phân tích bài thơ đây thôn vĩ dạ

Tình yêu chính là một trong những mảnh đất mà mỡ trong thi ca. Có biết bao mối tình sâu nặng đi vào thơ và để lại cho độc giả những cảm xúc thăng hoa. Hàn Mặc Tử cũng chính là nhà thơ của tình yêu. Trong thơ ca, tình yêu của Hàn Mặc Tử sâu sắc đa đáu nhưng thường là đơn phương, tuyệt vọng. Dẫu vậy, từng câu thơ vẫn rất nhẹ nhàng mang hàm ý trách móc, người đọc đủ để cảm nhận, cảm thông cho chàng trai si tình Hàn Mặc Tử.Phân tích bài thơ đây thôn vĩ dạ để hiểu hơn về tình yêu đơn phương của Hàm Mặc Tử.

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

Phân tích bài thơ đây thôn vĩ dạ – Một câu hỏi hàm ý trách móc nhẹ “sao anh không về chơi thôn Vĩ”? Tác giả đặt mình ở vị trí của cô gái để hỏi chàng trai, tại sao đã lâu rồi không thấy anh về chơi. Đây là câu hỏi của người con gái đối với người yêu  hàm ý trách móc sự lơ là của anh đối với cô gái. Nếu tìm hiểu về Hàn Mặc Tử chúng ta biết anh yêu đơn phương cô gái gốc Huế. Như vậy, trong câu thơ này ngoài việc chỉ hàm ý của cô gái đối với chàng trai nó cũng là mong muốn của Hàm Mặc Tử, anh cũng mong muốn được cô gái anh yêu trách móc hờn dỗi anh như thế.

Thôn Vĩ dạ đẹp làm sao, cảnh sắc thiên nhiên tươi mát, ánh nắng mùa hè xuyên qua tán cây. Một vẻ đẹp kiệt tác thiên nhiên mở ra trước mắt người đọc. Hình ảnh nắng mới lên đầy sức sống. Đây là ánh nắng của buổi sớm mai, ánh nắng của sự sống và hi vọng. Đặc biệt, trong khu vườn ngập tràn ánh nắng, cây cối xanh mướt ấy là hình ảnh cô gái “Lá trúc che ngang mặt chữ điền”. Tác giả sử dụng hình ảnh mặt chữ điền dành cho cô gái anh yêu. Chúng ta thường luôn nghĩ “mặt vuông chữ điền” là dành cho đàn ông. Nhưng Hàn mặc tử lại sử dụng hình ảnh này dành cho người anh yêu. Khuôn mặt chữ điền là khuôn mặt của người phúc hậu, rắn rỏi, như vậy, phần nào độc giả biết được cô gái trong bài thơ là cô gái có khuôn mặt chữ điền đảm đang, hiền lạnh, phúc hậu. Một vẻ đẹp dịu dàng đã chiếm được trái tim của nhà thơ.

Gió theo lối gió, mây đường mây,
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay…
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?

Phân tích bài thơ đây thôn vĩ dạ – Nếu khổ thơ đầu là sự vui tươi, là hình ảnh lấp ló của cô gái anh yêu đầy e thẹn. Thì sang khổ thơ tiếp theo tâm trạng  nhà thơ đã trùng xuống. Cô và anh như hai đường thẳng song song, gió theo đường gió, mây theo đường mây. Hai đường thẳng khó mà gặp nhau và chung nhịp đập trái tim. Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ. Dù ảnh bên ngoài thơ mộng, sông nước mây gió, trăng thanh là thế. Nhưng trong mắt nhà thờ giờ đây nó chỉ là “hai ngả chia đôi”, dòng nước cũng “buồn thiu” như chính tâm trạng nhà thơ.

Ngay cả bến sống cũng giống như một bến trăng. Ánh trăng tưới lên dòng sông như một bức tranh thơ mộng, nhưng cũng mang nỗi buồn man mát. Nhà thơ tự hỏi “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó”- phải chăng đây là vầng trăng của hạnh phúc của tình yêu mà con thuyền chở về không kịp. Phải chăng, đây là tình yêu mà tác giả dành cho cô gái cũng đẹp như ánh trăng kia nhưng “Có chở trăng về kịp tối nay?” Câu hỏi chính là câu trả lời. Mối tình đơn phương đẹp như ánh trăng kia nhưng lại không thể khiến cho nàng rụng động, không thể chở hạnh phúc đến cho người mình yêu.

Động từ “kịp chở trăng về” cũng cho thấy sự vội vã, lo âu phấp phỏm của nhà thơ. Động từ ấy cũng thể hiện sự níu kéo thời gian, một câu hỏi tu từ đầy tội nghiệp cho chàng trai đơn phương yêu cô gái. Tất cả sự mờ ảo, hi vọng của ánh trăng tình yêu cũng dần tan biến trong khổ thơ cuối:

Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra…
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?

Phân tích bài thơ đây thôn vĩ dạ – Tình yêu như một giấc mơ và hình ảnh cô gái ngày càng mờ ảo như sương khói. Cả khổ thơ hiện lên sự mờ ảo huyền diệu của sương khói. Chữ “mơ” ở đây thể hiện sự chơi vơi, ảo ảnh, không thật, và cũng có phần hụt hẫng. Tất cả chỉ là ảo ảnh của sương khói mà thôi. Chỉ là do tác giả nhớ nhung mong chờ mà tự huyễn hoặc bản thân mình. Hình ảnh cô gái “mặt chữ điền” tưởng là dễ nắm bắt nhưng thực ra chỉ là ảo ảnh.

“Áo em trắng quá nhìn không ra” – cô gái được hiện lên với hình ảnh trinh nguyên, tinh khôi và khó nắm bắt. Trong ý thức mơ hồ về một tình yêu đơn phương, cô gái giờ đây cũng ảo ảnh khó nắm bắt giống như trái tim cô vậy. Liệu rằng “ai biết tình ai có đậm đà”, câu thơ cuối khiến người đọc tự hỏi rằng, trong thế gian này đâu mới là chân tình? Liệu cô gái và nhà thơ có biết được ai mới là người yêu mình thật lòng? Câu hỏi không chỉ dành riêng cho nhà thơ mà còn là lời nhắc nhở đến cô gái anh yêu. Cuộc đời này như sương khói, khó biết ai thật ai giả, liệu em có thể tìm cho mình được một mối tình chân thật như tình yêu của nhà thơ dành cho cô gái?

Ở đây sương khói mơ nhân ảnh – cũng có nghĩa là nhân gian mọi thứ đều mờ ảnh khó có thể biết rõ lòng người thế nào. Vậy mới chúng ta mới khó biết được “ai biết tình ai có đậm đà”.

Câu thơ cuối cũng là tiếng lòng của nhà thơ. Hàn Mặc Tử cũng chỉ mong cho người con gái mình yêu tìm được tấm chân tình thật trong thế gian này. Đối với anh, cô là mối tình đơn phương, là người con gái mà anh không thể nắm giữ. Nhưng si mê là thế anh vẫn mong muốn cô được hạnh phúc với lựa chọn của mình. Bài thơ như một khúc đoản ca về tình yêu, niềm khao khát được yêu, được sống với người mình yêu trong một mảnh vườn nhỏ, xanh mướt như ngọc. Thơ ông tuy không sử dụng ước lệ cao sang, ngôn ngữ giản dị chân thành dễ hiểu nhưng lại đi vào lòng người, đọng lại những cảm xúc sâu sắc về tình yêu, cuộc sống.

>> Xem thêm: Phân Tích Bếp Lửa Của Bằng Việt Mới Nhất 2021