã khái quát trạng thái đối lập của sóng biển thông qua nghệ thuật tương phản: dữ dội – dịu êm, ồn ào – lặng lẽ. Hình ảnh này gợi cho người đọc sự liên tưởng đến tâm lý của người con gái khi yêu. Đó là có lúc dịu dàng, có lúc lại mãnh liệt.

“Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể”

Bên cạnh nghệ thuật tương phản, tiếp đến tác giả sử dụng nghệ thuật nhân hóa. Sự vật thiên nhiên cũng trở nên có bản tính con người. Đó là “sông không hiểu” được bản tính vừa dữ dội, vừa dịu êm, vừa ồn ào, vừa lặng lẽ của sóng, nên “sóng ” đã phải tìm ra tận bể, tới một không gian rộng lớn hơn. Và hành trình sóng di chuyển đó chính là hành trình giúp sóng khám phá ra bản thân mình. Cũng như người phụ nữ khát khao vươn tới giá trị đích thực trong tình yêu của mình.

“Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ”

phan tich bai tho song cua xuan quynh lop 12

Bản chất, quy luật của sóng ngàn đời nay vẫn thế, dù trong quá khứ hay hiện tại và tương lai. Sóng cũng như người phụ nữ luôn sôi nổi, dạt dào, luôn tràn đầy khát vọng trong tình yêu. Câu ca “Nỗi khát vọng tình yêu … ngực trẻ”, càng nhấn mạnh thêm tình yêu của tuổi trẻ. Đó không chỉ là tuổi trẻ của sóng dành cho đại dương mên mong mà chính là khát vọng tình yêu, thứ khát vọng vốn có, đặc trưng muôn đời của tuổi trẻ, thanh xuân.

Luận điểm 2: Cội nguồn tình yêu và những trăn trở suy nghĩ

“Trước muôn trùng sóng bể

Em nghĩ về anh, em

Em nghĩ về biển lớn

Từ nơi nào sóng lên?”

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh lớp 12, đến khổ 3, độc giả bắt gặp điệp ngữ “em nghĩ về” và câu hỏi tu từ: “Từ nơi nào sóng lên”. Qua đó, câu thơ càng thể hiện rõ nhận thức về bản thân của người phụ nữ. Đồng thời cũng là sự nhận thức về người mình yêu, về tình yêu muôn đời của tác giả.  Một câu hỏi tu từ hỏi chỉ để giải tỏa nỗi lòng chứ không phải để hỏi. Thế nhưng độc giả cũng cảm nhận được những trăn trở, suy tư của nhà thơ khi đứng trước sóng và nghĩ về mình, nghĩ về người yêu.

“Sóng bắt đầu từ gió

Gió bắt đầu từ đâu?

Em cũng không biết nữa

Khi nào ta yêu nhau”

Đứng trước biển lớn bao la, trước sóng cuộn dữ dội và dịu êm, nhà thơ dường như tìm ra được cội nguồn của cuộc sống. Bà nhận ra có thể sóng bắt đầu từ gió. Thế nhưng gió thì bố cũng không biết nó từ đâu đến. Dù cố tìm nhưng bà vẫn thấy thật mông lung, và từ đó nhà thơ cũng chợt nhận ra sự trăn trở bấy lâu trong tình yêu của bà. Đó là cội nguồn tình yêu của bà. Chính bà cũng không biết thời điểm khi nào thì tình yêu của người con gái và người con trai bắt đầu. Đó cũng chính là câu hỏi bí ẩn của tình yêu mà hầu hết những cặp đôi yêu nhau đều kiếm tìm nhưng chẳng bao giờ có câu trả lời thỏa đáng.

Luận điểm 3: Lòng thủy chung và nỗi nhớ nhung của người con gái trong tình yêu

Đến khổ thơ 5, nhà thơ tiếp tục sử dụng thành công nghệ thuật tương phản. Xuân Quỳnh đã vẽ lên những phạm vi không gian khác nhau trong vũ trụ của sóng như “dưới lòng sâu”, “trên mặt nước”. Đồng thời với không gian là phạm vi thời gian không giống nhau ‘”ngày” – “đêm”. Nhà thơ cũng tiếp tục sử dụng thành công nghệ thuật nhân hóa, hiện tượng thiên nhiên có tâm tính như con người “ngày đêm không ngủ được”. Tất cả đều là đặc điểm của sóng, tâm tính của sóng diễn tả nỗi nhớ thương triền miên, dạt dào của sóng với bờ. Nhưng qua đó để nhấn mạnh nỗi nhớ niềm thương của người phụ nữ trong tình yêu.

“Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức”

phan tich bai tho song cua xuan quynh lop 12

Để rồi, kết thúc khổ thơ, tác giả để nhân vật trữ tình “em” không ngần ngại bày tỏ nỗi lòng của mình một cách trực tiếp, chân thành. Tác giả đã dùng cách nói thậm xưng “Cả trong mơ còn thức” để thể hiện “Lòng em nhớ đến anh”. Tác giả khẳng định nỗi nhớ ấy luôn thường trực trong suy nghĩ, nó ăn sâu vào tận trong tiềm thức.

“Dẫu xuôi về phương bắc

Dẫu ngược về phương nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh – một phương”

Tiếp tục ở khổ thơ 6, nhà thơ Xuân Quỳnh vẫn vận dụng biện pháp nghệ thuật tương phản “xuôi – ngược”. Kết hợp với các  cụm điệp ngữ “dẫu”, “vẫn”, “về” nhằm khắc họa rõ nét hành trình của sóng khi ra biển lớn. Đó cũng chính là hành trình tìm đến tình yêu của người phụ nữ trong cuộc đời. Đó là cũng như sóng, dù xuôi hay ngược, sóng vẫn hướng ra biển. Thì ở đây, người phụ nữ dù đi ngược về xuôi vẫn chỉ hướng về người mình yêu, chỉ hướng về duy nhất một hướng ấy.  đó như là lời hẹn ước thủy chung son sắt mà người phụ nữ trong tình yêu. Bởi khi yêu, người phụ nữ luôn chờ đợi, có niềm tin và dành hết trái tim mình cho người mình yêu mà không hề nghĩ tới hướng khác.

Luận điểm 4:  Khát vọng tình yêu vĩnh cửu

Càng phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh lớp 12, chúng ta càng thấy rõ niềm khát khao cháy bỏng trong tình yêu của người phụ nữ.

“Ở ngoài kia đại dương

Trăm nghìn con sóng đó

Con nào chẳng tới bờ

Dù muôn vời cách trở”

Đến đây, nhà thơ khẳng định quy luật vĩnh hằng muôn thủa của thiên nhiên. Đó là ở ngoài kia đại dương mênh mông, dù có hàng trăm hàng nghìn con sóng nhưng con sóng nào cũng sẽ tới bờ. Dù có sóng ở xa tận đâu, dù có muôn vàn cách trở thế nào. Cũng giống như nhân vật trữ tình “em”. Dù cuộc sống có khó khăn như thế nào, dù có bao nhiêu cách trở, thử thách thì cuối cùng “em” cũng sẽ vẫn luôn hướng đến “anh”, vẫn dành trọn con tim yêu cho anh.

“Cuộc đời tuy dài thế

Năm tháng vẫn đi qua

Như biển kia dẫu rộng

Mây vẫn bay về xa”

Ở khổ thơ 8, nhà thơ nói rõ đến những trắc trở, thử thách trong cuộc sống mà người phụ nữ phải trải qua. Đó là cảm giác nhỏ bé cô đơn trước cuộc đời. Yêu tha thiết thế nhưng nhà thơ vẫn cảm thấy âu lo về sự hữu hạn trong tình yêu khi đứng trước sự vô hạn của thời gian. Yêu da diết thế nhưng liệu rằng có vượt qua được sự bào mòn của thời gian, bà cảm thấy bất an trước sự dễ đổi thay của lòng người. Lo lắng, bất an là thế nhưng vượt lên trên tất cả, con tim yêu của nhà thơ vẫn đặt niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh kỳ diệu của tình yêu, giống như mây lia có thể vượt qua biển rộng mênh mông dường đó.

“Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ”

Đứng trước biển lớn bao la cùng hàng trăm con sóng, nhà thơ bỗng có sự khắc khoải băn khoăn. Bà ước ao hóa thành sóng để có thể muôn đời vỗ vào bờ biển. Điều đó cũng chính là niềm khao khát của người phụ nữ muốn được sống hết mình trong biển lớn tình yêu.

Phần kết bài chi tiết

Sóng là một trong những tác phẩm thơ tình yêu tiêu biểu trong nền thi ca Việt Nam. Đã rất nhiều cô gái mượn bài thơ để bày tỏ nỗi lòng của mình với người yêu.

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh lớp 12, chúng ta thấy rõ hình tượng sóng đã lột tả được sự tha thiết, nồng nàn trong tình yêu của người phụ nữ. Đồng thời, cũng nhận ra quan niệm tình yêu hiện đại, mới mẻ, hiện đại của nhà thơ Xuân Quỳnh. Đó là sự chủ động nắm lấy hạnh phúc, chủ động tìm đến tình yêu của mình nhưng tận sâu trong tâm khảm vẫn giữ được nét truyền thống.  Với sự thành công của nghệ thuật xây dựng hình tượng “sóng” bằng hình ảnh và ngôn từ bình dị, trong sáng, tác phẩm xứng đáng và rất phù hợp để Bộ Giáo dục đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn 12.