Phân tích bài thơ đàn gà con chi tiết

Mở bài

Phạm Đình Hổ được biết đến là cây bút lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại, với nhiều tác phẩm không chỉ dành cho người lớn mà dành cho cả trẻ nhỏ. Trong sự nghiệm hơn nửa thế kỷ cầm bút của mình, Phạm Đình Hổ đã tạo dựng một sự nghiệp văn chương khá đồ sộ, các tác phẩm phong phú gồm cả thơ, kịch, truyện ngắn. Đặc biệt, với thơ dành cho thiếu nhi, ông đạt được nhiều thành tựu lớn. Phân tích bài thơ đàn gà con để thấy tại sao trẻ nhỏ dành nhiều tình cảm yêu mến cho thơ ông.

phan-tich-bai-tho-dan-ga-con

Thân bài phân tích bài thơ Đàn gà con

Tác phẩm “Đàn gà con” có nội dung hướng đến tình bạn của con trẻ cũng như tình mẫu tử. Bằng những vần thơ ngắn gọn, dung dị, tác giả đã gửi gắm biết bao nguồn cảm xúc yêu thương trong sáng:

Những người bạn của trẻ thơ vốn rất gần gũi thân thuộc, đó là những vật nuôi trong nhà hay cỏ cây hoa lá xung quanh. Trong bài thơ “Đàn gà con”, tác giả đã khắc họa tâm hồn con trẻ trong tình bạn đáng yêu với những bạn gà bé nhỏ mới chào đời.

Trẻ thường rất thích thú khi được chứng kiến những quá trứng tròn sau một thời gian được gà mẹ ấp, trứng sẽ nở ra những chú gà bé con. Những quả trứng và mười chú gà nở ra từ đó là điều mang ý nghĩa lớn lao về tình mẫu tử, như chính con người vậy:

Mười quả trứng tròn

Mẹ gà ấp ủ.

“Ấp ủ” là sự nâng niu, trân trọng và thể hiện cả sự ngóng đời của gà mẹ, mong ngày gà con chào đời. Phân tích bài thơ đàn gà con dễ thấy, chỉ bằng những vần thơ ngắn, miêu tả chân thực, Phạm Đình Hổ đã tái hiện lại tuổi thơ ngộ nghĩnh và cũng ấm tình mẹ mà bao thế hệ trẻ thơ đã có. Không chỉ ngợi ca tình mẹ bao la, tác giả còn gửi gắm tới các bạn đọc nhỏ tuổi rằng, sự ra đời của những chú gà cũng là một bài học thật lí thú.

Từ những quả trứng, các chú gà con chào đời và đến với một thế giới mới, nơi cuộc sống có mẹ và bạn thân yêu:

Lòng trắng lòng đỏ

Thành mỏ thành chân

Cái mỏ tí hon

Cái chân bé xíu

Phân tích bài thơ đàn gà con ta cũng nhận ra rằng, tác giả luôn đặt những cảm nhận của mình trong vai trò là con trẻ. Vì vậy tác giả đã viết nên những vần thơ thật đáng yêu. Các từ ngữ tượng hình có sức gợi như cái mỏ “tí hon”, cái chân “bé xíu” thực không thể tìm được từ nào thay thế hơn để khiến trẻ thích thú.

Phạm Đình Hổ cũng đưa các em nhỏ đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác chỉ bằng những vần thơ giản dị. Ông giúp các bạn nhỏ học được những bài học quý giá, những kiến thức về thế giới xung quanh thật mới mẻ với trẻ thơ.

Các em nhỏ sẽ thích thú làm sao khi được làm bạn vời những chú gà mới chào đời trong cái nắng ấm tươi vui của khu vườn:

Lông vàng mát dịu

Mắt đen sáng ngời

Dựa trên khả năng cảm nhận của trẻ, Phạm Đình Hổ đã dùng những tính từ thật nhẹ nhàng để miêu tả hình dáng của những chú gà con. Cũng qua đó, tác giả thiể hiện tình yêu thương trìu mến dành cho những người bạn mà mình từng thân quen trong tuổi thơ mình.

Ơi chú gà ơi

Ta yêu chú lắm!

Bởi những chú gà bé xinh lông vàng óng mượt như thế, nên các cô bé cậu bé không thể không thốt lên lời yêu quý, thể hiện tình cảm hồn nhiên chân thật dành cho những người bạn nhỏ của mình. Với các bé, những chú gà mới gần gũi và thân thiết làm sao:

Trong bàn tay ấm

Chú đứng chú kêu

Mẹ gà “tục tục”

Chú ngoái nhìn theo

Vì những chú gà bé xinh, tình cảm của trẻ cũng thật hồn nhiên nên em bé nâng niu chí gà, sưởi ấm cho chú gà trong bàn tay bé nhỏ của mình. Hình ảnh này thể hiện tình yêu thương, sự đùm bọc của những tâm hồn trẻ thơ dành cho các loài vật quanh mình.

  •  Bài ca về tình mẫu tử thiêng liêng mà gần gũi

Bên cạnh tình bản ngây ngô, hồn nhiên của các em nhỏ và gà con, Phạm Đình Hổ còn khắc họa rõ nét tình mẫu tử đẹp đẽ giữa gà mẹ và gà con. Ở đây, những chú gà con cũng như em bé ngoan, khi không thấy mẹ cũng cất tiếng gọi tìm và cũng biết trở về khi nghe tiếng gọi thân thương của mẹ. Tiếng kêu “tục tục” là sự thể hiện rõ nhất tình yêu thương, sự quan tâm của gà mẹ dành cho con.

Và quan trọng hơn hết, tác giả muốn thông qua hình ảnh ấy để các bạn nhỏ cảm nhận được tình cảm mẹ con, tình cảm gia đình trong sáng. Bé cũng sẽ cảm nhận và thấm thía hơn tình yêu thương của mẹ. Qua bài thơ, tác giả hướng tới việc giáo dục trẻ một cách thật giản dị, nhẹ nhàng nhưng cũng thật sâu sắc.

“Đàn gà con” cũng khắc họa rõ nét tâm hồn thánh thiện, sự trong sáng hồn nhiên của các em bé, đặc biệt là trong những vần thơ ở cuối bài:

Ta thả chú ra

Chạy ăn cùng mẹ

Chạy biến cả chân

Chạy sao nhanh thế!

Mọi đứa trẻ đều tò mò và muốn khám phá thế giới xung quanh, vì vậy những bạn gà con ngộ nghĩnh khiến trẻ rất thích thú. Và mặc dù rất thích chơi cùng các bạn gà bé xinh, khi các em nhỏ nghe thấy tiếng gọi “tục tục” của gà mẹ sẽ liền biết trả các bạn về với mẹ. Đoạn thơ cuối này đã khắc họa khung cảnh nô đùa của các em bé và những chú gà con, mang lại cảm giác thật vui tươi, sự yêu đời của người đọc.

Và bốn câu thơ cuối bài “Đàn gà con” là lời kết và cũng là lời nhắn nhủ tới các em nhỏ về mối quan hệ với những người xung quanh:

Là gà của bé

Gà nhé đừng quên

Ăn khỏe lớn lên

Đẻ rõ nhiều lên!

Trẻ là những mầm non, là những tâm hồn thánh thiện, trong sáng và vốn rất tin vào những lời hứa. Vì vậy, với đàn gà con, các em nhỏ cũng muốn mọi người đừng quên rằng đó là “gà của bé”, là những người bạn thân thiết, đáng yêu. Và trẻ sẽ vui hơn nữa, khi đàn gà nhỏ khỏe mạnh, lớn nhanh.

Phân tích bài thơ đàn gà con có thể thấy, Phạm Đình Hổ đã luôn đứng ở góc độ của trẻ thơ để quan sát thế giới xung quanh, quan sát những người bạn nhỏ là những chú gà. Với ngôn từ trong sáng, vui tươi, nhà thơ đã vẽ lại thành công thế giới tâm hồn trẻ thơ. Và chắc hẳn, khi đọc tác phẩm này, đâu đó sẽ vang lên tiếng cười khúc, sự chăm chút yêu thương của các bạn nhỏ dành cho những người bạn gà bé xinh của mình.

Kết luận

Phân tích bài thơ đàn gà con đã thấy được thơ dành cho trẻ nhỏ của Phạm Đình Hổ mới tuyệt với làm sao. Chỉ bằng những ngôn từ thật ngắn ngọn, dễ hiểu, ông không chỉ tái hiện bức tranh tuổi thơ của nhiều thế hệ, qua đó hướng đến giáo dục các bạn nhỏ về tình bạn, tình mẫu tử. Đồng thời, bài thơ cũng như một bài học khoa học nhỏ, giúp trẻ có thêm kiến thức về thế giới xung quanh mình.