Mở bài

Giới thiệu khái quát tác phẩm

Trước khi đi vào phân tích bài khăn thương nhớ ai ta cần nắm bắt khái quát về thể loại văn học ca dao. Ca dao là một thể loại văn học dân gian với đề tài phong phú, phản ánh nhiều chủ đề, khía cạnh của đời sống người bình dân Việt Nam xưa. Đó có thể là bài hát ru con, bài ca về tình yêu cha mẹ, bài ca về lao động hay những đúc kết của cha ông trước các hiện tượng thiên nhiên và cũng có thể là bài ví von, diễn tả thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ.

“Khăn thương nhớ ai” là bài ca dao về đề tài thương nhớ trong tình yêu. Bài ca thể hiện nỗi niềm thương nhớ của một cô gái. Phân tích bài khăn thương nhớ ai ta sẽ thấy nỗi nhớ thương ấy thật da diết, khiến ruột gan cô gái cồn cào, thổn thức nhưng lại không dễ gì bộc lộ với người mình thương nhớ.

Thân bài

Phân tích bài khăn thương nhớ ai chi tiết

Như đã nói, cô gái trong bài ca dao mang trong mình nỗi nhớ không dễ gì chia sẻ, bởi vậy cô đành phải hỏi khăn, hỏi đèn rồi đến hỏi cả mắt mình. Những câu hỏi nêu ra nhưng lại không có câu trả lời, vì vậy mà niềm thương của cô gái càng thêm nén chặt. Đến cuối cùng vì không thể tiếp tục hỏi với hư không, cô gái thể hiện ra nỗi lòng lo âu cho hành phúc của mình:

Đêm qua em những lo phiền,

Lo vì một nỗi không yên một bề.

Luận điểm 1: Tâm trạng nhớ thương khôn nguôi, không yên của người con gái

Ở đầu bài ca dao, cô gái mang nỗi thương nhớ hỏi chiếc khăn tay, và chiếc khăn tay cũng là đối tượng được hỏi nhiều nhất. Có lẽ là bởi khăn tay là vật gần gũi bên mình và có lẽ khăn tay cũng thường là những vật đính ước hay biểu trưng cho tình ý lứa đôi. Cô gái hỏi chiếc khăn tay trong sáu câu thơ:

Khăn thương nhớ ai,

Khăn rơi xuống đất.

Khăn thương nhớ ai,

Khăn vắt lên vai.

Khăn thương nhớ ai,

Khăn chùi nước mắt.

Cái khăn ấy là khăn đội đầu hoặc chiếc khăn tay, có thể là vật trao duyên, vật kỷ niệm của những người yêu nhau, như có câu ca dao rằng: “Gửi khăn, gửi áo, gửi lời – Gửi đôi chàng mạng cho người đàng xa”.

phan-tich-bai-khan-thuong-nho-ai

Phân tích bài khăn thương nhớ ai ta thấy sáu câu thơ đầu được viết theo cấu trúc vắt dòng, từ “khăn” được láy lại 6 lần ở đầu câu và láy lại câu “khăn thương nhớ ai”. Nghệ thuật láy tạo nên một điệp khúc về nỗi nhớ bất tận, triền miên, da diết. Nỗi nhớ dường như trào dâng mỗi lần cô gái cất lời hỏi. Ta đều hiểu, cái khăn vốn là một vật vô tri, không tự biết “thương nhớ”, cũng không thể tự “rơi xuống”, “vắt lên” hay “chùi nước mắt”. Biện pháp nhân hóa này với những hình ảnh vận động khiến người đọc thấy rõ cô gái đang mang tâm trạng ngang, vừa thương nhớ da diết vừa lo âu. Nỗi nhớ ấy nhớ đến ngơ ngẩn, tỏa ra mọi hướng của không gian. Sự chuyển đổi hướng liên tục của chiếc khăn “rơi xuống đất”, “vắt lên vai” rồi cuối cùng là cảnh khóc thầm “chùi nước mắt” thể hiện nỗi nhớ khôn nguôi, không yên của cô gái.

Nếu trong sáu câu thơ đầu, nỗi nhớ lan tỏa và không gian thì đến câu thơ tiếp theo, nỗi nhớ da diết cồn cào được thể hiện qua yếu tố thời gian. Đó là nỗi nhớ ban ngày kéo dài đến sang đêm:

Đèn thương nhớ ai,

Mà đèn không tắt.

Vẫn là điệp khúc thương nhớ ấy, nhưng câu hỏi được đặt ra đã chuyển từ “khăn” sang ngọn đèn. Phân tích bài khăn thương nhớ ai ta thấy, ngọn đèn là hình ảnh khiến ta liên tưởng đến đêm khuya. Và ngọn đèn như thức cùng cô gái, bên cạnh cô gái và cũng là biểu hiện của nỗi nhớ đang cháy rực trong lòng người con gái. Cũng như ngọn đèn vẫn sáng, nỗi nhớ thương vẫn cứ da diết, không nguôi. Cùng với chiếc khăn, ngọn đèn đã giúp cô gái hiện nỗi lòng mình.

Nhưng dù có đại diện cho nỗi nhớ được đến đâu, vốn chiếc khăn tay hay ngọn đèn cũng chỉ là những hình tượng nhân hóa. Vì vậy, lúc này cô gái phải bộc lộ trực tiếp bằng cách hỏi đôi mắt mình:

Mắt thương nhớ ai,

Mắt ngủ không yên.

Có lẽ không gì thể hiện được nỗi thương nhớ thổn thức ra sao bằng hình ảnh đôi mắt. Đó là đôi mắt trằn trọc thao thức, và cái trằn trọc thao thức ấy ta bắt gặp không ít lần trong ca dao xưa:

Đêm nằm lưng chẳng tới giường.

Trông cho mau sáng ra đường gặp anh.

Cùng là nỗi nhớ người mình thương, cùng tâm trạng thổn thức, nhưng trong bài ca dao “Khăn thương nhớ ai” với hình ảnh đôi mắt thì có sức gợi sâu xa, sâu sắc hơn cả. Hai hình ảnh đối xứng nhau thật đẹp, “mắt ngủ không yên” cùng với “đèn không tắt”. Phân tích bài khăn thương nhớ ai ta thấy hai hình ảnh này gợi ra trước mắt người đọc bóng dáng người con gái đang ngồi giữa canh khuya, một mình đối diện với ngọn đèn, đối diện với nỗi nhớ người thường cồn cào ruột gan. Cũng bởi “mắt ngủ không yên” mà “đèn không tắt”. Mượn hình ảnh ngọn đèn cũng là để nói về dáng vẻ thao thức của người mà thôi. Ở đây ta cũng như thấy ngọn đèn đang soi chiếu vào đôi mắt cô gái, gợi ra nỗi nhớ thương vời vợi giữa đêm khuya và giữa không gian im ắng, tĩnh mịch.

Trong mười câu thơ phân tích ở trên, có đến năm câu hỏi không có lời đáp lại. Mà sự trở đi trở lại của điệp khúc “thương nhớ ai” như xoáy sâu và khẳng định nỗi nhớ khắc khoải, da diết của cô gái. Sự lặp lại của từ “ai” – ý phiếm chỉ gợi ra cho người đọc thấy đó là nỗi nhớ không giới hạn. Từ “ai” không xác định đối tượng của nỗi nhớ, nhưng ta lại hoàn toàn hiểu được “ai” ấy là ai. Bởi vậy những câu hỏi hỏi ra dường như không phải để có câu trả lời. Mà câu trả lời vốn đã nằm ở ngay giọng điệu của những câu ca dao khắc khỏi, da diết. Phân tích bài khăn thương nhớ ai có thể thấy, cô gái đã rất tinh tế khi thể hiện nỗi nhớ người yêu một cách mãnh liệt mà kín đáo, không cần nói rõ đối tượng.

Hai câu kết thúc của bài ca dao đưa ra nguyên cớ của nỗi nhớ, của tâm trạng ngổn ngang, của đôi mắt thao thức khắc khỏi, của bao suy tư trằn trọc:

Đêm qua em những lo phiền,

Lo vì một nỗi không yên một bề.

Tình cảnh của cô gái lúc này khiến ta không khỏi liên tưởng đến tình duyên, nhân duyên trai gái trong xã hội phong kiến chưa. Bởi ở xã hội ấy, nhân duyện phải chịu nhiều ràng buộc. Cô gái lo lắng liệu rằng rồi có “yên một bề”. Phân tích bài khăn thương nhớ ai ta thấy thời gian được nhắc đến là “đêm qua”. Nhưng sao lại là “đêm qua”. Phải chăng đêm qua là đêm “khăn mở, trầu trao”, thời khắc quan trọng quyết định nhân duyên của cô gái có hạnh phúc hay không. Vì vậy bên cạnh nỗi nhớ, tâm trạng lo âu, phấp phỏng, suy tính, muộn phiền của cô gái dường như tỏa khắp không gian. Nỗi lo ấy là nỗi lo về tình yêu của chàng trai mình sẽ gắn bó, lo về gia đình, họ hàng và có lẽ không đếm hết những muộn phiền khác nữa.

phan-tich-bai-khan-thuong-nho-ai1

Luận điểm 2: Nghệ thuật đặc sắc của bài ca dao “Khăn thương nhớ ai”

Phân tích bài khăn thương nhớ ai ta thấy bài ca dao này có cách giao vần rất đặc sắc. Đó là vần chân và vần lưng xen kẽ nhau. Cùng với đó là vần bằng và vần trắc được luân phiên lặp lại tạo nên âm điệu biến tấu liên tục, thể hiện rõ nỗi nhớ thương của cô gái như kìm nén, mà cũng như kéo dài đến mênh mông của không gian và vô tận của thời gian.

Khăn thương nhớ ai,

Khăn rơi xuống đất.

Khăn thương nhớ ai,

Khăn vắt lên vai.

Khăn thương nhớ ai,

Khăn chùi nước mắt.

Đèn thương nhớ ai,

Mà đèn không tắt.

Mắt thương nhớ ai,

Mắt ngủ không yên.

Nỗi nhớ khắc khoải cứ kéo dài, tưởng như sẽ không bao giờ kết thúc. Nhưng khi bài ca dừng lại, nỗi nhớ da diết vẫn còn đó nhưng lại thêm cả nỗi lo phiền không dứt trào dâng:

Đêm qua em những lo phiền,

Lo vì một nỗi không yên một bề…

Ở mười câu thơ đầu, ta thấy nhịp thơ 4 chữ tạo nên cái dồn dập, liên tiếp để thể hiện cho nỗi nhớ. Đến hai câu cuối, nhịp thơ chuyển sang thơ lục bát nhẹ nhàng hơn, xao xuyến hơn thích hợp để thể hiện nỗi lo âu ngẩn nhơ của cô gái cho hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc đời mình. Chữ “lo” được lặp hai lần, gần như nối tiếp nhau. Nó như lời nhắc nhở rằng, những người phụ nữ trong xã hội xưa luôn phải lo lắng cho duyên phận mình, những người luôn yêu thương tha thiết nhưng luôn canh cánh trong lòng liệu rằng có “yên một bề”, liệu rằng có ấm êm, hạnh phúc.

Phân tích bài khăn thương nhớ ai ta cũng thấy, bài ca dao này là tác phẩm tiêu biểu của nghệ thuật lặp lại trong ca dao – biện pháp nghệ thuật với dụng ý diễn tả tâm trạng nhân vật. Bài ca dao “Khăn thương nhớ ai” cũng sử dụng các hình ảnh biểu tượng, nhân hóa để thể hiện nỗi lòng con người. Cách gieo vần linh hoạt cùng với việc kết hợp thể thơ lục bát truyền thống ở hai câu câu cuối khiến bài ca dao vừa độc đáo vừa thân thuộc. Đặc biệt, qua nỗi nhớ thương và niềm lo âu của cô gái trong bài, ta như thấy được khát khao yêu thương của tầng lớp người bình dân Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa.

Kết luận khi phân tích bài khăn thương nhớ ai

“Khăn thương nhớ ai” là một bài ca dao giàu hình ảnh với điệp khúc là nỗi nhớ khắc khoải, tâm trạng ngổn ngang của cô gái. Không chỉ diễn tả tâm trạng một nhân vật, bài ca dao đã phản ảnh một hiện thực chung của xã hội xưa. Đó là lứa đôi yêu thương nhau nhưng không thể tự do đến với nhau, không dễ dàng đến được với nhau. Phân tích bài khăn thương nhớ ai qua tâm trạng lo âu của cô gái, ta biết người phụ nữ xưa phải vượt qua nhiều rào cản của giáo lễ giáo phong kiến trong cuộc sống đời thường, mà đáng lẽ tình yêu là điều ai cũng có quyền, có tự do lựa chọn theo ý mình. Cũng qua bài ca dao này, tác giả dân gian muốn thể hiện tấm lòng trân trọng tâm hồn người phụ nữa xưa và đề cao tình yêu chân chính tự do, đề cao giá trị của cảm xúc yêu đương tự nhiên ở mỗi người. Và đây cũng như một lời khẳng định, tình yêu là ước mơ, là khao khát của bất cứ ai, của tất thảy những người yêu nhau trong mọi thời đại.