Phân tích bài thơ Phú sông Bạch Đằng

Mở bài

Phú sông Bạch Đằng hay Bạch Đằng giang phú là tác phẩm được xếp vào hạng kiệt tác của Trương Hán Siêu. Bài thơ được viết bằng chữ Hán lấy đề tài sông Bạch Đằng làm cảm hứng sáng tác. Trong tác phẩm này, bằng ngòi bút tinh tế, tác giả đã thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc thiêng liêng. Cùng với đó tác phẩm cũng chứa đựng những tư tưởng nhân văn cao đẹp. Phân tích bài thơ Phú sông Bạch Đằng ta sẽ thấy được sự sâu sắc và tinh tế của tác giả trong từng câu chữ. 

Thân bài phân tích bài thơ Phú sông Bạch Đằng

Phân tích bài thơ Phú sông Bạch Đằng sẽ dựa vào bản dịch của giáo sư Bùi Văn Nguyên. Bài thơ này được viết theo thể thơ phú – là một thể văn cổ gồm phú cổ thể và phú Đường luật. Trong đó, Phú sông Bạch Đằng được viết theo lối phú cổ thể có vần lại vừa có phép đối rất uyển chuyển. 

Phân tích bài thơ Phú sông Bạch Đằng
Sông Bạch Đằng là chứng nhân lịch sử, là nỗi ám ảnh của hàng nghìn lính giặc
  • Luận điểm 1: Cảm xúc của nhân vật khách trước sông Bạch Đằng

Mở đầu bài phú, Trương Hán Siêu đã đưa người đọc chìm vào khung cảnh thiên nhiên bao la, hùng vĩ. Khung ảnh ấy là những nơi “khách” từng đi qua, là Cửu giang, Ngũ Hổ, Tam Ngô, Bách Việt. 

Khách có kẻ:
Giương buồm giong gió chơi vơi,
Lướt bể chơi trăng mải miết.
Sớm gõ thuyền chừ Nguyên Tương,
Chiều lần thăm chừ Vũ huyệt.
Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt.
Nơi có người đi, đâu mà chẳng biết.
Đầm Vân Mộng chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều,
Mà tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết.

Qua đó ta thấy được khách là một người đi nhiều, biết nhiều. Ở đây, khách tự ví mình như Tử Trường, tức Thư Mã Thiên – một nhà sử học nổi tiếng Trung Quốc. Khách đi nhiều nhưng không phải để thỏa thú tiêu dao, mà là tìm đến “cội nguồn” để hiểu hơn về lịch sử, để ngợi ca và suy ngẫm. Điều ấy cho ta thấy được tâm hồn khách thật cao đẹp. 

Đoạn đầu ấy, Trương Hán Siêu không đi trực tiếp vào miêng tả sông Bạch Đằng, mà nhắc tới nhiều địa danh quen thuộc trong sách vở tàu. Dường như tác giả muốn lấy đó làm một sự chuẩn bị trước khi đưa người đọc vào một sông Bạch Đằng hùng vĩ, bao la hơn. 

Và khi đến với sông Bạch Đằng, nhà thơ thể hiện niềm vui thú khôn nguôi:

Qua cửa Đại Than, ngược bến Đông Triều,
Đến sông Bạch Đằng, thuyền bơi một chiều.
Bát ngát sóng kình muôn dặm,

Thướt tha đuôi trĩ một màu.
Nước trời một sắc, phong cảnh: ba thu.

Bạch Đằng giang qua ngòi bút của Trương Hán Siêu là một con sông rộng và dài, cuồn cuộn nhấp nhô sóng biếc. Con sông ấy cũng vô cùng đẹp với “nước trời một sắc” và dòng chảy thì “thướt tha đuôi trĩ một màu”. 

Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu
Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô.

Dòng sông đẹp là vậy nhưng cũng có những mảng màu u buồn, rùng rợn. Một thời, bờ lau, bến lách ở sông Bạch Đằng hoang vu, hiu hắt. Dòng sông ấy từng chất chứa biết bao xương cốt lũ giặc phương bắc, với những “sông chìm giáo gãy” đầy rẫy. Điều đó thể hiện lên một Bạch Đằng lịch sử là nơi ghê rợn biết bao lũ giặc hung tàn. 

Cùng với những đường nét, màu sắc gợi cảm, Trương Hán Siêu miêu tả dòng sông lịch sử hùng vĩ bằng những liên tưởng qua những cặp câu song quan tinh tế. Đó là sự xúc động của nhà thơ khi đứng trước một dòng sông đầy chiến tích:

Buồn vì cảnh thảm, đứng lặng giờ lâu.
Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá,
Tiếc thay dấu vết luống còn lưu!

Trước dòng sông ấy, tác giả thấy mình thật bé nhỏ, thế nên chỉ “đứng lặng giờ lâu” xúc động. Cùng với đó là lòng tiếc thương và biết ơn sâu sắc đối với những anh hùng đã dùng xương máu của mình để bảo vệ dòng sông. Đây chính là đạo nghĩa uống nước nhớ nguồn mà tác giả muốn hướng tới. 

  • Luận điểm 2: Các bô lão kể về những chiến tích trên sông Bạch Đằng

Có lẽ chỉ bằng cảm nhận cá nhân là chưa đủ để hiểu hết dòng sông lịch sử ấy. Tác giả đã đưa thêm các bô lão – tuyến nhân vật thứ hai vào bài phú. Những lời tự sự cùng ngôn ngữ sống động càng làm toát lên âm điệu của bàn hùng ca về Bạch Đằng Giang. Lúc này, đứng ngắm Bạch Đằng Giang không chỉ một mình khách nữa, mà còn có các bô lão. Thế rồi, những chiến tích trên sông Bạch Đằng lần lượt được lật mở:

Đây là chiến địa buổi trùng hưng nhị thánh bắt Ô Mã,
Cũng là bãi đất xưa, thuở trước Ngô chúa phá Hoằng Thao.

Đó là năm 938 Ngô Quyền lợi dụng thủy triều lên xuống ở sông Bạch Đằng đại phá quân Nam Hán. Cũng ở dòng sông ấy, năm 1288 Trần Quốc Tuấn mở trận quyết chiến bắt sống Ô Mã Nhi và tiêu diệt quân xâm lược Nguyên – Mông. 

Những chiến tích trên sông Bạch Đằng chẳng thể nào đếm xuể

Lần lượt những trận đánh vang dội ở sông Bạch Đằng được kể ra. Trận Xích Bích đánh tan quân Tào Tháo, trận Hợp Phù khiến giặc Bồ Kiên hoàn toàn chết trụi. Lời thơ mang âm hưởng hào hùng thể hiện sự tự hào dân tộc vang vọng trong đó. Sông Bạch Đằng chính là một chứng nhân của lịch sử:

Đến nay sông nước tuy chảy hoài

Mà nhục quân thù khôn rửa nổi

  • Luận điểm 3: Phân tích bài thơ Phú sông Bạch Đằng – suy ngẫm về hưng vong của đất nước

Sau khi miêu tả những cuộc chiến quân dân ta đã giành chiến thắng trên sông Bạch Đằng, tác giả đã quay về suy ngẫm về những thắng bại ấy. Không chỉ các bô lão mà ngay cả tác giả cũng nhận ra rằng sự hưng vong của đất nước đều nhờ hai nhân tố quan trọng nhất đó là đất hiểm và nhân tài. 

Tái tạo công lao, Nghìn xưa ca ngợi.
Tuy nhiên: Từ có vũ trụ, đã có giang san.
Quả là: Trời đất cho nơi hiểm trở,
Cũng nhờ: Nhân tài giữ cuộc điện an!

Bạch Đằng là đất hiểm trở – đó là điều chẳng ai phủ nhận được. Còn Ngô Quyền, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi, Quang Trung,… chính là những nhân tài. Và “cuộc điện an” nếu không có hai điều ấy chẳng thể nào thành công nổi. 

Tác giả nhắc đến sông Bạch Đằng bằng sự tự hào khôn nguôi

Tiếp tục bằng lối so sánh tinh tế, Trương Hán Siêu nhắc lại vai trò của Lã Vọng, Hàn Tín đối với người dân Trung Quốc. Từ đó để làm nổi bật lời ngợi ca Hưng Đạo Vương – người anh hùng có công lớn thuở bình nguyên của lịch sử:

Khi trận Bạch Đằng mà đại thắng,

Bởi đại vương coi thế giặc nhàn.

Tiếng thơm còn mãi, bia miệng không mòn.

Bằng những từ ngữ sắc nét, tác giả đã làm rõ được niềm tự hào dân tộc và sự biết ơn đối với những anh hùng đã có công trong công cuộc xây dựng và bảo vê đất nước. Dòng sông Bạch Đằng cũng vì thế mà mang trong mình những vẻ hào hùng đến bất tận. Và tác giả cũng không quên nhắc đến hai vị “Thánh quân”

“Anh minh hai vị thánh quân

Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh”

Đó là Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông – hai vị vua đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ 2 và 3. Chính nhờ những nhân tài như vậy mà đất nước luôn được “điện an”. 

Và cuối cùng, tác giả lại khẳng định một lần nữa kinh nghiệm và bài học lịch sử trong đấu tranh giữ gìn đất nước “Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao”. Đó là kinh nghiệm rút ra từ những bài học lịch sử, là tinh thần đoàn kết dân tộc và cảnh giác trước hiểm họa ngoại xâm. 

Lời kết

Phú sông Bạch Đằng thực sự là một bản hùng ca về dòng sông lịch sử. Đó không đơn thuần là vẻ đẹp của một dòng sông, nó còn là bài ca yêu nước hào hùng. Với âm điệu anh hùng ca, cùng không khí hùng hồn, trang trọng, Trương Hán Siêu đã khắc họa một chứng nhân lịch sử một cách sâu sắc và rõ nét nhất.