Mở bài

Giới thiệu tác giả, tác phẩm

Một số thông tin về tác giả sẽ giúp việc phân tích bài thơ sóng của xuân quỳnh lớp 12 thêm sâu sắc hơn.

Xuân Quỳnh có tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh. Bà vốn là một diễn viên múa từ năm 13 tuổi. Năm 19 tuổi, Xuân Quỳnh có thơ đăng báo. Với tài năng thơ của mình, Xuân Quỳnh được đánh giá là nữ nhà thơ hàng đầu của nửa cuối thế kỷ 20.

Xuân Quỳnh được biết đến là nữ thi sĩ của cuộc sống đời thường, bởi thơ của bà có nội dung gần gũi với đời sống như tình yêu gia đình, những kỷ niệm tuổi thơ…Có lẽ bởi vậy mà Xuân Quỳnh hồn thơ Xuân Quỳnh luôn dịu dàng, nữ tính và đằm thắm. Đọc thơ Xuân Quỳnh ta thấy, thơ của bà là những lời tự tình với chính mình chứ không là sản phẩm của việc sáng tác. Ta sẽ thấy rõ tiếng thơ mãnh liệt, tràn đầy cảm xúc của bà khi phân tích bài thơ sóng của xuân quỳnh lớp 12.

“Sóng” được sáng tác vào năm 1967, trong chuyến công tác của Xuân Quỳnh tới vùng biển Diêm Điền. Bài thơ sau này được in trong tập “Hoa dọc chiến hào” năm 1968.

Bài thơ “Sóng” là tiếng lòng của người con gái khi yêu và nội khát vọng của họ đối với tình yêu cuộc đời. Đặc biệt, từ những tâm tư, tình cảm của người con gái, Xuân Quỳnh khái quát lên quy luật tình yêu vốn thấy trong cuộc đời. Mỗi vần thơ đều ngọt ngào và có sức cuốn hút đối với người đọc.

phan-tich-bai-tho-song-cua-xuan-quynh-lop-12-1

Thân bài

Phân tích bài thơ sóng của xuân quỳnh lớp 12 chi tiết

Luận điểm 1: Những trạng thái cảm xúc khác nhau của người con gái đang yêu

Như chính tâm hồn người nữ thi sĩ giản dị, chân thành, mở đầu của bài thơ cung thật mộc mạc, gần gũi:

“Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể”

Xuân Quỳnh quả đã rất tinh tế và khéo léo khi miêu tả hai trạng thái đối lập của sóng trong hai câu thơ ngắn và liên tiếp nhau. Đó là “dữ dội” và “dịu êm”, “ồn ào” và “lặng lẽ”. Phân tích bài thơ sóng của xuân quỳnh lớp 12 ta thấy nhà thơ tinh tế hơn nữa, khi những trạng thái của sóng được diễn tả nhằm gợi đến những cung bậc khác nhau của người con gái trong tình yêu.

Trong tình yêu, người con gái sẽ có lúc yêu thật mãnh liệt, cháy bỏng. Nhưng có lúc sẽ rơi vào suy tư, trầm lắng. Những cảm xúc đan xen, thay đổi mà chính họ cũng nhiều lúc không hiểu được lòng mình. Xuân Quỳnh viết: “Sông không hiểu nổi mình”, “Sóng tìm ra tận bể”. “Sông” và “bể” đây mang tính liên tưởng, biểu tượng. Ở đây, sông là đại diện cho cái nhỏ bé, hạn hẹp; còn bể gợi ra cái mênh mông, bao la.

Phân tích bài thơ sóng của xuân quỳnh lớp 12 ta thấy, từ hai hình ảnh “sông” và “bể”, nữ thi sĩ đã khái quát lên quy luật của tình yêu cuộc đời. Đó là con người với khát khao mãnh liệt, muốn thoát khỏi những bó buộc của cuộc sống tầm thường để vươn tới tình yêu đẹp đẽ, vươn tới hạnh phúc cháy bỏng.

Và từ quy luật khái quát của tình yêu, nhà  thơ Xuân Quỳnh đã đi tới khẳng định sự bất diệt, sự mãi mãi của tình yêu. Bà viết:

“Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ”

Con sóng có thể bao giờ thay đổi, có bao giờ thoát khỏi lòng biển khơi, có bao giờ ngưng vỗ vào bờ! Và cũng như con sóng ngoài biển khơi, niềm khao khát tình yêu trong em vẫn mãi còn đây, sẽ trường tồn, sẽ bất diệt như sự tồn tại tự nhiên của con sóng. Và hơn thế, dù là ngày hôm qua, hôm nay hay ngày mai vẫn thế, sóng vẫn vỗ bờ, niềm khát khao tình yêu của em vẫn không hề thay đổi dù cuộc đời có đổi thay, có xoay chuyển ra sao. Khát vọng tình yêu, khát vọng tuổi trẻ trong em qua năm tháng vẫn mãi bồi hồi, cho đến khi trái tim này ngừng đập mới thôi. Phân tích bài thơ sóng của xuân quỳnh lớp 12 ta thấy, qua đoạn thơ ngắn này, nhà thơ đã thể hiện nỗi lòng mình thật chân thành, tự nhiên và cũng thật sâu sắc. Chỉ với bốn câu thơ thôi nhưng người đọc như nghe thấy được nhịp đập mãnh liệt, bồi hồi của người phụ nữ khi yêu.

Sau khi khẳng định sự bất diệt, sự trường tồn của tình yêu, Xuân Quỳnh thể hiện những trăn trở của một tâm hồn phụ nữ yêu hết lòng:

“Trước muôn trùng sóng bể

Em nghĩ về anh, em

Em nghĩ về biển lớn

Từ nơi sóng lên?”

Phân tích bài thơ sóng của xuân quỳnh lớp 12 đến đây ra nhận ra, “sóng” và “em” luôn song hành cùng nhau. Điều này có nghĩa rằng, những trạng thái khác nhau của sóng cũng chính là những cảm xúc mà em cảm nhận, em trải qua trong tình yêu của mình. Và quả thực đây là điều ta không thể phủ nhận, rằng khi người ta đã say đắm tình yêu hay bất cứ điều gì, thì luôn muốn tìm hiểu về nguộn cội của những điều đẹp đẽ ấy. Bởi vậy, ta có thể hiểu được tâm trạng băn khoăn, trăn trở của Xuân Quỳnh trước tình yêu. Như thi sĩ của tình yêu – Xuân Diệu từng đặt ra vấn đề về nguồn cội của tình yêu:

“Làm sao cắt nghĩa được tình yêu?

Có khó gì đâu một buổi chiều

Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt

Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu”

Xuân Diệu đặt ra câu hỏi cho tình yêu, bởi ông cũng không lý giải được cội nguồn của tình yêu. Như hỏi “Thế gian tình là gì?”, nhưng ai biết được tình là chi, bởi tình yêu là thứ ta không thể cắt nghĩa, không thể lí giải được. Và tình yêu không phải là điều ta có thể nắm bắt, có thể nhìn thấy, mà chỉ có thể cảm nhận được bằng tâm hồn, bằng trái tim. Xuân Quỳnh cũng vậy, nữ thi sĩ không tìm ra được đâu là nơi bắt nguồn của tình yêu cuộc đời:

“Sóng bắt đầu từ gió

Gió bắt đầu từ đâu

Em cũng không biết nữa

Khi nào ta yêu nhau?”

Có thể ta biết rằng sóng bắt đầu từ gió, nhưng gió bắt đầu từ đâu thì không thể lí giải. Tình yêu em dành cho anh cũng vậy, nó đến một cách tự nhiên, em không thể biết trước và cũng không thể kiểm soát. Phân tích bài thơ sóng của xuân quỳnh lớp 12 ta như nghe được tâm tình thổn thức của người con gái qua những lời thơ tình tứ, chân thành. Đây cũng chính là biểu hiện cho hồn thơ đầy nữ tính của Xuân Quỳnh.

phan-tich-bai-tho-song-cua-xuan-quynh-lop-12

Khi đã yêu, nỗi nhớ người yêu sẽ luôn thường trực trong lòng người con gái:

“Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức”

Những con sóng của biển khơi, dù khi dữ dội khi dịu êm, dù khi ở “dưới lòng sâu” hay gợn nhẹ trên mặt nước, thì vẫn cứ dạt vào bờ. Và em, cũng luôn hướng về anh, luôn hướng về tình yêu đẹp đẽ, cháy bỏng của chúng mình. Và ta có thể thấy cảm xúc mãnh liệt, tràn trề của người con gái khi yêu qua từ cảm thán “ôi”.

Đẹp đẽ biết bao hai câu thơ “Lòng em nhớ đến anh – Cả trong mơ còn thức”. Trạng thái “trong mơ còn thức” thật tinh tế và sâu sắc khi được dùng để diễn tả nỗi nhớ khôn nguôi, thường trực của người con cái khi yêu. Điều này như một lời khẳng định rằng, một khi đã yêu họ dành hết tâm tư, tấm lòng mình cho người mình yêu.

Luận điểm 2: Lời khẳng định về tình yêu sắt son của người con gái đối với người mình yêu

Sau khi thể hiện tình yêu của em mãnh liệt ra sao, nỗi nhớ dành cho anh sâu nặng đến thế nào, Xuân Quỳnh nói về tấm lòng thủy chung của người con gái đối với người yêu:

“Dẫu xuôi về phương bắc

Dẫu ngược về phương nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh – một phương

Ở ngoài kia đại dương

Trăm nghìn con sóng đó

Con nào chẳng tới bờ

Dù muôn vời cách trở”

Nữ thi sĩ khẳng định, dẫu sao đi nữa, dẫu em có đi tới phường trời nào, em vẫn một lòng, một dạ hướng về anh. Phương anh là phương duy nhất trái tim em hướng về mãi mãi. Phân tích bài thơ sóng của xuân quỳnh lớp 12 khi nói về lòng thủy chung, son sắt của người con gái khiến người đọc xúc động, không quên. Đoạn thơ cũng thể hiện niềm tin ở người con gái đối với tình yêu chân thành, mãnh liệt. Như những con sóng ngoài đại dương, dù gập ghềnh, trắc trở, cuối cùng vẫn tới bờ; thì tình yêu của đôi ta, dẫu khó khăn, thử thắc ra sao cuối cùng vẫn đẹp đẽ, vẫn có một cái kết thật đẹp. Và trước bao sóng gió cuộc đời, em luôn hướng về phương anh, chúng ta luôn hướng về nhau thì ta sẽ cập bờ hạnh phúc.

Với khát kheo yêu mãnh liệt và đứng giữa cuộc đời rộng lớn, bao la, nữ thi sĩ Xuân Quỳnh như muốn tan ra và hòa mình, đắm mình vào biển tình yêu cuộc đời:

“Cuộc đời tuy dài thế

Năm tháng vẫn đi qua

Như biển kia dẫu rộng

Mây vẫn bay về xa

Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ”

Có lẽ không gì có thể diễn tả được khao khát tình yêu cháy bỏng của Xuân Quỳnh bằng ước muốn “tan ra”. Và cũng bởi bà biết và trăn trở về cái hữu hạn của đời người. Xuân Quỳnh lo lắng vì tình yêu thì vĩnh cửu, bất diệt mà đời người thì trôi nhanh quá. Bởi vậy, bà ước muốn, khao khát được tan ra thành trăm nghìn con sóng nhỏ, được hòa mình, được là mọi phần của biển lớn tình yêu.

Qua đoạn thơ, ta cũng thấy rõ tâm tư, tình cảm chân thành của nhà thơ khi Xuân Quỳnh ước muốn được mang tình yêu riêng tư của mình sống cùng với tình yêu lớn của đất nước để “ngàn năm còn vỗ”, để được cống hiến những điều đẹp đẽ, thiêng liêng, đáng trân quý.

Kết luận khi phân tích bài thơ sóng của xuân quỳnh lớp 12

Qua phân tích bài thơ “Sóng”, ta thấy được khát khao mãnh liệt của Xuân Quỳnh trong tình yêu, đồng thời hiểu được những tâm trạng, những cung bậc cảm xúc của người con gái khi yêu. Đặc biệt, với bài thơ “Sóng”, Xuân Quỳnh đã mở ra cách tiếp cận tình yêu mới mẻ, tự nhiên mà cũng thật giản dị khi gắn liền tình yêu với “sóng”.

Sau khi phân tích bài thơ sóng của xuân quỳnh lớp 12 cũng có thể khẳng định rằng, sóng quả thực là một hình tượng nghệ thuật còn mãi đẹp đẽ trong lòng bạn đọc và trong nền văn học Việt Nam. Hình ảnh sóng còn mang nhiều ý nghĩa hơn khi thể hiện được các tầng tầng ý nghĩa của tình yêu cá nhân, tình yêu rộng lớn của cuộc đời.