Với lời thơ tâm tình cùng nội dung chất chứa đầy tình cảm, Hàn Mặc Tử đã đóng góp nhiều tác phẩm hay cho nền văn học Việt Nam. Tiêu biểu đó là Đây Thôn Vĩ Dạ với tiếng lòng yêu đời tha thiết. Hãy cùng phân tích bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ ngắn gọn để hiểu rõ hơn về điều này nhé. 

Phân tích chi tiết bài thơ

Hàn Mặc Tử sinh năm 1912 tại Quảng Bình và mất năm 1940. Ông là nhà thơ đóng góp rất nhiều cho phong trào thơ mới của Việt Nam. Trong lĩnh vực văn học thành công là thế những cuộc đời của ông lại chẳng được như ý nguyện. Đây Thôn Vĩ Dạ là bài thơ thuộc tập Thơ Điên được lấy cảm hứng từ mối tình của chính ông với người con gái ở Vĩ Dạ. Bài thơ không chỉ miêu tả bức tranh thiên nhiên tươi đẹp mà còn là tiếng lòng, khao khát được sống của chính tác giả.

Có lẽ khi đọc từng dòng thơ nhiều người còn chưa thấm thía được hết nội dung ẩn chứa bên trong. Với những dòng phân tích chi tiết dưới đây, chúng ta sẽ dễ dàng cảm nhận một cách sâu sắc hơn về nội dung lẫn nghệ thuật. 

Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp
Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ”

Câu hỏi tu từ được sử dụng để mở đầu cho bài thơ. Đây như lời tâm tình của tác giả muốn nói với người con gái ấy. Đồng thời, nó cũng như là lời trách móc chính bản thân vì sao không trở lại nơi đây. Thôn Vĩ là địa điểm nằm ở cạnh bờ sông Hương của xứ Huế. Nơi đây không chỉ đẹp mà còn rất nên thơ. Sau câu hỏi ấy, tác giả bắt đầu miêu tả bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. 

“Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên 

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền”

Bức tranh thôn Vĩ qua ngòi bút của Hàn Mặc Tử hiện lên vô cùng ấn tượng. Ánh nắng len lỏi qua những hàng cau khiến cho khung cảnh thêm lung linh. Không những thế, không gian mở ra còn rất rộng rãi với khu vườn xanh mướt. Chẳng ai biết đó là khu vườn của ai nhưng nó lại “xanh như ngọc” khiến người ta phải chú ý. Thiên nhiên được miêu tả với sức sống tràn đầy. 

Giữa khung cảnh thiên nhiên ấy xuất hiện bóng dáng con người thấp thoáng “lá trúc che ngang mặt chữ điền”. Mặt dù chỉ là thấp thoáng nhưng tác dẫn đã khéo léo đưa ngay gương mặt chữ điền tròn đầy và phúc hậu vào. Có lẽ đây là vị khách nào đó ghé thăm thôn Vĩ. 

Nếu như ở khổ 1 bức tranh thiên nhiên tươi đẹp với màu sắc tươi sáng thì đến khổ 2 đã có sự thay đổi. 

“Gió theo lối gió mây đường mây

Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay”

Trong tự nhiên, mây và gió thường đi đôi với nhau. Thế nhưng, trong thơ Hàn Mặc Tử lại có sự chia cách, xa nhau. Đây có lẽ chính là tâm trạng mà nhà thơ đang phải trải qua. Hình ảnh hoa bắp lay cùng dòng nước buồn khiến cho người đọc cảm nhận được sự não nề, xót xa. 

Chưa dừng lại ở đó, tác giả lại mượn thêm hình ảnh thuyền và trăng để đưa vào bài thơ. Những hình ảnh ấy như tiếng lòng, tình cảm mà tác giả muốn bày tỏ. Cuối đoạn thơ vang lên câu hỏi tu từ như để tự hỏi lòng mình liệu có kịp hay không. Kịp trở về với yêu thương hay để làm gì? 

phân tích bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ ngắn gọn
Mượn hình ảnh thuyền và trăng để bày tỏ tâm trạng

“Mơ khách đường xa khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà”

Những câu thơ cuối được tác giả nhuộm thêm màu sắc kì ảo để diễn tả tâm trạng. Có lẽ đến đây, nỗi nhớ của ông quá lớn nên mới bắt đầu nảy sinh những mong muốn, khao khát. Những mộng ảo ấy được thể hiện qua làn sương mờ với hình ảnh con người cùng áo trắng. Đọc đến đây, có lẽ vài người sẽ có cảm giác rùng rợn thế nhưng mọi thứ chỉ là trong tưởng tượng. Bởi vì, nhà thơ quá nhớ đến người con gái ấy nên ông mới thường xuyên nghĩ đến ngay cả trong mơ. Không chỉ là nhớ mà còn là mong chờ, khao khát có được tình yêu. Mối tình dang dở ấy liệu rằng có còn đậm đà hay không? Câu kết được bày tỏ nhưng chẳng ai có thể trả lời khiến chúng ta càng cảm thấy xót xa và đồng cảm sâu sắc với nhân vật trữ tình 

Lời kết 

Qua những phân tích bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ ngắn gọn, chi tiết, có lẽ mỗi người đọc đã phần nào đồng cảm được tâm trạng của nhà thơ. Bằng bút pháp miêu tả chân thực kết hợp với chi tiết mang màu sắc kì ảo, Hàn Mặc Tử đã mang đến sự mới mẻ cho văn học. Bài thơ không chỉ là cảnh đẹp của xứ Huế mà còn là lời bộc bạch của chính tác giả về cuộc sống, tình yêu với người con gái thôn Vĩ Dạ ấy.