Hình tượng người phụ nữ trở thành nguồn cảm hứng lớn cho nhiều thi sĩ và nhà văn khai thác. Nếu như Tế Xương gửi gắm tình yêu thương vợ qua bài Thương vợ, Nam Cao xót xa trước số phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến trong Chị Dậu thì Hồ Xuân Hương lại ví người phụ nữ như Bánh trôi nước. Phân tích bài thơ Bánh trôi nước sẽ giúp các bạn hiểu sắc hơn vì sao bà lại đưa ra ví von hấp dẫn đó.

Phân tích bài thơ Bánh trôi nước chi tiết

Mở bài

Hồ Xuân Hương là nữ thi sĩ sống vào khoảng thế kỷ XVIII – XIX. Bà được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm. Thơ bà luôn được trình bày theo phong cách thất ngôn tứ tuyệt hoặc thất ngôn bát cú. Các tác phẩm của bà chứa đựng những ý tưởng, lối nghĩ vô cùng táo bạo, có nhiều điều còn là sự cấm kị đối với lễ giáo đương thời. Do vậy, thơ bà được xem như là một hiện tượng kỳ thú của thi ca cổ điển Việt Nam. Thơ bà thanh thanh tục tục.

Trong tất cả những sáng tác ấy, Bánh trôi nước Tự tình II được đưa vào chương trình giáo dục của bậc Trung học. Phân tích bài thơ Bánh trôi nước trong chương trình lớp 7, các bạn sẽ biết được đây là một bài phóng tác theo dạng vịnh. Bà vịnh về một món ăn dân tộc, dân gian nhưng qua đó lại nói lên thân phận nổi trôi của người phụ nữ trong xã hội cũ.

Phân tích bài thơ Bánh trôi nước

“Thân em vừa trắng, lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Thân bài chi tiết phân tích bài thơ Bánh trôi nước

  • Luận điểm 1: Hình ảnh bán trôi nước

Mở đầu bài thơ, Hồ Xuân Hương giới thiệu hình ảnh về chiếc bánh trôi đầy ý nhị: “Thân em vừa trắng, lại vừa tròn”. Bánh trôi nước là một món ăn dân giã, quen thuộc của hết thảy người dân Việt Nam. Vì thế, với nhiều người nó không có gì đặc biệt. Thế nhưng dưới con mắt tinh tương và tâm hồn nhạy cảm, thi sĩ Hồ xuân Hương đã khoác lên mình món ăn ấy một dáng vẻ thật kiêu sa và mỹ lệ. Vẫn là màu trắng và hình tròn, nhưng khi bà kết hợp với nhịp thơ bát cú, đã làm cho món ăn ấy trở nên thật duyên dáng, dễ thương đến lạ.

Phân tích bài thơ Bánh trôi nước

Tiếp đến, bà nói tới cách nấu bánh. Thông thường, người ta hướng dẫn là khi nào bánh nổi lên mặt nước thì là chín. Còn ở đây, Xuân Hương đã tinh tế, tính toán tỉ mỉ và nhận ra bánh chín là bánh đã có bảy phần nổi và ba phần chìm: “Bảy nổi ba chìm với nước non”. Cách đảo ngữ này giúp người đọc dễ dàng hiểu thấu về nghĩa đen của bài vịnh đó là quá trình làm nên món bánh thơm ngon này. Không những thế, bà còn khéo léo đánh giá vẻ đẹp của bánh qua câu thơ: “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”. Đúng vậy, “thân em” đẹp xấu, vuông tròn là do người làm bánh. Họ trân trọng, họ khéo léo họ yêu thương, hoàn toàn đặt hết tâm huyết vào chiếc bánh thì bánh sẽ đẹp, sẽ ngon. Còn nếu họ khinh bỉ, chán ghét, không thích làm thì món bánh sẽ nát, sẽ hỏng. Tuy vậy, dù người làm bánh có tạo ra “em” như thế nào thì trong nhân của “em” vẫn có đầy đủ những nguyên liệu vốn có, vẫn có màu đỏ của thịt, vẫn có màu vàng của đỗ. Và “em” vẫn là món bánh trôi nước như mọi người vẫn biết: “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.

Phân tích bài thơ Bánh trôi nước đến đây, ta có thể khẳng định tác giả rất am hiểu về cách chế biến món ăn này. Bà không chỉ miêu tả cặn kẽ vẻ ngoài của bánh mà còn giới thiệu chi tiết cách làm, cách nấu. Nếu bạn nào yêu thích nấu ăn, có thể tham khảo ngay bài thơ để tự làm cho mình món bánh truyền thống này ngay và luôn nhé!

  • Luận điểm 2: Hình ảnh người phụ nữ

Ta biết rằng, Hồ Xuân Hương là nhà thơ vô cùng cá tính. Mỗi tác phẩm của bà đều lấy cái khác để nói về một cái sâu xa hơn. Mỗi câu từ trong thơ bà đều không đơn giản chỉ mang nghĩa đen thuần túy mà còn là nghĩa bóng thâm thúy. Bánh trôi nước là một điển hình. Bà mô tả vẻ ngoài của bánh trôi là trắng và tròn, cũng giống như những điều mà người ta vẫn nghĩ khi nói về người phụ nữ. Vì thế, các bạn có thể hiểu, trắng và tròn ở đây còn là vẻ đẹp đầy nữ tính, duyên dáng của người phụ nữ. Cách bà dùng từ “em” càng giúp độc giả nhận ra điều đó dễ dàng. Bởi phụ nữ “hơn bao nhiêu tuổi vẫn là phận em”.

“Thân em vừa trắng, lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Phân tích bài thơ Bánh trôi nước

Người phụ nữ đẹp là thế, yêu kiều là thế nhưng lại luôn mang trong mình số phận chìm nổi, lênh đênh. Nhất là trong cái xã hội phong kiến nhiều bất công ấy. Người phụ nữ dù hoàn mỹ ra sao vẫn không được xem trọng. Vẫn trở thành những người bị xã hội giằng co, đưa đẩy, lợi dùng và giày xéo. Họ trở thành tầng lớp thấp cổ bé họng, sống phụ thuộc vào bàn tay của người khác. Hồ Xuân Hương khéo léo nói về “tay kẻ nặn” cũng chính là lên án xã hội phong kiến giả dối, thối nát, coi mạng người như cỏ rác. Đến như Thúy Kiều, Thúy Vân, tài sắc nghiêng nước nghiêng thành là thế cũng bị xã hội ấy đầy ải, làm cho cuộc sống chìm trong bể dâu. Tuy nhiên, người phụ nữ cũng như chiếc bánh trôi nước. Dù bị vùi dập, dù phụ thuộc vào thói đời thì tận sâu trong tâm hồn họ vẫn mãi “giữ tấm lòng son”. Tấm lòng son ở đây hiểu rộng ra, sâu xa hơn đó đức tính thủy chung son sắt của người phụ nữ. Dù ở thời nào, họ vẫn luôn là những người chịu thương chịu khó, nhẫn nại, kiên trì và thực sự vĩ đại.

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Phân tích bài thơ Bánh trôi nước đến đây, chúng ta càng nhận rõ tài năng sử dụng nghệ thuật của Hồ Xuân Hương. Bà miêu tả một sự vật vô cùng cụ thể chi tiết nhưng là để nói bóng gió về một sự việc khác thật khéo léo. Mỗi câu, mỗi từ, mỗi vế, mỗi nhịp điệu đều hợp lý một cách hoàn hảo. Nó thể hiện cả tính cách và tâm hồn của người sáng tác đó là rất thông minh, có chút gì đó phá cách.

Kết bài

Không hổ danh là bà chúa thơ Nôm, mỗi tác phẩm của Hồ Xuân Hương đều mang một dấu ấn đặc biệt, thể hiện hồn thơ phóng khoáng, tinh tế, mới mẻ, độc đáo. Phân tích bài thơ Bánh trôi nước, ta thấy tác giả đã mượn hình ảnh bánh trôi để ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ. Qua đó, bà bày tỏ sự cảm thương sâu sắc với số phận của chính mình và cho những người phụ nữ ba chìm bảy nổi chín lênh đênh.

Tác phẩm đã sử dụng thành công thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Nhịp thơ dứt khoát mà nhẹ nhàng, ca từ mộc mạc, quen thuộc nhưng toát lên nhiều tầng lớp nghĩa. Tất cả những điều đó đã khiến món ăn truyền thống vốn rất bình thường trở nên thật phi thường và trang trọng. Không những thế, cách ví von của bà thật sự là rất hiếm và chưa ai từng nghĩ tới. Bởi thông thường, khi nghĩ về phụ nữ, người ta thường nghĩ tới những hình ảnh mang vẻ đẹp thiên nhiên, tạo hóa như trăng, liễu, mây, gió… chứ chưa người nào tưởng tượng “thân em” như bánh trôi. Ấy vậy mà lời của Hồ Xuân Hương thốt ra quá đúng, khiến độc giả vừa đọc vừa tấm tắc gật gù ngợi khen.