Đỗ Trung Quân là một nhà thơ lớn, ông sở hữu vô số bài thơ về quê hương rất tiêu biểu. Thơ của ông mang nhiều ý nghĩa đặc biệt, được phổ nhạc như một bài ca dân gian. Trong đó, phải kể đến đầu tiên là bài thơ Quê Hương, được nhiều người biết đến nhất. Nói đến hai chữ quê hương, bất cứ ai cũng cảm giác nhung nhớ đến nhói lòng. Cùng phân tích bài thơ Quê Hương của Đỗ Trung Quân để cảm nhận hết nét đẹp ngọt ngào của thiên nhiên, con người gần gũi thân thương.

Phân tích chi tiết bài thơ Quê Hương của Đỗ Trung Quân

Bài thơ Quê Hương được Đỗ Trung Quân viết vào năm 1986, cho đến nay, đây vẫn là một tác phẩm đặc biệt. Tác giả miêu tả về quê hương một cách quen thuộc, đơn giản nhưng giàu ý nghĩa. Ông sử dụng vô số hình ảnh, cây cối, làm người đọc hình dung về quê nhà trong cảm xúc dâng trào:

Quê hương là chùm khế ngọt ngào
Quê hương là chùm khế ngọt ngào

“Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều

Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay”

Mở đầu bài thơ, tác giả đặt một câu hỏi tu từ thật ngọt ngào “Quê hương là gì hở mẹ”. Câu hỏi được lặp đi lặp lại 2 lần, nhằm nhấn mạnh sự da diết, lưu luyến của nó. Chỉ là một câu hỏi nhẹ nhàng của em bé nhỏ mà sao nặng lòng đến vậy? Chính chúng ta cũng đã từng thắc mắc rằng quê hương là gì? Quê hương là nơi chúng ta sinh ra, khi đi xa luôn một lòng nhớ về những ký ức, hình ảnh nơi ấy. Nhớ thêm lời cô giáo dạy rằng, nhất định phải yêu quê hương.

Chỉ khi phân tích bài thơ Quê Hương của Đỗ Trung Quân, chúng ta mới cảm động trước những gì mà ký ức, cội nguồn mang lại. Tác giả trả lời rằng “quê hương là chùm khế ngọt”, nuôi nấng, bảo vệ ta trước mọi khó khăn cuộc đời. Chùm khế ngọt ở đây là người thân, luôn yêu thương, ngọt ngào với chúng ta. Đây chính là nguồn sống nuôi chúng ta lớn mỗi ngày, dạy nên người. Cuộc sống nơi quê hương là chốn phồn hoa, tự do, được bảo bọc, nuôi lớn chúng ta thành tài.

“Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông

Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Là hương hoa đồng cỏ nội
Bay trong giấc ngủ đêm hè”

Quê hương là chuỗi những kỷ niệm, tuổi thơ vui vẻ của mỗi người, là nơi “con thả diều trên đồng”. Tuổi thơ tại nơi vùng quê bình yên, an toàn, mọi thứ thật đơn giản, vui vẻ. Quê hương cũng là những cánh đồng rộng bao la, nhuộm màu vàng của lúa thơm nhẹ nhàng. Hình ảnh nón lá, con sông, cánh diều, cầu tre thật quen thuộc, bình dị nơi chốn làng quê Việt Nam.

Cụm từ “quê hương là” được lặp lại rất nhiều lần, khẳng định đa nghĩa về khái niệm của nó. Không thể tổng kết lại khái niệm quê hương là gì, bởi có vô số ý nghĩa. Đối với mỗi người, quê hương là cả ký ức, linh hồn, thương nhớ, thậm chí là không thể rời xa. Sự gắn bó của quê hương thật kỳ diệu, cũng chính nơi đó có tình thương, có bạn bè, người thân, thầy cô, …

Quê hương là nơi chúng ta tìm về lúc mệt mỏi nhất
Quê hương là nơi chúng ta tìm về lúc mệt mỏi nhất

5

Phân tích bài thơ Quê Hương của Đỗ Trung Quân để thấu hiểu được sự ngọt ngào của người mẹ. Đoạn tiếp theo, tác giả ví quê hương như một người mẹ, dang vòng tay rộng rãi, ấm áp để ôm lấy con cái. Kể cả khi không có nhà, quê hương vẫn bảo vệ con dưới cơn mưa. Quê hương ở đây hay chính là hình ảnh người mẹ, luôn luôn hy sinh vì con cái? Quê hương còn là vầng trăng, soi sáng lối đi, dẫn dắt chúng ta đi đến muôn nơi. Vầng trăng ở trên cao vui, buồn cùng ta, luôn luôn đồng hành.

Tác giả liệt kê hình ảnh thiên nhiên nơi quê hương bao gồm hoa bí, mồng tơi, dâm bụt, hoa sen. Đỗ Trung Quân kể đến chi tiết từng loài cây, nhằm nhấn mạnh kỉ niệm, ký ức luôn tồn tại. Hình ảnh quê hương đa màu sắc, muôn hoa khoe nở, tươi vui hơn bất cứ đâu. Tuy nhiên, không giống như những điều khác, riêng với quê hương, mỗi người chỉ có một. Quê hương là duy nhất, chúng ta chỉ sinh ra một lần, bất kỳ ai cũng sẽ có nơi đây để quay về.

Đoạn thơ cuối như một lời nhắc nhở chúng ta rằng hãy luôn nhớ về quê hương. Quê hương duy nhất chỉ 1, cũng như mẹ chúng ta. Đỗ Trung Quân còn nhấn mạnh rằng “quê hương có ai không nhớ”, hầu hết đây là nơi duy nhất để về mỗi khi mệt mỏi. Quê hương được so sánh ngang hàng với hình ảnh người mẹ Việt Nam vĩ đại. Chính nơi đây đã nuôi chúng ta lớn khôn, trưởng thành để chống chọi với đời đầy bão giông.

Kết bài

Phân tích bài thơ Quê Hương của Đỗ Trung Quân để thấy hình ảnh quen thuộc, thân thương nhất. Dù có đi đến bất cứ đâu, chúng ta luôn có 1 quê hương để trở về, luôn bên cạnh chở che. Sống với quê hương, chúng ta được là chính mình, yên lặng, giản dị, đơn giản nhất.